Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

BIÊN HÒA XƯA TRONG SƯU TẬP CÁ NHÂN

SƯU TẬP ẢNH BIÊN HÒA
19:55 24 thg 9 2012Công khai141 Lượt xem 22
 
 
Click the image to open in full size.

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

  Bà Huyện Thanh Quan
Xin cám ơn anh Phạm Hoài Nhân và những người yêu Biên Hòa khác đã sưu tầm những bức ảnh quý về Biên Hòa xưa đưa lên mạng, và xin phép trích đăng lại để tặng những bậc cao niên gần xa vẫn nặng lòng hoài cổ với Biên Hòa. Nhưng trước hết xin mời đọc lại bài thơ Biên Hòa tôi viết năm ngoái để tặng thân hữu.
   

BIÊN HÒA



Biên Hòa có núi Bửu Long
Có Cù lao Phố bên dòng Đồng Nai
Tân Phong đường xuống Trảng Dài
Ai về Dốc Sỏi chiều nay thì về
Cầu Gành nghiêng bóng chiều quê
Tân Lân đền cũ câu thề còn ghi
Đến rồi chẳng muốn rời đi
Nửa say Long Ẩn, nửa si Tân TriềuThành Kèn mưa nắng đã nhiều
Tiếng xưa giờ đã phong rêu phủ mờ
Dốc xưa hò hẹn đợi chờ
Ai qua Kỷ Niệm còn mơ Ngô Quyền



Nhớ người từ độ bén duyên
Người từ phương ấy ngựa thuyền tới đây
Sông núi ấy, nước non này
Là do Nam Bắc chung tay mà thành
Quê hương ngọn nước trong lành
Phù sa vun đắp cho mình với ta
Đất đai sinh nghĩa đậm đà
Yêu nhau từ bưởi đơm hoa đến giờ



Biên Hòa, hay một bài thơ
Để người xa xứ đến giờ còn thương



Dẫu ta đi khắp ngàn phương
Cả đời ta vẫn vấn vương tình mình
Mối tình mãi mãi nguyên trinh
Sáng tươi như buổi bình minh ban đầu.

VÀI HÌNH ẢNH SƯU TẬP VỀ BIÊN HÒA QUÁ KHỨ
Cầu Gành xưa
 


Đường qua cầu Gành đầu thế kỳ 20
Cầu Gành năm 1909

 
Người dân Biên Hòa gần trăm năm nay vẫn gọi đây là cầu Gành thân yêu của họ.
Cái tên cầu Ghềnh là do bị gọi chệch đi sau 1975
Pham Hoai Nhan's album

Cầu Gành thập niên 60

Cầu Đồng Nai 1967

Thành Kèn xưa

NỀN CŨ LÂU ĐÀI BÓNG TỊCH DƯƠNG

THÀNH KÈN MƯA NẮNG ĐÃ NHIỀU
TIẾNG XƯA GIỜ ĐÃ PHONG RÊU PHỦ MỜ
Bến tàu chợ Biên Hòa (Phía Bờ Kè hiện nay)

Khu vực suối Linh xưa 


Khu Tam Hiệp

Tháp nước Biên Hòa 1969, gần Đài Kỷ Niệm, khu dân cư
còn hoang sơ, thưa thớt lăm



Cầu Hang vào Cù Lao Phố, giờ vẫn còn


Rạp Biên Hùng. Tiền thân cái bùng binh .

THÌ RA NGÀY ẤY CHỖ NÀY CHƯA CÓ ĐƯỜNG NHƯA
 (Không biết có phải chỗ trụ đèn có mủi tên chỉ chiều giao thông là tiền thân của cái vòng xoay hoành tráng hiện nay không?)


