Dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng
(VOV) - Các đại biểu nêu lên những cảm nhận sâu sắc về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư báo cáo kết quả kiểm điểm trước Hội nghị TW.
- Toàn văn thông báo của Hội nghị Trung ương 6, khóa XI
- Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung ương 6
- Ban Thường vụ Đảng ủy Đài TNVN kiểm điểm theo Nghị quyết TW4
Bên lề Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa 6, các ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; Ksor Phước- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc Hội; Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung liên quan đến Hội nghị. Trong đó, nêu lên những cảm nhận sâu sắc về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư báo cáo kết quả kiểm điểm trước Hội nghị TW, coi đây là vấn đề trọng tâm trong số 7 vấn đề được đưa ra thảo luận tại Hội nghị TW6.
Kéo dài trong 15 ngày với rất nhiều nội dung, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, song vấn đề nổi bật nhất của Hội nghị TW 6 là việc Trung ương nghe và cho ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tổng cộng có hơn 230 ý kiến góp ý, tập trung vào trách nhiệm của Tổ chức và cá nhân từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo ông Phạm Quang Nghị, Ban chấp hành TW đã làm tất cả những việc có thể để sớm khắc phục sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm, kể cả những thiếu sót khuyết điểm đã tồn tại kéo dài. Lần này Trung ương làm việc với tinh thần kiên quyết hơn, tập trung hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn trước những yêu cầu đòi hỏi về công tác xây dựng Đảng.
Ông Phạm Quang Nghị nói: “Tôi thấy rất sâu sắc là tấm gương tự phê bình và phê bình hết sức nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (cơ quan lãnh đạo thường xuyên và cao nhất của Đảng ta và đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ trách nhiệm cao nhất của đất nước, của nhân dân). Đứng trước tình hình trong Đảng tồn tại những yếu kém, khuyết điểm như vậy thì Bộ Chính trị tự nhận về mình trách nhiệm cao nhất, tự phê bình sâu sắc nhất, tự xin BCH Trung ương có một hình thức kỷ luật nào đó vì không ngăn chặn được những khuyết điểm yếu kém như vừa qua. Trước những thảo luận rất sâu sắc, thấu đáo, mặc dù Trung ương quyết định không xử lý kỷ luật đối với Bộ Chính trị nhưng đồng thời Trung ương rất mong muốn, đòi hỏi Bộ Chính trị (cả tập thể cũng như cá nhân) phải bằng những công việc cụ thể để sớm sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém không chỉ của riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà của Đảng”.
Trước khi báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước Hội nghị TW6, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lấy ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí nghỉ hưu với tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết. Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía về những mặt làm được cũng như những mặt hạn chế, khuyết điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua những góp ý này.
“Đây là một kênh thông tin quan trọng. Điều đó cho thấy, nếu có sự lắng nghe tốt, cầu thị tốt sẽ giúp cho bản thân tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Điều tâm đắc thứ hai là qua kiểm điểm của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đạt được 1 yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra là khắc phục cho được tình trạng: chỉ thấy khuyết điểm chỗ khác, của người khác chứ không phải của bản thân mình. Lần này, với trách nhiệm cao và tinh thần cầu thị, tính tự phê cao của tập thể; Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng thành viên đã làm tốt được điều này. Đây cũng là biểu hiện nêu gương cụ thể để cấp dưới noi gương và làm theo”, ông Lê Thanh Hải cho biết.
“Đây là một kênh thông tin quan trọng. Điều đó cho thấy, nếu có sự lắng nghe tốt, cầu thị tốt sẽ giúp cho bản thân tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Điều tâm đắc thứ hai là qua kiểm điểm của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đạt được 1 yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra là khắc phục cho được tình trạng: chỉ thấy khuyết điểm chỗ khác, của người khác chứ không phải của bản thân mình. Lần này, với trách nhiệm cao và tinh thần cầu thị, tính tự phê cao của tập thể; Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng thành viên đã làm tốt được điều này. Đây cũng là biểu hiện nêu gương cụ thể để cấp dưới noi gương và làm theo”, ông Lê Thanh Hải cho biết.
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, với việc kiểm điểm rất cụ thể, chi tiết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cá nhân ông đã nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Qua đó, rõ hơn trách nhiệm của mình, nhất là trong việc tuân thủ tổ chức, phát huy trách nhiệm của từng người mà tổ chức đã phân công, không ai được đứng ngoài kỷ luật của đảng, các quy định của tổ chức Đảng.
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trả lời phỏng vấn báo chí |
“Qua việc này, tôi thấy rằng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW là một tập thể mạnh, một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành đối với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Một Đảng dám đối mặt với những tồn tại, yếu kém của chính mình thì sẽ quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình. Muốn vậy, phải tăng cường phát huy dân chủ, tăng cường tự phê và phê bình trong Đảng và thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng tốt hơn”, ông Ksor Phước bày tỏ.
Ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình thì nhấn mạnh về những đột phá trong cải cách toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Theo ông Lương Ngọc Bính, Hội nghị Trung ương 6 lần này đã để lại trong cá nhân ông cũng như tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ấn tượng sâu sắc, và khẳng định đây là hội nghị quan trọng; bàn, ban hành nhiều nội dung lớn như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển con người, vấn đề an ninh quốc phòng cũng như công tác quy hoạch của Ban chấp hành Trung ương trong thời gian tới.
Ông Lương Ngọc Bính nói: "Trong các nội dung mà Hội nghị Trung ương 6 đã bàn, thảo luận và quyết định, ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là nội dung thảo luận về đề án đổi mới một cách căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh đẩy mạnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có thể nói đây là đề án đã được bàn bạc rất kỹ và một trong những đề án thực hiện 3 đột phá chiến lược của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội"./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét