Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

TOÁN HỌC VN TRONG TƯƠNG LAI

Thứ Bẩy, 01/09/2012 - 05:54

“Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á”

“Có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay”.

người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của MỹTrong chuyến sang Việt Nam dự Hội nghị Toán học phối hợp Việt Pháp mới đây, Giáo sư Benedict Gross (người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ), người ít nhiều có kinh nghiệm tiếp xúc với nền toán học Việt Nam, qua những chuyến công tác làm nhiệm vụ thẩm vấn các sinh viên Việt Nam sang làm nghiên cứu sinh ngành toán tại Mỹ theo chương trình học bổng VEF, đã chia sẻ với Tia Sáng những suy nghĩ về tình hình phát triển toán học Việt Nam hiện nay.

PV: Qua những chuyến đi tới Việt Nam trong quá khứ và gần đây, ông đánh giá ra sao về triển vọng phát triển toán học Việt Nam?

Gross: Toán học Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vòng 10 năm qua, đặc biệt là trong vòng 5 năm gần đây khi toán học giành được nhiều sự quan tâm đầu tư hơn từ Chính phủ Việt Nam. Trước đây, Việt Nam từ lâu đã đạt được nhiều thành công tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, gây dựng được những “ngôi sao” toán học trẻ tuổi tài năng. Đến nay, Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó mà đã có được một số những nhà toán học có tên tuổi hàng đầu trên thế giới hiện nay.

Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà toán học tại Việt Nam ngày nay cũng đủ sức đào tạo ra một thế hệ mới các nhà toán học đầy tiềm năng trong tương lai, với sức phát triển thực sự mạnh mẽ. 20 năm trước sinh viên toán Việt Nam thường phải đi ra nước ngoài, đến châu Âu hoặc Mỹ để được đào tạo làm nghiên cứu sinh một cách nghiêm túc. Nhưng nay ở Việt Nam đã có nhiều người có trình độ đủ khả năng làm công việc đào tạo này trong nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn là điều hữu ích cho các tiến sĩ của Việt Nam nếu họ có cơ hội ra nước ngoài làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (postdoc), qua đó được tiếp xúc với môi trường toán học thế giới.

Các nhà toán học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu xuất sắc, vươn tới biên giới hiện thời của toán học. Chẳng nói đâu xa, ngay như một tiến sĩ toán học Việt Nam đang chuẩn bị sang làm hậu tiến sĩ ở Đại học Harvard năm tới, hiểu biết của anh này về vấn đề mà anh ta nghiên cứu là hoàn toàn cao hơn tôi. Vì vậy, có thể thấy rằng một số nhà toán học đã được đào tạo ở Việt Nam một cách bài bản với trình độ đáng kinh ngạc. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ là một nền toán học mới hàng đầu ở châu Á, trở thành một trung tâm toán học mạnh với cách phát triển như hiện nay.
người có 27 năm làm giáo sư tại ĐH Harvard của Mỹ
Lễ khai mạc hội nghị quốc tế “Toán học phối hợp Việt - Pháp” tại ĐH Sư phạm Huế (thuộc ĐH Huế) sáng 20/8/2012. (Ảnh: Đại Dương)

Theo ông thì Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ toán học khu vực?
Trong vài chục năm giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Harvard, tôi đã được tiếp xúc với sinh viên toán đến từ khắp nơi trên thế giới, như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Rumani, v.v. Thông qua những sinh viên này mà tôi phần nào hình dung được mức độ phát triển của toán học ở nhiều quốc gia khác nhau. Tôi đã có dịp đi một số nơi, Singapore 4 lần, Ấn Độ 2 lần, Trung Quốc 7 lần. Đây là những quốc gia khá mạnh về toán, và tôi tin là toán học Việt Nam đang trên đường phát triển để trở nên ngang tầm với những nền toán học này.

Nhà toán học Eisenstein là một môn đệ nổi tiếng của nhà toán học Gauss. Một hôm có người hỏi Eisenstein: “Toán học vừa là một môn nghệ thuật, vừa là một môn khoa học phải không?” “Không! Toán học thuần túy chỉ là một môn nghệ thuật”.
Mỗi quốc gia có một khó khăn riêng. Ví dụ, Singapore là một nước rất nhỏ, dân số cả nước chỉ có 4 triệu người. Trung Quốc thì bị mất đi rất nhiều nhà khoa học ở cùng thế hệ với tôi, trong đó có các nhà toán học, do tác động của cách mạng văn hóa, gần như bị mất đi cả một thế hệ. Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với những cuộc chiến tranh, tuy nhiên các bạn vẫn duy trì và phát triển được một cộng đồng các nhà toán học.

Dù mỗi nước có một khó khăn riêng nhưng châu Á trong 40 năm qua là một nền văn hóa toán học khá mạnh, với những tên tuổi như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam, và Đài Loan.

Để có thể tiếp tục phát triển và vươn lên, Việt Nam sẽ cần khắc phục điểm yếu gì?

Các bạn cần phải đẩy mạnh văn hóa giao lưu trong toán học, và tôi nghĩ văn hóa ấy đang được tích tụ dần ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã rất hào phóng trong việc đầu tư phát triển Viện Toán Cao cấp. Nhưng để đạt được thành công, một mặt họ cần sẵn sàng cấp nguồn kinh phí mời những nhà toán học hàng đầu từ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam, mặt khác cấp tài trợ cho những người đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm hậu tiến sĩ ở châu Âu, Mỹ, và cả Ấn Độ, Trung Quốc.

Phát triển đội ngũ nhân lực trình độ cao cho toán học là một quá trình liên tục và lâu dài. Khi các bạn đã có một số nhân lực trong nước đủ mạnh đóng vai trò làm hạt nhân, sẽ có nguy cơ là các bạn dừng lại, thỏa mãn với những gương mặt này mà không chịu tích cực phát triển thêm.

Để luôn cập nhật tại ranh giới toán học, cần luôn phải có sự tích cực tiếp xúc, trao đổi với cộng đồng toán học thế giới. Đây là điều mà toán học Việt Nam cần phải làm được trong những năm tới. Đây là thách thức không chỉ riêng cho Việt Nam mà chung cho tất cả các nền toán học khắp nơi trên thế giới. Ngay cả ở Mỹ, chúng tôi cũng không dễ thu nhận sinh viên quốc tế đến nghiên cứu vì Chính phủ Mỹ thường chỉ muốn dành tiền tài trợ cho đào tạo công dân Mỹ.

Để phát triển một nền toán học cho tương lai, chúng ta cần phải vượt qua tầm nhìn và mô hình hạn hẹp trong khuôn khổ mỗi đất nước, vì trong thế giới toán học, chẳng hề quan trọng việc bạn đến từ đâu. Toán học là một ngôn ngữ chung của nhân loại, và chúng ta cần thường xuyên phá vỡ đi rào cản biên giới giữa các quốc gia. Nền toán học Việt Nam đã có bước tiến triển đáng kể, nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là tương lai của toán học. Trong tương lai ấy, không quan trọng bạn là người Việt hay người Mỹ.

Việt Nam có xu hướng gây dựng được những học sinh giỏi toán đầy tiềm năng, nhưng không có nhiều người sau này thành công trong sự nghiệp toán học.

Điều đó sẽ thay đổi. Tôi cho rằng trước đây hệ thống của các bạn chưa có sự khuyến khích đầy đủ để các nhà toán học trẻ tài năng tiếp tục sự nghiệp toán học và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong toán học của họ. Nhưng đó là câu chuyện 20 năm về trước. Ngày nay Việt Nam đã có những nhà toán học trưởng thành với tên tuổi được khắp thế giới biết đến, các quốc gia thậm chí còn phải cạnh tranh nhau để mời được họ đến diễn giảng. Tôi được biết rất nhiều nhà toán học trẻ Việt Nam trong lứa tuổi 25 – 28 tràn đầy năng lực đang muốn trở về làm việc ở trong nước và tham gia xây dựng một nền văn hóa toán học cho nước nhà. Đây là điều khiến tôi khá lạc quan về tương lai của các nhà toán học Việt Nam.

Một số nước, như Trung Quốc chẳng hạn, thường quá chú trọng vào kết quả thi cử, và đây là một truyền thống đã kéo dài từ suốt hàng nghìn năm qua. Muốn vào đại học các bạn trẻ phải thi, và chất lượng trường họ được nhận vào tùy thuộc vào điểm số bài thi cao thấp ra sao. Truyền thống ấy không tốt cho toán học. Nó buộc người ta phải tập trung hết năng lượng cho việc học, cày ngày cày đêm.

Nhưng những nỗ lực đó không phải thước đo áp dụng cho một nhà toán học lớn. Một nhà toán học cần kỹ năng, nhưng cũng cần cả sự sáng tạo. Các bạn nên phát triển một hệ thống xã hội không chỉ biết trân trọng những người trẻ tuổi đạt thành tích cao tại các kỳ thi toán Olympic quốc tế, mà nên trân trọng cả những người có khả năng tưởng tượng ra những ý tưởng mới.

Chúng ta cần loại trừ chế độ thi cử này bắt đầu từ một lứa tuổi nhất định, có thể là 16, 17, hoặc 18, và kể từ lứa tuổi đó, chúng ta phải để con người được tự do sáng tạo trong toán học. Tôi nghĩ Việt Nam đã nhận ra điều này và đang tìm cách thay đổi.

Các Chính phủ thường đắn đo khi đầu tư cho toán học, họ có thiên hướng muốn thấy các ứng dụng và đạt được những thành tựu cụ thể…


Tôi biết, và đây là việc khó khăn. Khi tôi thuyết trình trước các hiệu trưởng trường đại học và các nhà tài trợ cho khoa học, câu hỏi họ thường được đặt ra là vì sao chúng ta phải tài trợ cho toán học lý thuyết? Nếu tài trợ cho toán ứng dụng chúng ta có thể chế tạo được nhiều thứ, hoặc chúng ta có thể tài trợ cho nghiên cứu trong ngành cơ khí, hay ngành nông nghiệp. Đất nước Việt Nam đang có biết bao nhiêu nhu cầu thiết thực đòi hỏi sự đầu tư cho nghiên cứu, như nhu cầu làm sạch hệ thống nước thải, nhu cầu tăng cao mùa vụ, hay nhu cầu nghiên cứu trong giao thông (tôi mong là ai đó sẽ sớm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội). Đứng trước tất cả những nhu cầu cấp bách này, các nhà toán học lý thuyết thường chỉ có thể khoanh tay đứng nhìn. Vậy thì vì sao chúng ta lại tài trợ cho toán lý thuyết?

Có 2 lý do để đáp lại câu hỏi này. Một là, toán học là một phần của văn hóa. Chúng ta tài trợ cho toán học cũng giống như việc tài trợ cho nghệ thuật tạo hình, kịch, âm nhạc. Mục đích chung là để đạt được những thành tựu văn hóa cho đất nước.

Hai là ta không thể dự đoán được khi nào thì những kết quả nghiên cứu trong toán học lý thuyết sẽ đem lại ứng dụng hữu ích. Trong bài thuyết trình trước các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, tôi đã lấy ví dụ minh họa về một lý thuyết toán vô cùng trừu tượng liên quan tới các ma trận, có tên gọi là định lý Perron - Frobenius. Khi mới được chứng minh, định lý này thuần túy chỉ là một kết quả toán học lý thuyết. Thế nhưng ngày nay nó trở thành nền tảng của phương pháp Input - Output Leontief trong kinh tế học, cũng đồng thời là nền tảng cho kỹ thuật xếp hạng các trang web của Google. Không ai có thể tiên đoán trước được những thành tựu này. Vì vậy khi ta quyết định tài trợ cho toán học lý thuyết, thì cũng giống như ta đầu tư xây dựng những tuyến đường sắt từ trước khi có những con tàu chạy trên những tuyến đường sắt này.

Kinh phí đầu tư cho toán học không cần phải nhiều. Nó thường rất rẻ, và là một sự đầu tư hiệu quả. Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý ở Việt Nam cũng đã nhìn thấy được như vậy.

Theo Tia Sáng

TẾU TÁO CHO ...ĐỠ BUỒN





LẠI HỌA THƠ VŨ THỊ QUỲ



BÀI XƯỚNG CỦA VŨ THỊ QUỲ:




Thôi nhé ! Ai ơi loại chữ "tình"
Nhớ thương vo lại cõi tâm linh
Từ trời Tứ đất vô thiên lủng
Chẳng ngại nhà xiêu với đổ đình ...





BÀI HỌA CỦA THANH DẠ:



Em đẹp,em xinh,lại rất tình

Anh còn chết mệt – huống thần linh

Mắt em liếc dọc gây bao cảnh

Quán đổ,nhà xiêu,tốc mái đình

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

CHỐNG THAM NHŨNG !

Thứ Sáu, 31/08/2012 - 09:35

Kê khai tài sản của người có chức, quyền: Không hiệu quả

(Dân trí) - Trong hai ngày 30-31/8, tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) tổ chức hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng”.

Đánh giá về 5 năm thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức, có quyền, các đại biểu cho rằng, công tác này còn nặng tính hình thức, thể hiện ngay trong các văn bản pháp luật, chưa nói gì tới việc thực thi.
Quan chức kê khai tài sản! Ảnh: Internet.
Quan chức kê khai tài sản! Ảnh: Internet.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH - ông Nguyễn Đình Quyền – cho rằng, việc kê khai tài sản của người có chức, quyền phần nào không hiệu quả bởi không có quy định rõ ràng về quy trình xác minh tài sản, cũng như trách nhiệm của những người liên quan đến quá trình kê khai tài sản.

“Hiện nay, người khai man hay xác minh sai đều không chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào” – ông Quyền cho biết.

Theo ông Phí Ngọc Tuyển – Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ – một trong những bất cập nữa của chính sách hiện nay là thay vì quy định phải kê khai “nguồn thu nhập” để từ đó phát hiện xung đột lợi ích, nguy cơ tham nhũng thì lại chỉ yêu cầu kê khai “tổng thu nhập”.

Không chỉ có vậy, theo ông Tuyển, hiện nay cũng chưa có quy định nào buộc cán bộ, công chức phải giải trình tăng, giảm tài sản, thu nhập, nên rất khó phát giác những tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng. 

Một số đại biểu cho rằng, việc kê khai hiện nay chỉ dựa vào ý thức tự giác của người phải kê khai, trong khi những người trực tiếp đi xác minh tài sản lại chủ yếu là những người trong cùng đơn vị, nên công tác này không hiệu quả là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đó, việc “bó tay” với tình trạng những người có chức, có quyền nhờ người thân đứng tên tài sản cũng khiến người dân chưa tin vào chủ trương kê khai tài sản.

Ngoài ra, các đại biểu cho rằng, cần công khai kết quả kê khai tài sản, thu nhập của những người có chức, có quyền tại đơn vị công tác và ở tổ dân phố, để người dân giám sát.

Theo Nguyễn Hùng
Lao Động

Nguồn gốc lễ Vu lan

Nếu ở Tây phương có ngày Mother's day (ngày của mẹ), Father's day (ngày của cha) thì Việt Nam có ngày lễ Vu Lan truyền thống mang ý nghĩ báo hiếu đấng sinh thành, đồng thời nhắc nhở con người tìm về nguồn cội.
>> Vu lan này con chở mẹ đi chợ nghen!
>> Cậu bé may áo cho mẹ
Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TP HCM) giải thích, ý nghĩa của "Vu Lan" tức là "cái chậu" (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi địa ngục).
Tích xưa kể rằng, khi đức Phật còn ở dương thế, trong số những người theo hầu đức Phật có ngài Mục Kiền Liên, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Tưởng nhớ mẹ nên một ngày nọ Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghiệp ác.
Người dân cầu an cho cha mẹ trong ngày Lễ Vu Lan. Ảnh: Thi Trân.
Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng cho người. Bà Thanh Đề do lâu ngày nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh. Chính vì vẫn còn tính "tham sân si" nên khi bà bát đưa lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ không thể ăn được. Chứng kiến cảnh này Mục Kiền Liên đau xót vô cùng bèn cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.
Đức Phật dạy rằng: Kiền Liên thần thông quảng đại nhưng một mình không thể cứu được mẹ do ác nghiệp của bà quá nặng, chỉ còn cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong thành công. Vào ngày Rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.
Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy và không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Từ đó ngoài ý nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy Âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn (tức là vong hồn không có người thân) để mong họ phù hộ cho mình.
Từ đó về sau theo lời Phật dạy, các phật tử muốn báo hiếu cha mẹ cũng cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn, người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.
Mẹ cài bông hồng đỏ cho bé trong ngày "Lễ hội tình thương" được tổ chức nhân mùa Vu Lan tại quận 5, TP HCM. Theo phong tục, ai cài hoa hồng đỏ là còn mẹ, người mất mẹ sẽ cài hoa trắng. Ảnh: Thi Trân.
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận đã có mặt trên đất nước Việt Nam. Giáo lý Phật đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. 21 thế kỷ qua, một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, là lễ Vu Lan.
"Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng. Điều linh thiêng là vào ngày đó, một chiếc cầu vô hình dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết)", nhận định của Đại đức Nhật Thiện.
Lễ Vu Lan ở Việt Nam không những nhắc nhớ việc báo hiếu cha mẹ mà còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn để biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người ta đặc biệt trân trọng ơn cha mẹ sinh thành, nhất là mẹ đã mang nặng đẻ đau và vất vả nuôi con. Cha mẹ sinh ra ta nhưng để có cha mẹ thì phải nhớ đến ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ. Vì thế trong "mùa hiếu hạnh" này mỗi con người được nhắc nhớ tìm về nguồn cội, ông bà, tổ tiên.
Nhiều người xin chữ thư pháp về tặng cha mẹ hoặc treo trong nhà để nhắc nhở con cái về lòng hiếu thảo. Ảnh: Thi Trân.
Theo giáo lý Phật dạy, việc tỏ lòng thành kính biết ơn đấng sinh thành thì của mỗi người có những cách khác nhau. Riêng các phật tử thường làm lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...
Vào ngày này, mỗi người thường được cài lên áo một chiếc hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Đó là may mắn lớn nhất mà người đó còn có được trên cuộc đời này. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nề nếp gia phong anh em hòa thuận.
"Nếu người Tây Phương tự hào về ngày truyền thống Mother's day", Father's của họ thì người Việt Nam nói chung cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình. Tuy nhiên là phận con cái, mỗi người chúng ta cần thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ mọi lúc chứ không chỉ riêng trong dịp này", Đại đức Nhật Thiện nói.
Thi Trân

KỶ LỤC "BÉ KHỔNG LỒ" Ở VN

Bạn bè

close
 

Kỷ lục 'bé khổng lồ' ở Việt Nam: 13 tuổi nặng 100kg

(VTC News) – Ngoài Hồng Anh (Hòa Bình), Châu Hùng Nhẫn cũng là một cậu bé “khổng lồ”, bị béo phì do yếu tố nội sinh, vì vậy rất khó chữa khỏi. Hơn nữa, em không quay lại tái khám nên bác sĩ không biết tình hình sức khỏe của em thế nào.
Châu Hùng Nhẫn trong thời gian điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM (Ảnh nguồn Internet)
Năm nay, Châu Hùng Nhẫn lên 18 tuổi, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè (TP.HCM). Em mắc chứng bệnh béo phì. Nhẫn bị cha mẹ bỏ rơi, hàng ngày lê tấm thân nặng nề, khó nhọc khắp hang cùng ngõ hẻm cùng bà ngoại bán vé số mưu sinh.
Năm 2007 (năm cậu bé này 13 tuổi), Nhẫn nhập viện điều trị với cái tên là Châu Hùng Sang, nặng 100kg, bị nhiễm trùng và không thể tự đứng lên hay đi lại được . Sau thời gian điều trị vật lý trị liệu, em giảm còn 89kg và có thể tự đi lại. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn nên bà ngoại đã xin cho em xuất viện để về nhà đi bán vé số.
Năm 2010, em tiếp tục vào viện điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM). Bệnh viện đã hỗ trợ chi phí thuốc men cùng ba bữa cơm từ thiện cho bà ngoại của Nhẫn.
Do thân hình quá béo, ngực xệ xuống bụng, tay chân ngắn củn lộ từng ngấn thịt nên phải có người đỡ Nhẫn mới đứng lên được. Nhìn dáng đi chậm chạp, khó nhọc của Nhẫn nhiều người xót xa, ái ngại...
"Có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào."
Bác sĩ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì, Viện dinh dưỡng Quốc gia
Theo lời bà Nguyễn Thị Em, 73 tuổi (bà ngoại Nhẫn) thì lúc mới sinh, Nhẫn vẫn bình thường. Được 5 tuổi, Nhẫn phát phì, người ngày càng mập. Bà Em cho biết, để có tiền sinh sống, hằng ngày hai bà cháu phải bán vé số. Thấy thân hình quá cỡ của Nhẫn nên nhiều người thương, vừa mua giúp vừa cho thêm tiền, hoặc cho thức ăn.
Khi được hỏi về cuộc sống, Nhẫn mếu máo tâm sự: "Vì người ngày càng mập, lại bị bạn bè trêu chọc nên em nghỉ học khi mới vào lớp 1. Lúc này, mẹ đã chuyển chỗ khác sinh sống, bố thì em không hề biết mặt. Để có tiền, em và bà ngoại đi bán vé số".
Kể về sự thay đổi tên của cháu, bà ngoại của Nhẫn cho biết: "Trước đây nó tên Sang nhưng tôi lại đổi thành Nhẫn để mong cháu nhẫn nại, cố gắng sống. Cha Nhẫn trước đây cũng mập như Nhẫn, chắc nó giống cha nên thế. Nhìn cháu khổ sở với thân hình như thế, tôi cũng không biết làm thế nào".
Không chỉ có Nhẫn, em Trần T. H. 14 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) cũng bị béo phì. H. nặng tới hơn 80 kg.
Khi đi với bạn cùng lớp, H. trông như người khổng lồ đi với tí hon. H. rất mặc cảm, em cho biết vì béo nên em hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Em chỉ đi xe đạp từ nhà đến trường. Có thời gian rỗi, em lại nằm nhà đọc truyện.
Đi khám, bác sĩ cho biết do lượng thực phẩm em ăn vào quá nhiều trong một thời gian dài nên em bị béo phì.  Biện pháp với em là hạn chế ăn mỡ, tăng cường ăn chất xơ, hoa quả và vận động thể lực mạnh.
H. cho biết: Em thấy rất khó khăn để giảm bớt khẩu phần ăn vì bụng đói cồn cào, thấy choáng váng nếu ăn ít.
Trao đổi với PV VTC News, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, bác sĩ từng gặp nhiều ca béo phì nhưng ca bệnh như Châu Hùng Nhẫn chỉ có một.
Trường hợp Châu Hùng Mẫn, năm ngoái có vào viện Nhi đồng 1 nhưng bà ngoại không hợp tác nên không lượng giá chính xác được chế độ ăn.
Một số thông tin nói Nhẫn mắc hội chứng Praden Wills nhưng theo bác sĩ chưa chắc chắn vì chưa làm được nhiễm sắc thể đồ, hơn nữa nếu mắc bệnh này thì trẻ phải nhược cơ, lùn, chậm phát triển tâm thần, béo phì nhưng Nhẫn cao và đối đáp rõ ràng.
Hiện giờ, Nhẫn không đến tái khám nữa nên không biết tình trạng sức khỏe Nhẫn ra sao. Tuy nhiên, với trường hợp Nhẫn rất khó chữa.
Với những người như Nhẫn thì béo phì vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện của các hội chứng chuyển hóa tim mạch, huyết áp, đột quỵ, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, xơ gan, viêm gan…
Còn bác sĩ Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào.
Còn với trường hợp béo do dinh dưỡng quá mức của em H., tại viện dinh dưỡng có phác đồ điều trị với thực đơn, hướng dẫn tập luyện để người béo phì giảm cân nặng.
Nguyễn Tâm

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Việt Nam sắp tiếp nhận tàu ngầm hiện đại

Cập nhật lúc 18h26" , ngày 29/08/2012
Tàu ngầm lớp Kilo

(VnMedia) - Xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi của Nga hôm qua (28/8) đã chính thức hạ thuỷ chiếc tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636) đầu tiên trong lô 6 chiếc tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua của nước này. Đây là thông tin vừa được tờ RIA Novosti dẫn các nguồn tin trong ngành công nghiệp quân sự Nga cho biết.

"Chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam sẽ được hạ thuỷ vào thứ Ba (28/8) và sẽ sớm được đưa vào thủ nghiệm sau đó”, một nguồn tin từ xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi cho biết trước đó cùng ngày.

Theo nguồn tin trên, chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên sẽ được chuyển cho phía khách hàng Việt Nam vào cuối năm nay và toàn bộ 6 chiếc tàu mà Việt Nam đặt mua của Nga sẽ được chuyển giao vào năm 2016.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo về việc ký kết một hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga hồi tháng 12 năm 2009. Hợp đồng mua tàu ngầm với trị giá lên tới 1,8 tỉ USD này bao gồm việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo các thủy thủ phục vụ trên tàu ngầm. Đây sẽ là hợp đồng mua tàu ngầm lớn thứ hai mà Nga nhận được kể từ thời Xô-viết đến giờ.

Các tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636) có trọng lượng nước rẽ 3.100 tấn, tốc độ tối đa là 20 hải lý, có khả năng lặn sâu 300m và có thể chứa được 52 thuỷ thủ. Loại tàu này được trang bị ống phóng ngư lôi 533-mm cùng với một loạt ngư lôi, thuỷ lôi và tên lửa hành trình Kaliber 3M54 (còn được NATO gọi là tên lửa SS-N-27).

Tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636) được xem là một trong những loại tàu ngầm chạy êm nhất thế giới. Loại tàu ngầm này được thiết kế riêng cho các chiến dịch chống tàu và chống tàu ngầm ở những vùng nước tương đối nông. Được các chuyên gia quân sự xếp vào nhóm tàu ngầm diesel ít phát sinh tiếng ồn nhất khi hoạt động, tàu ngầm lớp Kilo được mệnh danh là sát thủ vô hình dưới biển.


Kiệt Linh - (theo RIA)

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012


Học giả Trung Quốc kêu gọi bỏ “đường 9 đoạn”

TT - Sau nhiều ý kiến phản bác “đường chín đoạn” vô lý của Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa cùng một số học giả Trung Quốc mới đây đã yêu cầu Chính phủ TQ xóa bỏ đường này, bởi không thể cứ tiếp tục “sai lại càng sai”.





 Tàu chiến Trung Quốc neo đậu tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Nipic.com

Khởi đầu là lời kêu gọi của ông Lý Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương quốc gia Trung Quốc, được đưa ra tại buổi hội thảo mang tên “Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) và việc phân chia biên giới biển Trung Quốc”. Toàn văn buổi hội thảo được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc thuộc báo điện tử Sina.com tổ chức và công bố hôm 27-8.
Không thể để “sai lại càng sai”
Theo ông Lý Lệnh Hoa, Trung Quốc cần phải hủy bỏ đường chín đoạn nếu không muốn tự biến mình thành “kẻ thù của nhiều nước”. Việc khư khư chiếm trọn biển Đông đang dần khiến Trung Quốc trở nên “không thể chấp nhận được” trước các nước láng giềng, bởi sẽ chẳng nước nào chấp nhận cái đường vô lý do Trung Quốc tự đặt ra và “còn lâu người ta mới đồng ý cho Trung Quốc sấn đến tận cửa nhà mình”.
Học giả Lý nhấn mạnh việc hủy bỏ đường chín đoạn ngày càng trở nên cấp bách trong giai đoạn hiện nay nếu Trung Quốc không muốn tự cô lập. Trung Quốc không thể đi ngược lại những nguyên tắc do chính mình cam kết khi tham gia UNCLOS. Trung Quốc “buộc phải đi chung con đường với cả thế giới”. Trung Quốc phải tôn trọng quy ước do mình đã ký kết nếu không muốn ngày một xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế.
Đồng tình với việc Trung Quốc cần hủy bỏ đường chín đoạn, học giả Trâu Hồng Minh cũng cho rằng “Trung Quốc không thể cứ mãi trở thành đối thủ của nhiều nước, đặc biệt là các hàng xóm sát vách chúng ta. Không phải cứ dùng vũ lực chiếm lấy lãnh thổ là giải quyết được mọi vấn đề”.



Tại cuộc hội thảo, mặc dù không ít nhà nghiên cứu luật biển, học giả tỏ ra đồng tình với các quan điểm và lời kêu gọi của học giả Lý Lệnh Hoa về đường chín đoạn, nhưng một số học giả thừa nhận đây là một chuyện không hề đơn giản. “Từ thời tiểu học, người Trung Quốc đã được học về đường chín đoạn. Chúng ta gọi đó là đường biên giới trên biển của nước mình. Đến nay điều này đã nằm sâu vào đầu óc của chúng ta. Thật khó khi đột nhiên phải xóa bỏ điều đó” - học giả Do Ký nói. Cũng theo ông, việc “đi mãi cũng thành đường” không chỉ khiến chuyện hủy bỏ đường chín đoạn trở nên vô cùng khó khăn đối với người dân mà còn với cả cấp lãnh đạo.
“Trung Quốc đang ở vào thế dù biết mình vô lý vẫn phải “ném lao theo lao” - học giả Do Ký nhìn nhận. Song dù có khó khăn thế nào, theo ông Lý Lệnh Hoa, không thể viện cớ “chủ nghĩa dân tộc” để tiếp tục “sai lại càng sai” trong vấn đề biển Đông.
Tại cuộc hội thảo này, ông Lý Lệnh Hoa cho biết ông chưa bao giờ sợ cô độc bởi ông đang nói lên sự thật. “Chỉ khi tuân thủ UNCLOS, hòa bình, ổn định cho Trung Quốc và các nước trong khu vực mới được giữ vững” - ông nhấn mạnh.
“Ngoại giao tờ séc”
Ngoại trưởng Úc Bob Carr ngày 28-8 đã lên tiếng cảnh báo các nước trong khu vực Thái Bình Dương về chính sách “ngoại giao tờ séc” của Trung Quốc. AFP dẫn lời ông Carr cho biết đó là chính sách chi tiền để củng cố quốc phòng và viện trợ, cho vay không lãi suất mà Trung Quốc đang thực hiện với các quốc gia đảo ở Thái Bình Dương.
Viện nghiên cứu và cố vấn chiến lược Lowy ước tính từ năm 2005 Trung Quốc đã cam kết hơn 600 triệu USD “nợ mềm” không lãi suất cho các nước như Tonga, Samoa và quần đảo Cook.

ĐÔNG PHƯƠNG - Mỹ LOAN

NHIỄM ĐI-Ô-XIN Ở VN

 
susucn (theo vietnamplus )
Gửi 29/08/12 06:06

Vụ 100% mẫu máu nhiễm dioxin: Cần phải bình tĩnh!

A- A A+
Những ngày gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin 100% mẫu máu của 62 người dân tại Đà Nẵng được chọn ngẫu nhiên khảo sát nồng độ dioxin đều nhiễm chất độc này.

Cán bộ y tế tư vấn về nguyên nhân phơi nhiễm dioxin cho người dân. (Ảnh: PV)
Cán bộ y tế tư vấn về nguyên nhân phơi nhiễm dioxin cho người dân. (Ảnh: PV)
Nhiều người có nồng độ dioxin trong máu hoang mang lo sợ và đặt câu hỏi dioxin từ đâu “vào” cơ thể, bị nhiễm chất độc này từ bao giờ, điều gì sẽ xảy ra với họ và con cháu sau này...?

Nhiễm dioxin chưa chắc bị ung thư

Để giải đáp những thắc mắc của nhiều người dân, thạc sỹ Trần Thị Tuyết Hạnh, chuyên gia của Chương trình giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm - Hội Y tế Công cộng Việt Nam khẳng định, không phải tất cả mọi người nhiễm dioxin thì đều bị ung thư hay sinh con dị tật hay các biểu hiện lâm sàng khác.

Bởi bị ung thư hay các bệnh khác phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó phơi nhiễm với dioxin ở mức cao là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bị ung thư chứ không phải là yếu tố quyết định chắc chắn 100% rằng một người sẽ bị ung thư.

Bà Hạnh phân tích, những người dân sống ở các nước phát triển như Mỹ, Australia, Anh... hay người dân sống ở các tỉnh, thành khác ở Việt Nam nhưng không phải là điểm nóng dioxin cũng có một hàm lượng nhất định dioxin trong máu. Nguyên nhân là do dioxin được thải vào môi trường từ các nguồn công nghiệp, đốt rác ở nhiệt độ thấp, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Như vậy, người dân bị phơi nhiễm với dioxin qua ăn uống thực phẩm ô nhiễm, hít thở không khí ô nhiễm và một tỉ lệ rất nhỏ bị ngấm qua da nếu da bị trầy xước.

Bà Hạnh dẫn chứng, nồng độ dioxin trung bình trong mẫu máu của người dân Mỹ trong một nghiên cứu gần đây là 4,4ppt (1 ppt = 1pg/g; 1pg = một phần nghìn tỉ gam), ở Đức là 2,4ppt, ở Canada là 4ppt...

Do vậy, người dân đang sống tại khu vực điểm nóng hàng chục năm nay có nguy cơ nhiễm dioxin trong cơ thể với liều lượng có thể khác nhau, tùy theo các hành vi nguy cơ. Chẳng hạn như hành vi tiêu thụ thực phẩm nguy cơ cao nuôi trồng trên đất, trong ao hồ ô nhiễm dioxin.

Tăng cường các biện pháp dự phòng

Theo các nhà khoa học, dioxin từ trong không khí, đất, nước, thực phẩm vào cơ thể qua đường thở, ăn uống và ngấm qua da.

Đối với người dân thì khoảng 90-95% dioxin từ môi trường vào trong cơ thể con người là do ăn uống thực phẩm nhiễm bẩn dioxin. Dioxin từ môi trường vào cơ thể con người qua các đường khác như hít thở và ngấm qua da thường chiếm một tỷ lệ nhỏ chỉ 5-10%.

Từ năm 2009 Hội Y tế Công cộng Việt Nam đã phối hợp với các Tỉnh hội Y tế Công cộng Việt Nam, các cơ quan chức năng tại Đà Nẵng và Biên Hòa (Đồng Nai) để thực hiện tuyên truyền tới từng hộ gia đình ở 6 phường xung quanh hai điểm nóng dioxin là Sân bay Đà Nẵng và Sân bay Biên Hòa các biện pháp dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm.

Qua đó, người dân nắm được các biện pháp quan trọng như giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm nguy cơ cao không rõ nguồn gốc như cá, tôm, cua, ốc nước ngọt đánh bắt tại các hồ ô nhiễm dioxin hay gia súc, gia cầm chăn thả theo hình thức truyền thống, bí ngô, ngó sen trồng ở khu vực trong và xung quanh sân bay...

Theo Hội Y tế Công cộng Việt Nam hiện nay, nỗ lực tẩy độc xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và Phù Cát đang được tiến hành. Tuy nhiên, những nỗ lực tẩy độc hiện mới chỉ tập trung xử lý đất, bùn ô nhiễm dioxin ở bên trong sân bay.

Trong khi đó, kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ dioxin ở trong đất, bùn ở khu vực xung quanh bên ngoài sân bay hiện vẫn vượt tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới dành cho đất nông nghiệp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Vì vậy, người dân sống tại các khu vực điểm nóng gần sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và các điểm nóng khác vẫn cần được tuyên truyền đầy đủ về nguy cơ phơi nhiễm dioxin trong môi trường và thực phẩm để có thể chủ động phòng tránh phơi nhiễm dioxin cho bản thân và gia đình để tránh tâm lý hoang mang không đáng có./.

Để dự phòng phơi nhiễm dioxin qua thực phẩm
Người dân nên:

- Dùng nước sạch rửa trôi hết đất bám phía ngoài các loại rau, củ quả trước khi ăn

- Sử dụng nước máy hoặc nước giếng đã được lọc sạch cho ăn uống và sinh hoạt

- Loại bỏ phần mỡ của động vật nếu nguồn gốc của thực phẩm không rõ ràng

Không nên:

- Không nên chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả cá trên vùng nhiễm dioxin

- Không nên tiêu thụ thực phẩm thịt, mỡ, trứng, sữa động vật, cá, cua, ốc, bí ngô, cà rốt và ngó sen nuôi trồng tại các vùng nhiễm dioxin.

- Để dự phòng phơi nhiễm dioxin không nên tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=461761#ixzz2RucTPTWY
http://www.xaluan.com/

VOI RỪNG BỊ TÀN SÁT

Hãi hùng hình ảnh cặp voi rừng bị tàn sát dã man

Vụ 2 con voi rừng bất ngờ bị chết tại tiểu khu 257 - Vuờn Quốc gia Yok Đôn được người dân phát hiện hôm 25/8 khiến dư luận cả nước xôn xao và một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự “tuyệt chủng” của đàn voi rừng Việt Nam.

>> Trung Quốc “cấm biên”, hàng ngàn container ách tắc
>> Lại bắt được bọ xít hút máu người

Chuyến đi không trở về của voi

Vườn QG Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất Việt Nam. Từ trục đường chính VQG Yok Đôn dẫn vào trạm kiểm lâm số 11, muốn đến được chỗ hai con voi bị giết phải  vượt hơn 5km đường rừng ngoằn nghèo, gồ ghề và băng qua 2 con suối chảy xiết bằng xe máy “độ” của kiểm lâm  nơi đây mới có thể đến hiện trường.

Khu vực phát hiện voi chết, được xác định tọa độ 48P 0789.227; UTM 144.6270 - thuộc khoảnh 7 - tiểu khu 257 - phạm vi quản lý trạm kiểm lâm số 11 - VQG Yok Đôn (nằm trên địa phận hành chính xã Ea Bung, huyện Ea Súp, Đắk Lắk). Đây cũng là vùng lõi, thuộc về phía bắc VQG Yok Đôn.

Vị trí 2 con voi rừng chết nhìn từ xa.

Trưa 26/08, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục khẩn trương khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi voi chết. Lúc này, xác voi đang trong quá trình phân hủy, thối rữa cộng với nhiệt độ nắng trưa “dội xuống”, sau đó mưa rừng dầm dề, mùi hôi thối “xốc” lên nồng nặc.

Người ta phỏng đoán từ quan sát hiện trường và sự thối rữa xác voi, thời điểm 2 con voi rừng bị chết khoảng một tuần trở lại.

Chứng kiến cảnh 2 con voi rừng, một đực, một cái “to đùng” ước tính khối lượng lên đến hàng tấn, thân hình trương, nứt; trên mình xuất hiện nhiều vết mổ xẻ, một số bộ phận trên cơ thể voi mất đi; xác 2 con voi nằm ngổn ngang cách nhau khoảng 5m giữa rừng khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.

Căn cứ dấu vết để lại trên thân hình, nhiều người phỏng đoán đây là vụ tàn sát voi rừng dã man đáng lên án. Bởi qua kiểm tra ban đầu của cơ quan chức năng, con voi đực bị đã bị xẻ lấy đi phần xương mặt, một đoạn vòi đã rơi ra khỏi phần xương mặt.

Ông Nguyễn Quốc Lập - Trạm trưởng trạm kiểm lâm số 11 - VQG Yok Đôn cho biết: 2 con voi rừng bị chết được người dân đi cắt cỏ, hái thuốc trong rừng phát hiện trưa ngày 25/8 (khoảng 10h45). Ngay sau đó họ thông báo cho lực lượng kiểm lâm của trạm.

Cũng theo vị trạm trưởng trạm kiểm lâm số 11, thời điểm này Đắk Lắk đang mùa mưa nên 2 con voi này có thể nằm trong số đàn voi từ Campuchia di trú về Yok Đôn (gồm khu vực huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) để kiếm ăn các loại hoa màu, ngô, khoai, sắn… ở các vùng rừng đệm.

Nếu đúng như lời vị trạm trưởng trạm kiểm lâm số 11, thì chuyến đi của 2 con voi trên (nhiều khả năng là trong số đàn voi khoảng 30 con được lực lượng kiểm lâm VQG Yok Đôn vừa phát hiện trong tháng 8) là chuyến đi không trở về! Nhiều người ví von, đàn voi đó chắc “thất thanh”, một đi không trở lại…

“Voi chết có thể săn bắn để lấy ngà…”

Sau khi kết thúc sơ bộ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vào trưa qua (26/8), theo nhận định bước đầu của Thượng tá Trần Mạnh Hiếu - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT công an huyện Ea Súp thì 2 con voi rừng bị chết tại tiểu khu 257 có dấu hiệu tác động từ ngoại lực, chứ không phải do bệnh mà chết.

Ông Hiếu nói: “Qua khám nghiệm hiện trường, chúng tôi thấy 2 con voi có vòi bị cắt rời ra có thể khẳng định rằng 2 con voi có dấu hiệu tác động từ ngoại lực nên chúng tôi sẽ tích cực điều tra làm rõ nguyên nhân voi chết…”.

Cũng theo Thượng tá Trần Mạnh Hiếu, sau khi nhận được thông tin có 2 con voi chết tại tiểu khu 257 - trạm kiểm lâm số 11 - VQG Yok Đôn, Cơ quan CSĐT huyện Ea Súp đã nhanh chóng trao đổi thông tin với Cơ quan CSĐT huyện Buôn Đôn, cùng với Công an tỉnh Đắk Lắk, VKS 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp - PV), cùng VQG Yok Đôn thành lập lực lượng nhanh chóng điều tra, xác minh.

Cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường.

Cùng ngày, ông Trần Văn Thành - quyền Giám đốc VQG Yok Đôn cũng cho biết về nguyên nhân voi chết phải chờ kết quả điều tra, phân tích, xét nghiệm của khoa học hình sự.

Tuy nhiên, theo ông Thành, không loại trừ khả năng 2 coi voi rừng chết là do bị săn bắn để lấy ngà. Ông nói: “Những khu rừng này trong thời gian qua chúng tôi đã kiểm tra khá nghiêm ngặt, thường xuyên, tuy nhiên, khi lâm tặc đã cố tình đi săn bắn thì rất khó để ngăn chặn…”.

Vị quyền giám đốc VQG Yok Đôn cho biết thêm, hiện xác 2 con voi sẽ được lực lượng kiểm lâm của VQG Yok Đôn bảo vệ cho đến ngày bàn giao Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Đồng thời, vụ việc đã được báo cáo với cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có sự chỉ đạo, hỗ trợ tiếp theo.

Theo Thượng tá Trần Mạnh Hiếu - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT công an huyện Ea Súp thì 2 con voi rừng bị chết tại tiểu khu 257 có dấu hiệu tác động từ ngoại lực, chứ không phải do bệnh mà chết.

Được biết, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có số lượng đàn voi lớn nhất cả nước, khoảng hơn 140 con voi nhà lẫn voi rừng; trong đó voi rừng ở tỉnh này tập trung vào 3 khu vực chủ yếu phía Bắc - Tây bắc Ea Súp; VQG Yok Đôn và Tây bắc Ea H’leo. Trước đó, trong vòng một tuần (26/3-31/3/2012), tại địa bàn huyện Ea Súp, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện 3 con voi bị chết.

Trong số đó, có một con voi đực nặng khoảng 1,5 - 2 tấn đang trong quá trình phân hủy được phát hiện tại tiểu khu 238, xã Ea Bung, huyện Ea Súp. Phần ngà, đuôi, vòi, khúc chân bên trái và nhiều phần thân thể bị lấy mất, trong khi phần đầu voi bị đục tung.

Theo Dân Trí

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

VĂN TẾ THAM QUAN

VĂN TẾ THAM QUAN
23:26 25 thg 8 2012Công khai20 Lượt xem 10
Hởi ôi!

Nước chảy lạnh lùng,
Mưa bay lất phất!
“Cây trong núi ngàn tuổi dễ tìm,
Người ở đời trăm năm khó gặp!”
Lúc sống,nhà cònở mấy tầng,
Khichết,thây cũng vùi batấc! 

Nhớ linh xưa,

Quyền thế ngang trời,
Uy phong lệch đất!
Đi nửa bước, hộ vệ bám kè kè,
Ho một tiếng dân đen run lập cập!

Rõ là:

Trôn con trẻ trây cứt trây phân,
“Miệng nhà quan có gang có thép!”
Mánh mung rút bòn vật liệu,  mà cầu,đường nhà nước xuống cấp ào ào,
Lập lờ cắt xén đất đai,nên nhà,xe quan ngài lên đời tới tấp!
Mặc người đi đường té xuống té lên,
Thây kẻ qua cầu rớt tim rớt mật!
Nói sao xuể,bao điều vô sỉ từ nhỏ đến to,
Ghi khôn cùng,đủ lối gian manh từ A tới Z!
Xem báo viết, thiếu điều nhức óc nhức xương,
Mở “web- sai”, càng thêm tối mày tối mặt!

Thế mà,

Vào công vào việc, lơ mơ tựa giống cù lần,
Thấy của thấy tiền, lít xích như con lật đật!
Thời làm lính, họclem nhem ba chữ i tờ,
Lúc lên quan,“đậu” lủ khủ một lô bằng cấp!
Ruộng tốt trăm vuông,
Vàng ròng thiên dật!
Cược ván cờ vài tỉ,việc tưởng như đùa,
Đặt canh bạc vạn “đô”, không dè chuyệnthật!
Châu đầu châu mặt cố moi dự án trên trời,
Quơ tay quơ chân cứ nhétbạc vàngđầy túi.
Là trưởng giả ai lại xài thứ bèo Phú Lễ, Gò Đen.
Đã nhà quan thì phải chơi hàng hiệu“Mạc-Ten”,“Cô Nhắc!”
Tiền “chùa”đem bỏ vào tráp vào rương,       
Xecôngmang đi sờ đùi sờ nách!          
Của chùa của miễu, xài hoang vung thẳng hai tay;
Thằng cu thằng đen, chạy thuế lòi đom một khúc!
Bất lương đâu kém đámTần Cối, Tần… Chày,
Vô sỉ chẳng thua lũ Hòa Thân,  Hòa… Thiết! (!)

Lạ chi,

Tai trâu mặt lợn, nào dè muôn tiếng thị phi,
Mồm thép miệng gang, chẳng tiếc trăm điều hống hách!.
Báo ngày tốn bao nhiêu mực, xem chừng đàn khảy tai trâu,
Báo mạng mất bấy nhiêu công, nào khác nước ngoi đầu vịt!
 Chỉ vì,

Cái óc cái tim đen cỡ mực tàu ,
Cái mặt cái mày, dày như tấm thớt!

Để rồi hôm nay,

Khi thân tại chức, chẳng xì được tiếng thơm tho,
Lúc xác ém sâu,vẫn bốc ra mùi thúi hoắc!
Ngán uy sợ thế, bao người trước mặt cúi đầu,
Miệt đức khi tài, khối kẻ sau lưng đấm c…*
Con thơ nhóc nheo mấy hệ, mặc người xưng bố, xưng ba,
Vợ trẻ mơn mởn dăm bà, mạnh kẻ đổ lờ đổ lọp!
Tim gan dơ tợ máu cùi,
Tiếng tăm thúi hơn cóc chết!
Ngưu đầu mã diện đành cúi mặtchào thua,
Quỉ sứ ma vươngcũng dập đầu bái phục!

Những tưởng,

Sống,tiếng nổi lẫy lừng,
Chết,người thăm chật ních!

Nào dè,

Từ lúc xuôi tay,
Tới khi liệm xác.
Ngoài vợ con thì khóc hu hu,
Còn ai nấy đều cười khặc khặc!

Hôm nay,

Rặn dăm câu dăm chữ, thảo điếu văn thống thiết một bài,
Quệt chút ớt chút tiêu, cho làng xóm xốn xang đôi mắt!
Đã không cửa đi đếnTây Thiên,
Thì chắc ăn tìm về Địạ Ngục!
Thành kính dâng ngài,
Nói nhiều không tốt!

Ô hô! Có linh xin hưởng!


Tác giả : KHA TIỆM LY -  0987.701.952
Có tên thật : Thái Quốc TếSinh năm 1947Quê quán: Thạnh Phú - Bến Tre.Hiện ngụ: Bến Tre.Các bút danh khác: Vũ Chương, Lam Kha, Thái Quốc Tế.Nghề nghiệp: Giáo viên VănSáng tác thơ Đường luật từ năm lớp 6.Có thơ và truyện ngắn đăng trên các báo địa phương và trung ương.
Những bài phú gắn liền với tên tuổi nhà thơ :
- Hoàng Sa nộ khí phú
- Hoàng Sa tiếu ngạo phú
- Trường Sa tâm thư phú
- Điểm mặt quân thù phú
- Văn hành
- Phú tặng vợ...

CHÂN DÀI






CHÂN DÀI NHƯ THẾ ĐƯỢC CHƯA
CỚ GÌ THIÊN HẠ CỨ ƯA ...CHÂN DÀI ?!...

thanhdalanghop@yahoo.com   8-2012 T.D

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

HOA CỎ MÙA THU

(tặng Thu Thảo – Hoa hậu VN 2012)

Cỏ-mùa-thu nay thành hoa hậu
Giữa mùa thu hai ngàn mười hai
 “biết yêu thương và luôn phấn đấu”*
Đã nở Hoa nhân hậu,trang đài !

Thanhdalanghop  24h00 25-8-2012 T.D
*đại ý lời dạy của bố mẹ đối với Thu Thảo

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

NHỚ MÙA THU







CÓ MỘT MÙA THU

Mấy ngàn năm đã có một mùa thu
Mây tổ quốc thôi mang màu ảm đạm
Cờ tổ quốc tô son trời tháng tám
Ánh sao vàng lấp lánh với sao đêm

Mùa thu này sinh ra anh ra em
Em tên Hạnh và anh tên Phúc
Mỗi độ thu về - mỗi lần chung đúc
Ta mơ thành bông cúc của mùa thu

Từ đó mùa thu đã hóa khúc ru
Chúng mình hát,cháu con mình vẫn hát
Về một mùa thu lá vàng gieo hạt
Cho muôn đời gió mát với trăng trong !...

Làng Hóp  8 – 2001 T.D