Quốc lộ 15 (1970 ảnh chụp của Kein McGraw)  đường chạy từ Tam Hiệp lên Biên Hòa


Nhà ga xe lửa Biên Hòa xưa





Di tích chùa Bà Thiên Hậu ở Bửu Long





CHÙA ĐẠI GIÁC Ở CÙ LAO PHỐ


Pho tượng Phật bằng mộc do vua Gia Long cúng cho chùa Đại
Giác sau khi lên ngôi (1802) để ghi nhớ ơn nhà chùa đã đùm
bọc cho công chúa Ngọc Anh, con gái thứ 3 vào năm 1779,
trên đường truy sát của Tây Sơn. Bức hoanh phi lớn khắc chữ
Đại Giác Tự phía trước chính điện cũng do vua ban cùng lúc

Bức Huyết Thư của công chúa Ngọc Anh, con gái vua Gia Long, viết
bằng máu của mình để lưu dấu một mối tình tuyệt vọng với bậc chân tu
 ở chùa Đại Giác (Xây dựng 1665) Bức huyết thư này hiện còn lưu giữ tại chùa.


Trường Ngô Quyền, nơi xưa thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên theo học và ngồi viết những bài
thơ tình nổi tiếng. Không biết trong số những nữ sinh này,
cô nào là cô em Bắc Kỳ nho nhỏ của nhà thơ?

Học sinh trường Ngô Quyền ngày ấy
[IMG]

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, cựu học sinh Ngô Quyền.
 Hình tranh giữa là tác phẩm của họa sĩ Đinh Cường


ĐÌNH TÂN LÂN THỜ ĐỨC TRẦN THƯỢNG XUYÊN
(Con đường chạy ngang qua đây từ Sở Giáo Dục bây giờ đến Cầu Mới,
 thời đó có tên là đường Trần Thượng Xuyên)

CẦU GÀNH NGHIÊNG BÓNG CHIỀU QUÊ
TÂN LÂN ĐỀN CŨ CÂU THỀ CÒN GHI



LĂNG MỘ TRỊNH HOÀI ĐỨC
TIỀN NHÂN THUỞ ẤY HỒN ĐÂU TÁ?



TRỊNH HOÀI ĐỨC LÀ MỘT TRONG NHỮNG DANH NHÂN VĂN HÓA LỚN
CỦA ĐẤT NƯỚC NGƯỜI BIÊN HÒA. LĂNG CỦA NGÀI ĐƯỢC TRƯỜNG
VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ LIỆT VÀO HÀNG DI TÍCH LỊCH SỬ NĂM 1938





Hiệu trưởng trườgn Mỹ Nghệ Thực Hành thời xưa là giáo sư Robert Balick. Chính ông
này cùng với vợ là người thiết kế Đài Kỷ Niệm 1923.

Học sinh Trường Mỹ Nghệ trong giờ thực hành
(ảnh chụp khoảng 1940)
Chợ Biên Hòa xưa
(Trang phụ hơi lạ với dân Đồng Nai?)


Trận lụt năm 1952 ở Hội Quán người Hoa
(Ecole Chinose- Trường học Trung Hoa)

Trận lụt  ở Biên Hòa năm 1952 ở trường Nguyễn Du
hồi đó có tên là Ecole Primaire Elementaire


Xe lam qua cầu Gành


    Nhà thờ Biên Hòa
Nhà Thờ Biên Hòa trước khi xây lại như hiên nay theo ý tưởng mô phỏng
theo hình chiếc nón của Đức Giáo Hoàng


(Công sở thời trước quá đơn sơ, nhỏ bé so với trụ sở cùng cấp bây giờ)


Biên Hòa 1968
1968



BIÊN HÒA MẬU THÂN 1968

Xe lam chạy về Tân Uyên. Nhà thờ còn đơn giản. Bị pháo kích mất hết một
chữ giữa. Không biết có phải là chữ PHÚC không? (XỨ PHÚC HẢI)




SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ ĐIÊN NÀY BÂY GIỜ RA SAO?

DƯỠNG TRÍ VIỆN (NHÀ THƯƠNG ĐIÊN BIÊN HÒA 1968-1969). Trải qua một trăm năm,
biết bao nhiêu người điên đến rồi đi, đi về đâu số phận người không ai rõ. Chỉ nghe nói có
hàng ngàn người đến rồi ở lại luôn trong cái nghĩa địa phía sau. Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài là
vị giám đốc thập niên 60 và Bác Sĩ Tô Dương Hiệp (con trai nhà văn Bình Nguyên Lộc),
giám đốc  bệnh việnthập niên 70 cũng nằm lại trong nghĩa trang này bên cạnh
những bệnh nhân bất hạnh của họ

buigiang

Bùi Giáng tiên sinh thời kỳ Điên Rực Rỡ (chữ của ông) tại bệnh viện này.




Bút tích của thi sĩ Bùi Giáng trong "Thời Kỳ Điên Rực Rỡ" tại
nhà thương điên Biên Hòa, nơi ông gọi là Thái Bình Điên Quấc.
Bút tích này hiện còn lưu trữ tại nhà thương, nay gọi là
Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 2 (National Mental Hospital 2)
(Theo nhà nghiên cứu Võ Đắc Danh)




Bút tích còn lưu trữ tai nhà thương của nhà văn Nguiễn Ngu Í
(viết đúng chính tả theo kiểu của nhà văn), nội dung xin phép xuất viện một ngày
để đi thăm bạn rồi vô nhà thương điên trị tiếp. Nhà văn Bình Nguyên Lộc
và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên cũng từng ăn cơm dài hạn ở đây.



Dưỡng Trí Viện, còn gọi là Nhà Thương Điên Biên Hòa, nay là Bệnh Viện Tâm Thần
Trung Ương 2, thành lập vào đầu thế kỷ trước, là một trong vài bệnh viện tâm
thần cổ nhất, lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam. Nổi tiếng đến mức thời đó nếu
một người vùng khác cắc cớ hỏi người nào đó:" Bộ mày ở Biên Hòa mới tới hả mậy?"
thì ai cũng hiểu ý là chê người đó càn dở "Bộ mầy điên khùng hả mậy?"
Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68



Tấm thẻ học sinh này cho biết tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, nhân vật được mô tả trong
quyển The Perfect Spy của giáo sư Larry Berman là người Biên Hòa. Trong một xuất bản phẩm
khác cũng viết về Phạm Xuân Ẩn của nhà báo Thomas A. Bass trên tờ New Yorker, có
 đoạn cho biết ông sinh ra chính tại Bệnh viện Tâm Thần Biên Hòa là bệnh viện duy nhất
ở miền Nam thời đó dành cho người Việt Nam.Nguyên văn như sau:

Pham Xuan An was born in the Vietnamese Year of the Cat, at the Hour of the Buffalo, on September 12, 1927, twenty miles northeast of Saigon, in the Bien Hoa psychiatric hospital. At the time, this was the only medical facility in Cochin China open to Vietnamese. As the firstborn son of a cadre supérieur, an educated member of the colonial administration, An had the rare honor of receiving a French colonial birth certificate.

Read more http://www.newyorker.com/archive/2005/05/23/050523fa_fact4#ixzz27xpurIJR



Cổng bệnh viện hiện nay


o
Lụt năm Thìn 1952 trước hội quán người Hoa
 

Cầu mát trên sông Đồng Nai những năm 80
Hình ảnh
Hoàng hôn trên sông Biên Hòa 1967


Xe Lambro-Một thời để nhớ

Xe Lambretta bến xe Tam Hiệp
Tam Hiệp Biên Hòa thập niên 60

Tổng Thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành
 xa lộ Biên Hòa (xa lộ Đại Hàn) ngày 28 tháng 4 năm 1961

Hình do phóng viên Urbain Colestroupat chụp ở Biên Hòa năm 1950,
không nhìn ra địa điểm nào

`
Vé số(năm 1962). Nhớ bài hát "Xổ Số Kiến Thiết của quáikiệt Trần Văn Trạch (tên thật là Trần Quang Trạch)


VÀI HÌNH ẢNH VỀ TIỀN TỆ MIỀN NAM TRƯỚC 1975
1953 10 Su
ImageImage
1953 20 Su
ImageImage
1953 50 Xu
ImageImage

South Vietnam 50 Xu 1960-1963
1960 50 Su NGÔ ĐÌNH DIỆM
ImageImage
1963 50 Xu

Lỗi chính tả cơ bản không ai quan tâm: Đồng xu hay đồng su?
Chi tiết này có nói lên điều gì chăng?
ImageImage

aa
aaĐồng kẽm 10 đồng năm 1963 bị lỗi chính tả "Việt Nam Cọng Hòa"
 vẫn lưu hành như thường

HAI XU CUỐI CÙNG 1975

a



HÌNH ẢNH CON TRÂU CÁI CÀY CÁI BỪA LẶP LẠI NHIỀU
LẦN TRÊN CÁC TỜ GIẤY BẠC CÓ MỆNH GIA KHÁC NHAU





Tiền mệnh giá lớn hồi xưa gọi là giấy săng (do chữ cent). Người nào ưa chửi tục thì bảo là xài giấy săng. Chửi tục nhiều thì gọi là xài giấy 500 (mệnh giá lớn), giống như bây giờ bảo là nói tiếng Đan Mạch.


a

Vài đồng tiền xu và tiền giấy ở miền Nam trước 1975



 

Vài bìa sách giáo khoa và sách đọc, tập vở học sinh thời trước

Vài bìa sách trong tủ sách Tuổi Hoa dành cho thiếu nhi trước 1975 của nhà văn
người  Biên Hòa Nguyễn Thái Hải, tức nhà văn Khôi Vũ. Hiện nay anh Nguyễn Thái Hải
vẫn sống ở Biên Hòa (đi bộ vài phút thì tới nhà thương điên) và viết sách đều đều...



Trên xa lộ Biên Hòa

Photobucket
Xa lộ Biên Hòa 1969 (giờ gọi là xa lộ Hà Nội)


Xe thổ mộ xưa

Sông Đồng Nai nhìn qua núi Châu Thới

Phù điêu Mỹ Nghệ Biên Hòa do nghệ nhân Biên Hòa mang lên trang trí chợ Bến Thành
 (Cửa Nam) 1952


Cửa Đông

Cửa Tây



Cửa Bắc


Photobucket
Tháp nước Biên Hòa đang trong giai đoạn xây dựng. Không biết hình
 chụp năm nào,nhưng năm 1968 đã được sử dụng rồi.
(hình chụp từ góc Đài Kỷ Niệm)

Hình tháp nước đang xây chụp từ phía cổng Không Quân
Tháp nước Biên Hòa 1968.
Photobucket
NGƯỜI PHÁP XÂY NĂM 1923 VỚI TÊN GỌI NGUYÊN THỦY LÀ ĐÀI KỶ NIỆM
NGƯỜI VIỆT TRẬN VONG (TRONG ĐỆ NHẤT THẾ CHIẾN)
DO HAI VỢ CHỒNG GIÁO SƯ ROBERT BALIK THIẾT KẾ

Anh chăn bò nghĩ gì trong Đài Kỷ Niệm? Hay anh cũng đang đi tìm
 kỷ niệm gì chăng? Anh có ngờ rằng năm chục năm sau,
 cảnh vật sẽ thay đổi đến mức không nhận ra được nữa không?


Đàn bò trong Đài Kỷ Niệm giữa thành phố. Chợt nhớ câu hát Trịnh Công Sơn
:"Đàn bò vào thành phố..". Nhưng bò ơi,cứ thong thả mà gặm cỏ đi nhé. Biên
 Hòa ta coi vậy mà thanh bình hơn nhiều!

 
Cảnh sát công chánh đang đứng trên bục bằng chiếc thùng phuy cắt đôi
dùng còi điều khiển giao thông trên đoạn đường gần Bồn Nước và Đài Kỷ Niệm.
 Hồi đó rất ít xe hai bánh mà nhiều xe lam và xe nhà binh



Cầu Mới (Cầu Hóa An) Biên Hòa 1966
 
Cọp Ba Móng-nỗi kinh hoàng của người dân vùng ven Biên Hòa, 
từng ăn thịt rất nhiều người dân trước khi bị giết (1948-1952)

Không có nhận xét nào: