Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

THÀY GIÁO BỊ VỢ ĐỐT CHÁY

Thầy giáo bị vợ thiêu đối mặt với tử thần

Các bác sỹ tiên lượng tình trạng của anh Tự là rất xấu. Người thân không biết phải kiếm đâu tiền điều trị cho anh khi mỗi ngày phải chi từ 8- 10 triệu đồng.

>> Cục đá bị 'nhốt' trong cũi sắt có nơi ở mới
>> Ám ảnh khủng khiếp của sinh viên y khoa

Vợ thú nhận đốt chồng

Như VietNamNet đã đưa, Công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Thị Tuyết (SN 1979, trú xóm Trung Thành, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) để điều tra về hành vi giết người.

Trước đó, sau khi xảy ra vụ cháy tại nhà anh Trần Văn Tự (giáo viên trường THCS Sơn Lộc) khiến anh này bị bỏng nặng, cơ quan công an đã nghi vấn hung thủ là người vợ và đã tiến hành tạm giữ chị Tuyết.

Tại cơ quan công an, Phan Thị Tuyết khai nhận, vào khoảng 2h sáng ngày 20/10, chồng Tuyết là anh Trần Văn Tự đi uống rượu say về nhà gọi cửa. Sau đó giữa Tuyết và chồng có xảy ra cãi vã và anh Tự đã đuổi Tuyết ra khỏi nhà rồi đóng cửa lại.

Khi trở về, thấy chồng đã ngủ say, Tuyết lấy xăng tưới vào người chồng rồi châm lửa đốt, sau đó gọi con gái út dậy, lấy xe đạp chở con về nhà ông bà, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Anh Tự bị bỏng nặng khi bò ra khỏi đám cháy và đã được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh. Do thương tích quá nặng, hiện anh Tự đang được điều trị tại Viện bỏng Quốc gia.

Chiều 29/10, các bác sỹ Viện bỏng Quốc gia cho biết, anh Tự được chuyển lên từ Bệnh viện Hà Tĩnh, trong tình trạng bỏng nặng, nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng, sốt cao, có bỏng hô hấp, diễn biến nguy kịch.

Nạn nhân bị bỏng toàn thân 90%, chủ yếu bỏng sâu 80%, tiên lượng rất xấu. Để điều trị bỏng sâu cho bệnh nhân này cần cắt hoại tử, sau đó tiến hành ghép da tự thân.

Nỗi đau

Chăm sóc anh tại bệnh viện, người em trai của anh Tự vẫn còn thất thần sau sự việc xảy ra.

Theo lời kể của người em, anh Tự là con trai lớn trong gia đình, đã sớm bươn trải từ nhỏ. Anh Tự đi nghĩa vụ vào năm 1995. Trong thời gian này anh Tự nảy sinh tình cảm với chị Tuyết qua những cánh thư.

Sau khi giải ngũ, anh Tự và chị Tuyết thành hôn. Anh Tự quyết trí học hành, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm, anh nhận được công việc làm giáo viên ở trường THCS Sơn Lộc, còn chị Tuyết chỉ ở nhà làm nông nghiệp.

Cuộc sống của vợ chồng anh Tự êm đềm trôi qua với hai cô con gái lần lượt ra đời vào năm 2003 và 2005. Vì cuộc sống khó khăn, từ khi con gái lớn mới hơn một tuổi, vợ chồng anh Tự đã phải gửi con nhờ ông bà nội chăm sóc.

Năm 2006, sau lần bị tai nạn xe máy, chị Tuyết bỗng thành người khác lạ- hay cáu bẳn và to tiếng với chồng. Theo lời người em trai của anh Tự, chị Tuyết có dấu hiệu bị ảnh hưởng đến thần kinh từ sau lần ngã xe đó.

“Bình thường 4 giờ sáng anh Tự dậy soạn giáo án. Hôm xảy ra vụ việc, anh Tự bị đánh thức bởi đám cháy lúc khoảng 3 giờ sáng.

Khi vùng dậy chạy ra ngoài, chợt nghĩ cô con gái đang nằm trong nhà, sợ con bị nạn, anh quay lại định cứu con thì dính lửa. Anh không biết rằng khi đó trong nhà chỉ còn lại một mình”, em trai anh Tự kể lại.

Cũng theo lời kể của người em trai, vì đám cháy xảy ra giữa đêm hôm khuya vắng, không ai phát hiện giúp anh Tự dập lửa. Cả thân thể anh như ngọn đuốc sống lao ra khỏi nhà, lăn lộn trên đám cát trước cửa nhà để tự dập lửa rồi sau đó mới hô hoán mọi người đến cứu giúp.

Cũng chính vì tự dập lửa bằng cách lăn lộn trên cát khiến vết thương của anh bị nhiễm khuẩn nặng.

Sau khi gặp nạn, nằm trên giường bệnh, anh Tự vẫn còn chưa hết hoảng hốt, nhiều đêm anh mê sảng với những tiếng la hét trong hoảng sợ.

Gương mặt u sầu, em trai anh Tự cho biết, để có tiền chạy chữa cho anh trai, hai người em của anh Tự đã phải chạy vạy khắp nơi.

Chỗ nào vay mượn được họ đã vay cả, giờ mỗi ngày điều trị hết từ 8- 10 triệu đồng, họ không biết lấy đâu tiền để chữa trị cho anh.

Tài sản trong nhà anh Tự đã gần như cháy rụi hết cả. Thứ tài sản duy nhất của gia đình anh Tự là mảnh vườn, nếu bán đi cũng chỉ đủ tiền điều trị trong khoảng 10 ngày cho anh.

Giờ người cha già hơn 70 tuổi, từng bị tai biến và người mẹ ốm yếu với thân hình còm cõi chỉ nặng chừng 25 kg đang phải oằn tấm lưng già chăm sóc con anh Tự sau khi tai họa xảy ra.


T.Nhung

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

CHUYỆN KHÓ GIẢI THÍCH VÌ SAO

Người đàn bà khỏa thân trên cầu Long Biên
  30/10/2012 07:17:37 AM
Trong suốt quãng thời gian hết thực hiện hành động kỳ quặc cởi và mặc váy áo, mặt chị ta luôn quay về phía đường Trần Nhật Duật...

Vào khoảng 16h ngày 29-10, trong khi dòng người đang lưu thông đông đúc lên cầu Long Biên từ phía đường Trần Nhật Duật, bỗng xuất hiện người phụ nữ mặc váy kẻ dọc dáng điệu thất thần đi bộ lên trên cầu.

Sự xuất hiện của người đàn bà với điệu bộ khác lạ khiến nhiều người chú ý

Khi đến khu vực giữa đường lên xuống cầu, người phụ nữ này đột nhiên dừng lại, đứng như trời trồng mắt trân trân nhìn về phía mặt trời mọc. Sự xuất hiện của người phụ nữ có điệu bộ lạ kỳ này khiến ai đi qua cũng phải ngoái lại làm dòng xe bị dồn ứ lại.

Giao thông khu vực trên càng trở nên hỗn loạn hơn khi người phụ nữ từ từ trút bỏ toàn bộ xiêm y, sau đó lại mặc váy vào như cũ. Trước sự chứng kiến của rất nhiều người (trong đó có cả các du khách nước ngoài), sau khi mặc váy vào được khoảng 20 phút chị ta lại hồn nhiên cởi ra và cứ thế đứng khỏa thân trên cầu hàng tiếng đồng hồ.
 
Người phụ nữ này hồn nhiên trút bỏ toàn bộ xiêm y nhiều lần

Trong suốt quãng thời gian hết thực hiện hành động kỳ quặc cởi và mặc váy áo, mặt chị ta luôn quay về phía đường Trần Nhật Duật và lúc nào cũng trân trân nhìn về phía mặt trời đang lặn.

Do khu vực trên vẫn được các nghệ sĩ nhiếp ảnh và đoàn làm phim đến để chọn bối cảnh quay nên dường như chẳng mấy người đi đường quan tâm đến sự hiện diện của người phụ nữ trên.

Chỉ đến khi những bà hàng rong ngồi gần đó liên tục kêu ca mới có người nhấc máy điện thoại gọi cho cơ quan chức năng thông báo về vụ việc trên. Nhưng trước khi cơ quan chức năng có mặt, cũng là lúc mặt trời đã lặn sau những dãy nhà cao tầng người đàn bà khỏa thân bí ẩn trên cũng lặng lẽ đi xuống cầu hòa vào dòng người tất bật phía dưới…


Chu Dũng (HNM)

"MƯA ĐỀN CÂY" !





MƯA ĐỀN CÂY
(viết sau cơn bão số 8)

Sau cơn bão,trời lại mưa xối xả
Cây đổ rồi,rễ rã hết mầu trôi
Người đến cưa thành khúc chia bôi
Để dựng tạm mái lều – thay nhà đã đổ
Và xẻ gỗ làm hòm chôn người quá cố…

Đi dưới mưa trên đường ra địa mộ
Ai cũng bảo rằng đây là “mưa đền cây”!

Ôi, con người nhân văn và rất đỗi thơ ngây !

Làng Hóp 1h30’  30-10-2012 T.D

NAM ĐỊNH TAN HOANG SAU BÃO SỐ 8


Nam Định tan hoang sau bão

TTO - Bão Sơn Tinh (bão số 8) ập đến gây ra hậu quả nặng nề cho tỉnh Nam Định. Ngoài 2 người chết, 1 người mất tích, Nam Định còn thiệt hại nặng nề về vật chất, ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 872 tỉ đồng.
TTO ghi lại một số hình ảnh tại Nam Định một ngày sau bão:




Người dân thị trấn Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng) thu dọn cây lớn bị bão đánh đổ - Ảnh: Nguyễn Khánh


Người dân huyện Hải Hậu lợp lại mái nhà sau khi trận bão càn qua - Ảnh: Nguyễn Khánh


Một căn lều trông nghêu tại xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng) bị bão đánh sập, người dân đang tích cực thu dọn và sửa sang lại - Ảnh: Nguyễn Khánh


Bão lớn khiến một tấm tôn bay lên và mắc kẹt trên đường dây điện - Ảnh: Nguyễn Khánh


Ngôi nhà của bà Trần Thị Lan tại xóm 9, Hải Hà, Hải Hậu bị bão thổi bay phần nóc - Ảnh: Nguyễn Khánh


Trạm thu phát sóng của Đài truyền thanh huyện Giao Thủy bị bão quật gãy - Ảnh: Nguyễn Khánh


Căn nhà của chị Vũ Thị Liên tại xóm 1, Đông Liêu, xã Nghĩa Lạc trơ trọi sau cơn bão - Ảnh: Nguyễn Khánh


Hiện trường ngổn ngang tại ngôi nhà của bà Cao Thị Tuyết, thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy). Gió lốc mạnh khiên ngôi nhà của bà bị đổ sập khiến bà Tuyết tử vong - Ảnh: Nguyễn Khánh
NGUYỄN KHÁNH

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Sửa Hiến pháp: Thêm quyền giám sát Chính phủ cho Chủ tịch nước

(Dân trí) - Chủ tịch nước có thêm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng trái lệnh của Chủ tịch nước; thêm quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ… dự thảo Hiến pháp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét lần đầu hôm nay, 29/10.

Tờ trình do Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội nêu rõ nhiều nội dung bổ sung về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong bộ máy lãnh đạo nhà nước.  
 
Cụ thể, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi Bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch nước bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Việc này cũng nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ của Chủ tịch nước với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động lập pháp; đồng thời phát huy tốt hơn cơ chế kiểm tra, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 
Chủ nhiệm UB Pháp luật trình dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp trước Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng)
Chủ nhiệm UB Pháp luật trình dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp trước Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng)
Cùng với quyền tham dự các phiên họp của UB Thường vụ QH, Hiến pháp sửa đổi dự kiến trao cho Chủ tịch nước thêm quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ.
Ngoài ra, Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Trong mối quan hệ với tư pháp, Chủ nhiệm UB Pháp luật đề xuất bổ sung thẩm quyền của Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao.
Chủ nhiệm UB Pháp luật, Phan Trung Lý giải thích, việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Thẩm phán TAND tối cao, bảo đảm tính nhân danh nhà nước trong xét xử, tăng cường tính độc lập của cơ quan tư pháp. Thẩm phán TAND tối cao cần phải được Quốc hội, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh này.
Về việc bổ sung thẩm quyền phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao của Chủ tịch nước, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.
Một số ý kiến đề nghị làm rõ thẩm quyền phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao (cấp sĩ quan cấp tướng, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân), bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Loại ý kiến thứ 2 cho rằng, để phù hợp với thực tiễn phân cấp quản lý cán bộ, gắn kết giữa việc phong hàm và bổ nhiệm chức vụ, đề nghị Hiến pháp chỉ quy định Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp thượng tướng, đại tướng và đô đốc hải quân.
UB Sửa đổi Hiến pháp tán thành với loại ý kiến thứ nhất.
 
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
 
Về thể chế kinh tế, Chủ nhiệm UB pháp luật tái khẳng định, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Theo ông Lý, hiện vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau là về cách thể hiện các thành phần kinh tế trong Hiến pháp.
 
Ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế tại điều 55. Quy định như vậy để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
 
UB sửa đổi Hiến pháp tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại điều 55 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Theo đó, điều 55 khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
P.Thảo
Xác định chín nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Cập nhật lúc 16:54, Thứ hai, 29/10/2012 (GMT+7)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.  
 
NDĐT – Theo tờ trình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đọc sáng nay, 29-10, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, Ủy ban đã xác định chín nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sẽ được lấy ý kiến toàn thể nhân dân trong ba tháng.
Chín nội dung này căn cứ vào Cương lĩnh, các văn kiện khác của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết của Quốc hội, bao gồm:
Thứ nhất, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Thứ hai, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Thứ ba, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ năm, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ bảy, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ tám, sửa đổi Hiến pháp để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong quan hệ quốc tế; tạo cơ sở hiến định để Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện quyền, nghĩa vụ quốc gia, góp phần giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới.
Thứ chín, sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Cụ thể hóa chín nội dung cơ bản nêu trên, Dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo Hiến pháp giảm 1 chương, 21 điều, 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung 13 điều mới.
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này được thực hiện theo quy định tại Điều 147 của Hiến pháp hiện hành. Theo đó, Quốc hội quyết định việc sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội cho ý kiến và trình xin ý kiến nhân dân. Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo, trình Quốc hội xem xét, thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Lấy ý kiến tất cả các tầng lớp nhân dân
Cũng trong sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã đọc tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo đó, Ủy ban đề nghị tổ chức lấy ý kiến về toàn bộ nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.
Các cơ quan, tổ chức tham gia ý kiến vào toàn bộ nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung đóng góp ý kiến về những nội dung có liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
Việc lấy ý kiến nhân dân được thực hiện thông qua các hình thức: góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác.
Đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức ở trung ương và ở địa phương.
Ủy ban đề nghị Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong thời gian ba tháng, bắt đầu từ ngày 2-1-2013 và kết thúc vào ngày 31-3-2013.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

CT TQ ÔN GIA BẢO & 2,7 TỶ USD


Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác tin sở hữu 2,7 tỉ USD

Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác tin sở hữu 2,7 tỉ USD
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo - Ảnh: AFP

(TNO) Các luật sư đại diện cho gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã bác bỏ tường thuật mới đây của tờ New York Times (Mỹ) nói rằng gia đình ông đã tích lũy được 2,7 tỉ USD.

Trong một thông báo được tờ báo Hồng Kông South China Morning Post đăng tải hôm 28.10, các luật sư khẳng định trong các thân nhân của ông Ôn Gia Bảo tham gia kinh doanh, không ai có hoạt động bất hợp pháp.
Vào hôm 26.10, tờ New York Times loan tin gia đình ông Ôn Gia Bảo sở hữu khối tài sản kếch sù trị giá ít nhất 2,7 tỉ USD.
“Cái gọi là “của chìm” của gia đình ông Ôn Gia Bảo trong bài báo của tờ New York Times không hiện hữu”, thông báo khẳng định.
Theo tờ South China Morning PostWall Street Journal (Mỹ), đây là lần đầu tiên một lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc lên tiếng phản hồi những tường thuật của báo chí nước ngoài.
Thông báo khẳng định ông Ôn Gia Bảo chưa bao giờ đóng bất kỳ vai trò nào trong hoạt động kinh doanh của các thành viên trong gia đình, và không hề có chuyện hoạt động của họ ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách của ông.
Các luật sư thuộc Văn phòng luật Junhe và hãng luật Grandall tuyên bố họ “sẽ tiếp tục làm rõ những tường thuật sai sự thật của tờ New York Times” và đe dọa sẽ khởi kiện tờ báo.
Trước đó, vào hôm 26.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố bài báo của tờ New York Times “bôi nhọ Trung Quốc” và có động cơ xấu xa, theo AP.
Tuy nhiên, tờ New York Times đã đăng tải một bài báo trên website hôm 28.10, tuyên bố bảo vệ bài báo về gia đình ông Ôn sau khi đọc thông báo của các luật sư.
Người phát ngôn của tờ New York Times Eileen Murphy khẳng định: “Chúng tôi sẽ bảo vệ bài báo mà chúng tôi rất đỗi tự hào và là ví dụ cho chất lượng điều tra báo chí nổi tiếng của tờ New York Times”.

Sơn Duân


>> Ông Ôn Gia Bảo kêu gọi bảo vệ nông dân
>> Ông Ôn Gia Bảo lại kêu gọi cải cách chính trị
>> Ông Ôn Gia Bảo thừa nhận bất bình của người dân
>> Ông Ôn Gia Bảo gặp người khiếu kiện
>> Khó khăn chờ ông Ôn Gia Bảo ở Ấn Độ
>> Sách chỉ trích ông Ôn Gia Bảo bán tại Hồng Kông
>> Ông Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị

MỘT CHỨNG CỨ VỀ CHỦ QUYỀN ĐẢO DOKDO

next

Chủ Nhật, 28/10/2012 - 07:15

Mỹ tìm thấy tài liệu ghi đảo Dokdo là của Nhật Bản

(Dân trí) - Chính quyền bang New Jersey của Mỹ vừa công bố một phát hiện bất ngờ về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Mỹ tìm thấy tài liệu ghi đảo Dokdo là của Nhật Bản
Ảnh chụp tấm bia ghi dòng chữ "Đảo Dokdo (mà phía Tokyo gọi là đảo Takeshima) thuộc chủ quyền của Nhật Bản" được tìm thấy ở thư viện công cộng Palisades Park.

Đài KBS cho hay cách đây hai ngày, chính quyền bang New Jersey đã phát hiện tài liệu ghi rõ quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, mà hai bên lần lượt gọi là Takeshima và Dokdo, trên thực tế là của Nhật Bản.

Tài liệu gồm một chiếc cọc dài 1 mét ghi dòng chữ "Đảo Dokdo (mà phía Tokyo gọi là đảo Takeshima) thuộc chủ quyền của Nhật Bản". Chiếc cọc này được cắm cạnh một tấm bia cũng ghi dòng chữ tương tự.  Đây là bia tưởng nhớ những phụ nữ Hàn Quốc bị ép mua vui cho lính Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ II .

Cả hai "bằng chứng" trên đã được vô tình tìm thấy trong thư viện công cộng Palisades Park, gây ngạc nhiên cho cả chính quyền New Jersey lẫn cộng đồng Hàn kiều tại bang này. Hội người Hàn tại New Jersey cho biết sẽ làm rõ sự thật liên quan đến thông tin này và tìm hiểu tính xác thực cũng như pháp lý của các chứng cứ trên.

Cùng ngày, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại New York cũng phát hiện một tờ giấy vuông nhỏ với cạnh dài khoảng 5cm ghi dòng chữ "Đảo Dokdo thuộc chủ quyền Nhật Bản" bằng tiếng Anh. Tờ giấy này được gắn ngay dưới biển hiệu Tổng Lãnh sứ quán Hàn Quốc.
 Mỹ tìm thấy tài liệu ghi đảo Dokdo là của Nhật Bản
Tờ giấy vuông nhỏ màu trắng in hình quần đảo Takeshima/Dokdo lồng trong quốc kỳ Nhật Bản được gắn ngay dưới biển hiệu Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc.

Mỹ đã lập tức tăng cường an ninh để đối phó với những vụ việc tương tự tái diễn.

Những thông tin trên xuất hiện giữa lúc chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch trì hoãn việc đưa vấn đề đảo tranh chấp với Hàn Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Dự kiến, việc trì hoãn này sẽ được kéo dài ít nhất đến tháng sau nhằm xem xét khả năng cải thiện quan hệ song phương sau khi ngoại trưởng hai nước có cuộc gặp lại New York vào cuối tháng 9 vừa qua.

Trước đó, Nhật Bản dự kiến đệ trình hồ sơ Takeshima/Dokdo lên ICJ vào cuối tháng này để phải đối việc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Pak tiến hành chuyến thăm chưa từng có tiền lệ tới quần đảo tranh chấp hồi tháng Tám.

Đức Vũ
Theo KBS

CẢNH GIÁC VỚI HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư

* Châu Âu thu hồi đồ chơi Trung Quốc


TT - Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người.



Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.



Gấp nhiều lần mức cho phép
Để tìm hiểu độ an toàn của lồng đèn, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên hai chiếc lồng đèn nhìn khá đáng yêu, một mua ở siêu thị và một ở tiệm bán lồng đèn trên phố. Mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc.
Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng. Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. Đẹp, giá không rẻ (từ 65.000-75.000 đồng/chiếc), lại được ghi xuất xứ rõ ràng, có nhà nhập khẩu hẳn hoi... là những lý do khiến nhiều ông bố, bà mẹ vô tư “rinh” về nhà những chiếc lồng đèn nhựa như trên.
Hai mẫu lồng đèn này được đưa đến Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra. Theo kết quả kiểm nghiệm, thành phần nhựa trong hai mẫu lồng đèn nói trên không độc hại. “Dù sản phẩm của hai nhà phân phối khác nhau, của hai địa chỉ sản xuất khác nhau nhưng đều có chung một nguyên liệu sản xuất là nhựa APS (nhựa tái chế) và PE” - TS Trần Ngọc Quyển, phó trưởng phòng vật liệu - hóa dược Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, cho biết. Tuy nhiên, nhà phân phối chỉ ghi chung chung hoặc ghi không đúng thành phần như kết quả kiểm nghiệm. Lồng đèn con chuồn chuồn chỉ được ghi chung chung về thành phần là “nhựa”, còn lồng đèn con chim thì ghi sai thành phần gồm nhựa PP, PE mà không phải là ABS và PE.
Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm nói trên ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa). Lượng Cd này gấp đến nhiều lần mức cho phép.

Lồng đèn nhựa Trung Quốc tràn ngập phố Hàng Mã (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh



Gây ung thư, dị tật thai nhi...
TS Quyển cho biết Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt...) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. Quá trình tranh chấp - trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể.
Nguy hiểm nhất của đồ chơi, lồng đèn nhiễm Cd với hàm lượng quá cao là Cd tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc. “Màu sắc trong mấy cái lồng đèn nhựa này rất dễ bong tróc, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm là trẻ dễ bị thôi nhiễm Cd rồi. Nguy hiểm nhất là ở chỗ đó chứ không phải trẻ chỉ cắn, ngậm lồng đèn mới bị tác hại” - TS Quyển cảnh báo. Ngoài vấn đề có kim loại độc hại, các loại lồng đèn nhựa nói trên còn có cả pin, rất độc nếu trẻ nhỏ chơi, cắn, ngậm và nhựa cũng khó phân hủy, ảnh hưởng cho môi trường.



Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép - Ảnh: Mỹ Dung


MỸ DUNG
Châu Âu thu hồi đồ chơi Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã ra lệnh thu hồi 15 mặt hàng đồ chơi và trang phục trẻ em có xuất xứ Trung Quốc do các sản phẩm này chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe trẻ em. Các sản phẩm trên đều bị xếp vào hàng “nguy hiểm” đối với trẻ em và bị cấm tiêu thụ tại thị trường châu Âu.
Theo Reuters, đây là động thái mới nhất trong chiến dịch chống hàng kém chất lượng từ Trung Quốc. Ngày 1-8, Ủy ban châu Âu (EC) phát động cuộc vận động chống hàng giả với tên gọi “Đừng để một tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn”. EC đã chi 87.000 USD để sản xuất bộ phim tuyên truyền chống hàng giả mà đa số nhập khẩu từ Trung Quốc.
AFP dẫn lời các quan chức thuộc Ủy ban Doanh nghiệp và công nghiệp châu Âu cho biết giày dép trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrome vượt quá sáu lần mức cho phép. Trong khi đó, lượng kim loại và các chất độc hại trong đồ chơi Trung Quốc luôn bị xếp vào diện “nguy hiểm”.
ĐÔNG PHƯƠNG
Lồng đèn Trung Quốc đội lốt Hàn Quốc
Gần đến Tết Trung thu, tại nhiều tiệm bán lồng đèn ở TP.HCM và trong các siêu thị, không khí mua bán các loại lồng đèn khá rôm rả. Tại tiệm bán lồng đèn trên đường Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú, mới hơn 9g ngày 22-9 nhiều ông bố, bà mẹ đã nhộn nhịp đưa con đi chọn lồng đèn. Ở đây có rất nhiều loại lồng đèn với nhiều chất liệu như bóng kính hình ngôi sao, hình cá chép rồi lồng đèn nhựa hình cá chép, hình thỏ, hình chim (Việt Nam) nhưng sinh động và đa dạng hơn là lồng đèn nhựa hình các loại thú, siêu nhân... chạy bằng pin có xuất xứ từ Trung Quốc.
Rất nhiều trẻ nhỏ vào mua đã chọn ngay chiếc lồng đèn siêu nhân, hình thú của Trung Quốc. Chị Minh, một khách hàng có hai bé trai nằng nặc đòi mua cho bằng được lồng đèn nhựa hình siêu nhân, phân trần: “Tôi cũng muốn mua cho con lồng đèn của Việt Nam làm, nhưng mấy đứa cứ đòi cái này thôi”. Và chị Minh cũng tự trấn an rằng các con chị đã lớn (khoảng 6, 8 tuổi) và hàng cũng có xuất xứ đàng hoàng nên “chắc an toàn”. Theo lời người bán hàng, năm nay những khách “đi một mình” (không có con nhỏ đi kèm) thì phần lớn chọn lồng đèn truyền thống của Việt Nam làm.
Khảo sát tại nhiều điểm bán lồng đèn khác cho thấy tình trạng các loại lồng đèn có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng người bán khẳng định là Hàn Quốc,Thái Lan khá phổ biến. Tại đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), hàng loạt dãy hàng bày bán lồng đèn bằng giấy, nhựa có giá 10.000-50.000 đồng được treo biển “đèn lồng Hàn Quốc”. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả các loại lồng đèn dạng này đều được nhập từ Trung Quốc.
Còn tại Hà Nội, ngày 22-9 trên khắp dãy phố Hàng Mã lan sang cả phố Hàng Khoai, đồ chơi trung thu cho trẻ em được bày bán rất phong phú. Chị Hồng, một chủ hàng trên phố Hàng Mã, cho biết ngoài trống, mặt nạ, đèn ông sao..., lồng đèn là đa dạng nhất với đủ loại to nhỏ và màu sắc khác nhau. Không ngần ngại cung cấp xuất xứ sản phẩm, chị Hồng thẳng thắn cho biết 100% là hàng sản xuất ở Trung Quốc. Được làm bằng nhựa, các loại lồng đèn đều có chức năng như nhau là nhạc, đèn nhấp nháy... Giá tăng hơn 30% so với năm trước, mỗi loại lồng đèn một giá tùy theo kích thước và mẫu mã. Loại nhỏ có cán để cầm, thường chỉ dành cho các em từ 2-5 tuổi, có giá 25.000-80.000 đồng/chiếc. Loại to một chút được bán với giá 120.000-150.000 đồng/chiếc. Loại đặc biệt nhất năm nay là lồng đèn để treo hoặc để ở góc phòng khách, có giá 800.000 đồng/chiếc. Cũng được làm từ chất liệu nhựa, những chiếc lồng đèn này nổi bật do xung quanh có trang trí, chạm trổ hoa văn rất bắt mắt.
MỸ DUNG - LÊ SƠN - LÊ THANH
Siết chặt kiểm tra đồ chơi trẻ em
Đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết trong thời gian từ tháng 8 đến nửa đầu tháng 9, đơn vị thực hiện kiểm tra trên mười vụ liên quan đến các mặt hàng đồ chơi trẻ em ở địa bàn TP. Kết quả kiểm tra cho thấy còn nhiều vụ vi phạm liên quan đến việc đồ chơi nhập lậu, vi phạm việc dán tem nhãn nhập khẩu, hợp chuẩn hợp quy cũng như các đồ chơi bạo lực bị cấm như súng, kiếm.
Theo quản lý thị trường, hàng trăm sản phẩm nhập lậu, hàng cấm đều bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định, tuy nhiên không tiến hành kiểm định hàm lượng chất độc hại có trong sản phẩm. Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra các mặt hàng đồ chơi trẻ em tại khắp các điểm bày bán trên địa bàn TP. Đơn vị sẽ tổ chức lấy mẫu đem kiểm định nếu phát hiện những nghi ngại về chất lượng, hàm lượng độc tố có trong sản phẩm.
LÊ SƠN

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

DÂN CHỦ MỸ


Biểu tượng “khó ưa” của nước Mỹ

Trung tâm thủ đô nước Mỹ tràn ngập những biểu tượng về nền dân chủ nhưng một vài trong số đó có lẽ thuộc dạng “phát sinh ngoài ý muốn”.

Đang giữa tiết thu, chiều Washington D.C trời trong nắng đẹp nhưng vẫn lạnh tái tê. Tôi chạy vội về khách sạn từ cửa hàng tạp hóa The Newsroom của anh chủ người gốc Việt vui vẻ, đon đả nhưng nhất quyết không chịu nói tên. Đến nơi thì đã thấy cô nàng Lisa Damico - Giám đốc du lịch của Capital Communications Group, LLC - chờ sẵn với nụ cười rạng rỡ. Theo chân Lisa, chúng tôi đến thăm trung tâm D.C, nơi đặt các cơ quan đầu não của chính quyền Mỹ và cũng là một trong những điểm hút du khách nhất ở đây.
Hàng xóm với 5 đời tổng thống
Điểm dừng chân được mong đợi nhất dĩ nhiên là Nhà Trắng nhưng sao nó “bé thế này?”. Nhìn thấy ánh mắt có phần hơi thất vọng của tôi, Lisa cười: “Nhiều người khi tới đây cũng nói với tôi rằng sao nhìn Nhà Trắng nhỏ hơn trong ti vi”. Chuyện gì cũng có lý do của nó nhưng vào lúc đó, tôi không chú ý lắm đến lời giải thích của Lisa vì bị thu hút bởi một cảnh tượng khác. Ngay đối diện Nhà Trắng, bên rìa Công viên Lafayette là một túp lều trông còn tồi tàn hơn cả lều của bác Tom. Đứng trước là một bà cụ da sạm đen trông quen quen cầm 2 tấm bảng viết những dòng chữ phản đối vũ khí hạt nhân. Không quen sao được khi bà chính là Concepcion Picciotto, người đã biểu tình kháng nghị trước Nhà Trắng hơn 30 năm nay. Du khách đến rồi đi, tổng thống nhậm chức rồi mãn nhiệm, đường lối chính sách trải qua bao thay đổi, nhưng bên đường vẫn hiện diện người đàn bà nhỏ bé gốc Tây Ban Nha bất kể nắng mưa hay giá lạnh.
 Biểu tượng “khó ưa” của nước Mỹ
Concepcion Picciotto, hàng xóm hơn 30 năm qua của các tổng thống Mỹ
Kể từ tháng 8.1981, bà Concepcion, năm nay 67 tuổi, bắt đầu thời gian kháng nghị dài nhất lịch sử nước Mỹ nhằm phản đối chiến tranh và kêu gọi cấm vũ khí hạt nhân. Từ đó đến nay, bà là “hàng xóm” của 5 đời tổng thống Mỹ và là “cái gai” trong mắt giới chức quản lý D.C. Concepcion di cư đến Mỹ năm 18 tuổi và từng làm việc tại Lãnh sự quán Tây Ban Nha ở New York. Năm 1966, bà lập gia đình với một người Ý nhưng sau đó 2 người chia tay và Concepcion bị tước quyền nuôi con, mất nhà và con gái. Sau đó, bà cùng người bạn William Thomas bắt đầu hành động kháng nghị vì hòa bình liên tục 24 giờ mỗi ngày. Nơi ở của 2 người là tấm vải bạt căng lên cùng nhiều biểu ngữ, hình ảnh rất bắt mắt.
Ban đầu, bà và Thomas chia ca để “trấn thủ” ngay trước Nhà Trắng và họ chỉ di chuyển 4 năm một lần vào những dịp tổng thống mới làm lễ nhậm chức. Trong ngần ấy năm, họ bị cảnh sát bắt giữ, chửi bới, thậm chí đánh đập hàng chục lần và cũng chừng đó lần vào trụ sở quốc hội hoặc ra tòa để bảo vệ quyền kháng nghị theo Hiến pháp Mỹ. Sau khi Thomas qua đời năm 2009, Concepcion được các thành viên của Tổ chức Occupation Peace House hỗ trợ để tiếp tục đấu tranh. Mỗi tối, khi có người đến thay ca, bà về trụ sở của tổ chức cách đó 3 con đường để tắm rửa, ăn vội vài muỗng súp và chợp mắt. Lisa kể rằng sau nhiều nỗ lực “bứng” Concepcion không thành, giới chức đành chào thua và gỡ gạc bằng cách đặt ra nhiều quy định khắt khe. Khu vực kháng nghị lúc nào cũng phải có người, bao gồm cả người đứng xem trong vòng 1,5 m nếu không sẽ bị xem là tài sản bỏ hoang. Mỗi khi mệt mỏi, Concepcion phải ngủ ngồi nếu không sẽ vi phạm điều luật về người lang thang…
Với tôi, nàng Lisa duyên dáng không đủ hấp dẫn bằng bà già chỉ cao khoảng 1 m và mất mấy cái răng. Tôi vội chạy đến, lách qua một vài du khách đang mê mải chụp ảnh để tiến lại chỗ Concepcion. “Chào bà, con là phóng viên từ Việt Nam. Bà nói chuyện với con chút nhé”, tôi hồ hởi. Nhưng hình như hôm đó là ngày không may thì phải khi Concepcion có vẻ khó ở trong người. Bà liếc một cái rồi tiếp tục im lặng trương tấm bảng “Chấm dứt đổ tiền cho Israel. Không xâm lược Iran”. “Bà ơi, bà tính ở đây đến bao giờ?”. “Cho đến khi nào họ từ bỏ vũ khí hủy diệt hoặc khi nào tôi chết hoặc tất cả chúng ta đều chết vì bom hạt nhân và chiến tranh. Bây giờ cậu làm ơn để tôi yên!”. Tôi đành chụp vội vài tấm ảnh rồi quay đi, vừa buồn vừa bực. Sao nghe nói Concepcion vui vẻ với những người quan tâm lắm mà? “Chắc người già tâm tính thất thường”, tôi tự an ủi . 
 Biểu tượng “khó ưa” của nước Mỹ 1
Đài Washington, trung tâm của Chữ thập dân chủ - Ảnh: Trọng Kha
Thật ra, cuộc đấu tranh can trường của Concepcion nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Dĩ nhiên, rất nhiều người từ giới học giả cho đến các tổ chức hoạt động xã hội coi bà là biểu tượng của hòa bình, là minh chứng cho sự tự do, dân chủ của Mỹ dù bằng chứng sống này đã rất “bầm dập” với chính quyền. Nhiều người khác thì cho rằng bà có vấn đề về thần kinh. Đối với du khách tứ xứ thì Concepcion là một “thắng cảnh” của D.C. Có chút gì đó bất nhẫn khi thấy hàng đoàn khách chụp ảnh, chỉ chỏ vào bà cụ cũng như vào một nhóm nhỏ người đang vẫy cờ và bắc loa yêu cầu Mỹ mau chóng can thiệp vào Syria.
Chữ thập dân chủ
Tôi tạm quên Concepcion, người đã phũ phàng từ chối mình, để trở lại với Lisa và sự “nhỏ bé” của Nhà Trắng. Cô giải thích: “Các bậc quốc phụ của Mỹ rất lo ngại độc tài. Họ không muốn tổng thống trở thành vua. Do đó, Nhà Trắng không thể lớn bằng tòa Capitol - trụ sở quốc hội được cũng như trụ sở của Tòa án tối cao. Nhà Trắng chỉ được xây bằng vật liệu bình thường trong khi Capitol và các công trình khác ở đây dùng toàn đá hoa cương, cẩm thạch không à. Thậm chí tổng thống không được phép bước vào quốc hội nếu không được mời nữa cơ”.  
Sau Nhà Trắng và Capitol, chúng tôi tới khu tưởng niệm Thomas Jefferson, Tổng thống thứ ba của Mỹ và là tác giả Tuyên ngôn Độc lập 1776. Dõi theo tầm mắt của tượng Jefferon, tôi thấy xa xa bên kia đầm nước là Nhà Trắng ẩn hiện. Lisa cười thanh minh giùm vị cha già của nước Mỹ: “Không phải Jefferson muốn làm tổng thống muôn năm đâu nhé. Ông ấy đang theo dõi các bậc hậu sinh đấy”. Sau khu tưởng niệm Jefferson là tới nhà lưu niệm Abraham Lincoln, một tổng thống vĩ đại khác của Mỹ. Tương tự, bức tượng nổi tiếng của Lincoln cũng nhìn qua đầm nước, hướng về tòa Capitol với mái vòm trắng xóa. “Anh thấy không, Jefferson canh chừng tổng thống còn Lincoln giám sát quốc hội”, Lisa giải thích, “ánh mắt 2 ngài giao nhau tạo thành một hình chữ thập với trung tâm là Đài Washington (cột trụ nhọn hoắt cao nhất thủ đô nước Mỹ mà một số người bạn gốc Việt gọi vui là cây viết chì - NV)”.
Theo Lisa, toàn bộ cấu trúc tạo thành một Chữ thập dân chủ với 2 đầu là 2 tổng thống vĩ đại, biểu trưng cho quan niệm dân chủ và tự do của Mỹ. Hai đầu còn lại là trụ sở hành pháp và lập pháp. Ngay giữa chữ thập là Đài Washington có chóp hình kim tự tháp tượng trưng cho sự trường tồn theo người Ai Cập cổ. Vì thế, đây là biểu tượng của người dân Mỹ về một nền dân chủ bất diệt. Vỡ ra được sự chính xác và ý nghĩa của cái kiến trúc tổng thể này, tôi chỉ biết nói thán phục với những nhà quy hoạch của D.C. Có điều, một lần nữa hình ảnh bà cụ Concepcion móm mém cùng nhóm người Syria lại xuất hiện trong đầu tôi. Tổng thống Jefferson vẫn đang ngày ngày dõi theo Nhà Trắng nhưng tầm mắt ngài đã bị chắn mất nên đâu nhìn thấy được họ. 
Concepcion hay người đàn ông đang ra sức thét vào loa kia có một niềm tin to lớn vào mục đích của mình nhưng họ lọt thỏm giữa hàng trăm nụ cười và những cú bấm máy liên tục của hàng đoàn du khách. Bậc hậu bối của Jefferson - Tổng thống Barack Obama - cũng đang bận rộn với chiến dịch tranh cử đang vào giai đoạn nước rút nên đâu có ở Nhà Trắng để mà nghe “Chấm dứt xung đột, chấm dứt đổ máu”. 

MIỀN TRUNG CHỐNG BÃO SƠN TINH (27-10-2012)


Người dân miền Trung chống bão Sơn Tinh

Sáng nay, các tỉnh miền Trung đều mưa to, người dân hối hả neo, cột tàu bè, gồng sức đưa ngư cụ lên bờ, chằng chống nhà... tránh bão. Nhưng cũng có đôi uyên ương ra công viên chụp ảnh, bất chấp trời mưa gió.

Trong sáng nay, Đà Nẵng có mưa lớn kèm theo gió tại bờ biển dật cấp 5 - 6. Người dân sơ tán tàu thuyền lên chất đầy đường Hoàng Sa, ven biển Đông.
Sáng nay, Đà Nẵng có mưa lớn kèm theo gió giật cấp 5 - 6. Người dân sơ tán tàu thuyền lên chất đầy đường Hoàng Sa.
Nhiều ngư dân nằm lại dưới các tàu cá công suất lớn được cột chặt vào các khu neo đậu lo lắng ở lại tàu để chống bão. Người nhà của họ phải mang thức ăn ra
Các tàu cá công suất lớn được cột chặt vào khu neo đậu. Người dân lo lắng ở lại tàu để chống bão và chờ người nhà mang thức ăn ra "tiếp tế".
Tại khu vực bờ biển, sóng lớn đổ ập vào bờ. Một số người dân tận dụng biển động để câu cá.
Một số người dân tranh thủ biển động để câu cá. Theo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, 19h ngày 26/10 đến 1h ngày 27/10, mưa lớn tập trung ở Quảng Ngãi, phổ biến 20 - 50 mm, Phú Yên đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên hầu như không mưa, khu vực khác có mưa rải rác, lượng mưa phổ biến dưới 10 mm. Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Cồn Cỏ (Quảng Trị): 23 mm, Cửa Việt (Quảng Trị): 26 mm.
Những chiếc thuyền thúng, tài sản của những ngư dân nghèo đánh bắt gần bờ, cùng được nhanh chong đưa vào đất liền.
Chiếc thuyền thúng, tài sản của ngư dân nghèo đánh bắt gần bờ cũng được đưa vào đất liền. Hiện, khu vực quần đảo Hoàng Sa còn 2 tàu với 28 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đang cấp tốc tìm nơi trú ẩn. Tại các khu vực ít nguy hiểm hơn còn 724 tàu với gần 5.000 lao động đang vào bờ tránh bão.
Nhiều người dân lo xúc đất bỏ vào bao...
Nhiều người dân lo xúc đất bỏ vào bao...
và gia cố lại những mái tôn phòng bị gió lớn làm hư hại.
... và gia cố lại những mái tôn phòng bị gió lớn gây tốc.
Đang trong mùa cưới, đôi bạn trẻ này ra công viên Biển Đông để chụp ảnh cưới giữa trời mưa gió.
Còn đôi bạn trẻ này ra công viên Biển Đông chụp ảnh cưới giữa trời mưa gió.
Tuy nhiên chỉ một lát sau cô dâu chú rể và cả ekip chụp ảnh phải bỏ chạy tìm chỗ nấp.
Tuy nhiên chỉ một lát sau cô dâu chú rể và cả ekip chụp ảnh phải bỏ chạy tìm chỗ nấp.
Trước đó, từ chiều qua, ngư dân Đà Nẵng đã lo lắng xu dọn ngư cụ.
Trước đó, từ chiều qua, ngư dân Đà Nẵng đã lo lắng xu dọn ngư cụ.
Và cùng nhau dùng xe đưa thuyền lên bờ, phòng gió lớn, song to đập vỡ mạn thuyền.
Và cùng đưa thuyền lên bờ, phòng gió lớn, sóng to đập vỡ mạn thuyền.
Với những nông dân, mưa bão là nỗi lo lớn nhất với họ khi tất cả
Với những nông dân, mưa bão là nỗi lo lớn nhất với họ khi tất cả "tài sản" đều phó mặc cho trời. Ngồi bần thần bên vườn hoa vạn thọ đã đến độ thu hoạch, ông Sơn (50 tuổi, đường Hoàng Sa) nhìn về phía biển Đông sóng đập vào bờ ầm ầm cùng những cơn gió rít.
Nguyễn Đông

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

XUNG QUANH KỲ HỌP QUỐC HỘI


Thứ Bảy, 27/10/2012, 08:20 (GMT+7)
Mới chạm đến tham nhũng vặt


TT - Chiều 26-10, Quốc hội chia tổ thảo luận về phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác của viện trưởng Viện KSND tối cao, chánh án TAND tối cao; công tác thi hành án; phòng chống tham nhũng.


"Tới đây diễn biến tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ rất phức tạp, cùng với nó là tội phạm trong lĩnh vực thương mại, điện tử gia tăng"
Ông Nguyễn Đức Chung
"Ngay cả chuyện sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng, tôi xin đặt câu hỏi là chúng ta sửa để khắc phục tính hình thức hay làm cho nó hình thức thêm"
Ông Nguyễn Đình Quyền
 
 
Nhiều ý kiến đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh với các loại tội phạm, đã khởi tố xét xử nhiều vụ án lớn. Tuy nhiên, còn không ít ý kiến lo ngại tội phạm hoành hành xã hội, gây bất an đời sống dân cư.
Phối hợp nhưng phải độc lập
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) bức xúc các bộ phận chuyên trách về phòng chống tham nhũng được kiện toàn, nhưng nhiều địa phương không phát hiện vụ nào. Có chăng, chủ yếu phát hiện tham nhũng ở cấp xã, cấp huyện và tham nhũng vặt, nhận vài triệu đồng. Ông cho rằng tham nhũng thông qua việc ra các quyết định hành chính, trái pháp luật thì đó mới là tham nhũng lớn, làm chưa đáng bao nhiêu. “Báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh thực chất tình hình tham nhũng” - ông Đương nói, đồng thời chưa chỉ rõ nguyên nhân và giải pháp đột phá để khắc phục.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, phó chánh án TAND TP.HCM, nói trong năm 2012 tội phạm về tham nhũng, kinh tế có 891 vụ... “Nhưng với tình hình xã hội hiện tại ai cũng thấy có yên tâm với số liệu này không? Nếu chỉ có như vậy thôi thì xã hội, cử tri khắp nơi không đến nỗi phải lo lắng” - ông Ánh nói.
Theo đại biểu Nguyễn Đình Quyền - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, chống tham nhũng đang trên diện rộng, chưa đi vào chiều sâu, thực chất của vấn đề. “Ngay cả chuyện sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng, tôi xin đặt câu hỏi là chúng ta sửa để khắc phục tính hình thức hay làm cho nó hình thức thêm”. Kê khai tài sản hiện nay là hoàn toàn hình thức, vậy nên mở rộng diện công khai ra mà không kiểm soát được tài sản thì nó càng hình thức hơn.
Ông Quyền phân tích: “Giả sử tôi làm bộ trưởng mà con tôi làm giám đốc ngân hàng, nếu tôi chỉ kê khai mà con tôi không phải kê khai và không bị kiểm soát thì có tác dụng gì. Trước khi kê khai thì tài sản tham nhũng tôi đã kịp thời tẩu tán, hợp thức hóa bằng tên người khác rồi. Quan trọng nhất trong chống tham nhũng là kiểm soát tài sản”.
Phát huy vai trò của báo chí
“Trong các giải pháp phòng chống tham nhũng, tôi đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của báo chí. Báo cáo của Chính phủ đánh giá cao sự đóng góp cũng như nỗ lực của báo chí trong công tác này. Tôi nhất trí và kiến nghị phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của báo chí. Cần có giải pháp mạnh mẽ hơn nhằm đảm bảo quyền tác nghiệp của báo chí. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của nhà báo, thể hiện qua cơ chế người phát ngôn, đề nghị các cơ quan chức năng thi hành nghiêm túc, đầy đủ, thực chất. Hiện nay các nhà báo đang rất khó khăn trong tiếp cận thông tin. Chính phủ cũng nên quy định danh mục tài liệu mật cho rõ ràng. Cần hạn chế yêu cầu các nhà báo cung cấp nguồn tin vì như thế sẽ gây khó khăn cho tác nghiệp, mà cần tuân thủ Luật báo chí”.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM)
Vẫn theo ông Quyền, phản đối việc cứ lợi dụng cách lý giải là đã khắc phục hậu quả, thân nhân tốt để giảm nhẹ tội, chỉ xử lý hành chính, trong khi tham nhũng đang là quốc nạn, gây nhức nhối xã hội. Xung quanh vấn đề án treo nhiều, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề cập câu chuyện nơi này, nơi khác có biểu hiện lãnh đạo nói làm triệt để nhưng “chỗ nào triệt thì triệt, chỗ nào để vẫn phải để”. Ông Thuyền cũng cho rằng các cơ quan tham gia tố tụng cần có sự phối hợp nhưng trong hoạt động phải độc lập nhất định theo quy định pháp luật chứ “ba bộ đồng tình thì chết con tôi”.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh cho rằng các giải pháp phòng chống tội phạm, tham nhũng vẫn còn chung chung, giống như nhiều năm trước. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đề nghị một khi đã xác định tham nhũng là nguy cơ thì phải thay đổi cơ chế tiếp cận đối tượng tham nhũng, cụ thể là sửa đổi quy định để công an được quyền tiếp cận bí mật đối tượng tình nghi, “vấn đề này cũng như trong các vụ án mại dâm, ma túy, nếu không cài người vào thì rất khó bắt được đối tượng”.
Ít đề cập tội phạm về môi trường
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) lưu ý nổi lên trong năm 2012 là nhóm tội phạm tham nhũng về kinh tế, tội phạm ngân hàng. Báo cáo của Chính phủ nói rằng đấu tranh với loại tội phạm này rất khó nhưng lại không nói đang khó cái gì. Tội phạm về môi trường, tài nguyên khoáng sản rất đáng nói nhưng chưa thấy đề cập nhiều, chưa có giải pháp triệt để.
Đại tá Nguyễn Đức Chung, giám đốc Công an TP Hà Nội, phân tích từ kỳ họp trước, nhiều đại biểu đã lưu ý rằng tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng rất phức tạp, với số tiền rất lớn, thì vừa qua chúng ta đã thấy rằng nó là sự thật. “Tôi cho rằng tới đây diễn biến tội phạm trong lĩnh vực này sẽ rất phức tạp, cùng với nó là tội phạm trong lĩnh vực thương mại, điện tử gia tăng. Tội phạm xuyên quốc gia cũng rất đáng ngại: câu kết buôn gian bán lận, ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em...” - ông Chung nói.
Thiếu tướng Lê Đông Phong, phó giám đốc Công an TP.HCM, nhấn mạnh với một số loại tội phạm ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính... có nguyên nhân sâu xa từ sơ hở của các quy định và quản lý. Ông cho rằng tình trạng nợ xấu của các ngân hàng hiện nay cũng có nguyên nhân sâu xa từ quy định, chính sách và điều hành, quản lý. Qua “vụ Nguyễn Đức Kiên” cho thấy hành vi phạm tội thực hiện kéo dài, đã hình thành từ quá trình điều hành, quản lý.
Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình, phó tư lệnh Quân khu 7, cũng lo lắng tội phạm dùng thuốc nổ vừa qua có 40 vụ. Theo ông Bình, việc đánh giá tình hình tội phạm và tội phạm mới thì chưa lường hết được.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ngô Đức Mạnh cho rằng các báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đúng mức đến loại tội phạm công nghệ cao, trong khi đó nhiều nước phát triển đã cảnh báo nguy cơ của loại tội phạm này, trong đó có cả nguy cơ đến từ một số tập đoàn công nghệ nước ngoài, đối với an ninh quốc gia của họ. “Đây là vấn đề cần được coi trọng trong bối cảnh hiện nay” - ông Mạnh nói.
Không quy định Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trong luật
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã trình Quốc hội dự án Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi. Một trong những quy định đáng chú ý của dự luật này là đã bỏ các quy định về Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng.
Nhất trí với quy định này, Ủy ban Tư pháp cho rằng: “Việc thành lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng bí thư làm trưởng ban theo đúng tinh thần và nội dung nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng là để bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị của Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng”.
Ủy ban Tư pháp cũng đồng tình với quy định của dự luật là công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi thường xuyên làm việc, công tác của cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên nhằm mục đích để cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp giám sát tính trung thực trong việc kê khai, góp phần ngăn ngừa, phát hiện tham nhũng.
Tuy nhiên, “về lâu dài Nhà nước ta phải sớm có kế hoạch, phương án cụ thể trong việc ban hành các văn bản pháp luật để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi đối tượng trong xã hội, có như vậy mới bảo đảm cho việc kê khai tài sản, thu nhập thật sự phát huy được tác dụng trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện tham nhũng” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói.
Huy động tối đa nguồn lực xã hội đầu tư KHCN
Trình Quốc hội dự án Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Nguyễn Quân nêu rõ Chính phủ cho rằng trong điều kiện hiện nay, mức đầu tư tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ là hợp lý, phù hợp khả năng tài chính (có ý kiến nói mức này quá thấp, chưa tương xứng). Chính phủ kiến nghị cần quy định rõ trong luật duy trì mức chi tối thiểu này.
Chính phủ cũng khẳng định nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là ngoài việc huy động tối đa nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước (chủ yếu từ doanh nghiệp) cho phát triển khoa học và công nghệ,  đồng thời đổi mới việc phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách cho lĩnh vực này, đảm bảo hiệu quả.
Thẩm tra dự luật trên, Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng cần tập trung đổi mới quản lý để phân bổ, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. Cần quy định rõ hơn cơ chế kết hợp sử dụng ngân sách và việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ theo hướng tăng tổng mức đầu tư xã hội cho lĩnh vực này, trong đó nguồn đầu tư ngoài ngân sách ngày càng chiếm ưu thế.
Ủy ban cũng lưu ý trong nhiều năm qua, nhìn chung chưa thực hiện được hết ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ, cũng như chưa đánh giá được hiệu quả, chất lượng thực hiện ngân sách. Nguyên nhân do năng lực triển khai thực hiện đầu tư, trong đó việc tổ chức quản lý chưa tốt, phân bổ chưa đúng khả năng thực hiện...
Siết nhập cư vào nội thành Hà Nội
Cùng ngày, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật thủ đô. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết bốn vấn đề trong dự thảo luật này đang có ý kiến khác nhau. Trong đó, về quản lý dân cư, dự thảo Luật thủ đô được thể hiện theo hướng áp dụng một số biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn so với Luật cư trú hiện hành và đưa ra hai phương án.
Cụ thể, phương án 1 quy định công dân không thuộc các trường hợp như vợ về ở với chồng, con về ở với cha mẹ... được đăng ký thường trú ở nội thành nếu có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ đủ ba năm trở lên; nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú. Phương án 2 bổ sung nội dung “trường hợp nhà ở do thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người”.
V.V.THÀNH - L.KIÊN - Q.THANH