Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

SÁNG TỎ CUỘC TÌM MỘ CỦA BÍCH-HẰNG Ở PHÚ-QUỐC

Sáng tỏ cuộc tìm mộ của Bích Hằng ở Phú Quốc

(VTC News) - Cuộc khai quật diễn ra, ai cũng rơi nước mắt khi chứng kiến những táng đá khổng lồ đè lên những bộ xương đã mủn.

>> Phan Thị Bích Hằng tìm 4.000 hài cốt: Xuất hiện 'bằng chứng sống'
>> 'Ngoại cảm gì mà nhiều như nấm sau mưa!'
>> Bắt kẻ lừa đảo nhiều tỉ đồng trong vụ mua bán thiên thạch

Trong những ngày này, các trang mạng diễn ra cuộc tranh cãi kịch liệt chuyện Phan Thị Bích Hằng có hay không tham gia vụ tìm mộ 4.000 tù binh Phú Quốc bị giặc sát hại, vùi xuống các hố chôn tập thể.
Thậm chí, một vị cán bộ tỉnh Kiên Giang còn tuyên bố không biết đến sự có mặt của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Sự thật thế nào?
Năm 2012, Báo điện tử VTC News đã có loạt phóng sự dài kỳ “Những chuyện không tưởng tượng nổi ở địa ngục trần gian”, nói về cuộc khai quật cả ngàn hài cốt tù binh Phú Quốc, mà qua cuộc khai quật đó, đã dựng lại câu chuyện tàn khốc ở nhà lao Cây Dừa (Nhà lao Phú Quốc). Bọn cai ngục đã sử dụng mọi ngón đòn tàn bạo để giết hại các tù binh chính trị.
Trong loạt bài, VTC News đã có phản ánh công lao của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và nhà ngoại cảm Năm Nghĩa, còn gọi là cô Năm Khùng. Hai nhà ngoại cảm này đã có đóng góp trong việc tìm kiếm, quy tập các liệt sỹ trong hố chôn tập thể.
Phan Thị Bích Hằng
 
Phan Thị Bích Hằng
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong chuyến tìm mộ ở Phú Quốc 
Sự việc tìm mộ của hai nhà ngoại cảm khá ly kỳ. Việc họ góp phần phát hiện địa điểm có các hầm mộ là sự thật. Chỉ có điều, việc định tên các liệt sỹ thì chưa có cơ sở khoa học để khẳng định.
Cho đến khi kết thúc cuộc tìm kiếm hài cốt lớn nhất lịch sử diễn ra tại đảo Phú Quốc, thì đã có 1.067 hài cốt của các chiến sĩ được quy tập từ những mồ chôn tập thể.
Chẳng ai có thể cầm được nước mắt, khi những hầm sâu 7-8 mét, là tầng tầng lớp lớp những bộ hài cốt, mà trên xương sọ, xương sống, xương ống chân vẫn còn chi chít những chiếc đinh 10.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng đã khóc khi nhìn vào những bộ hài cốt và đọc tên các liệt sỹ, dù rằng, chưa biết tên liệt sỹ với các bộ hài cốt có trùng khớp hay không. Nhưng phải khẳng định rằng, những cuộc tìm mộ đau đớn như thế không phải vì vụ lợi. Đó là tấm lòng thực sự của nhà ngoại cảm này.
Câu chuyện bắt đầu từ hôm đất nước mừng độc lập (30/4/2008), tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện đảo Phú Quốc, các cựu tù binh tụ tập về đây thắp nén nhang tưởng nhớ đồng đội.
Phan Thị Bích Hằng
Đọc tên các liệt sỹ
Phan Thị Bích Hằng
Vừa châm thuốc cho liệt sỹ vừa khóc
Các cựu tù ôn lại kỷ niệm, nhớ đến những cảnh tượng hành hình, như đốt phần kín, nhốt chuồng cọp, đục bánh chè, đóng đinh vào sọ… Điểm lại, thì có tới 4.000 cựu tù còn thất lạc, chưa tìm được xương cốt. Các đồng chí còn nằm đâu đó dưới lòng đất huyện đảo mênh mông cát trắng, ngằn ngặt núi đồi.
Một số cựu tù đã thể hiện quyết tâm bằng cách cố gắng hình dung lại sơ đồ nhà ngục, những địa điểm chôn xác tập thể. Thậm chí, các cựu tù đã mang thuốn đi chọc. Nhưng đất cằn sỏi đá, núi non mênh mông, đâu phải ruộng mềm mà làm thế được.
Về lại Hà Nội, ngay lập tức đồng chí Nguyễn Trọng Dư, một cựu tù Phú Quốc, là Phó Giám đốc Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội), đã tìm gặp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Khi đó, Phan Thị Bích Hằng đã ít tham gia tìm mộ, mà tập trung vào học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, nghĩ đến xương máu của 4.000 cựu tù đã ngã xuống, để đất nước có ngày hôm nay, chị đã nhận lời.
Phan Thị Bích Hằng
 
Phan Thị Bích Hằng
Các hố chôn tập thể tù binh Phú Quốc được khai quật 
Sau vài tháng nghiên cứu kỹ tư liệu, đến tháng 10/2008, Bích Hằng đã lên đường vào Phú Quốc. Hôm đó, tại Nghĩa trang liệt sỹ Phú Quốc, đã diễn ra buổi cầu siêu long trọng, do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức.
Phan Thị Bích Hằng đến tượng đài Nắm Đấm. Đến nơi, có lẽ do cảm nhận được thông tin, nên chị đã đi lên cánh rừng rậm rạp phía trước. Chị tiến đến khu vực có cánh cổng sắt hoen rỉ. Đó là kho vũ khí của Hải quân, nên cấm vào.
Mọi người liên lạc, thì Đại tá Ngô Văn Phát, Bí thư Chính ủy vùng 5, cùng chiến sỹ trẻ có mặt mở cửa cho Bích Hằng vào.
Đến một mỏm đất, Bích Hằng dừng lại, tập trung tinh thần cảm nhận thông tin. Chị đã khẳng định khu vực này có 4 hầm mộ tập thể, mà mỗi hầm sâu từ 6-10m. Hài cốt trong các hầm mộ tầng tầng, lớp lớp.
Dựa vào trí nhớ các cựu chiến binh, cộng với sự tham gia chỉ dẫn của Bích Hằng, cùng một số nhà ngoại cảm khác nữa, mà tiêu biểu là cô Năm Nghĩa, nên các cuộc khai quật được tiến hành ở khu vực này. Hiện trạng các hố khai quật, đặc điểm xương cốt, trí nhớ cựu tù, các hầm mộ lần lượt được sáng tỏ.
Phan Thị Bích Hằng
 
Phan Thị Bích Hằng
Nhà ngoại cảm Năm Nghĩa đang cùng các cán bộ K92 bới đất gom từng mẩu xương 
Hầm mộ thứ nhất chính là hầm anh em cựu tù tự đào để… chôn mình. Ngày đó, cứ sáng sớm, bọn cai ngục lại bịt mắt anh em cựu tù, dồn vào trong rừng bắt đào hố. Anh em thừa biết chúng đào hố chôn các chiến sỹ tù đày, nhưng buộc phải thực hiện, vì nếu không làm, chúng cũng bắn chết. Đào đến chiều thì chúng lại bịt mắt dẫn giải về nhà giam.
Sau khi các tù binh đào xong các hố, mà mỗi hố sâu từ 6-10 mét, như hố bom tấn, thì chúng lùa các tù binh đến miệng hố, nã đạn xối xả. Tất cả các chiến sỹ đều bỏ mạng. Chúng đẩy xác các cựu tù xuống hố, đổ cả thùng chất độc hóa học lên các xác chết, để phân hủy nhanh, rồi lấp đất lại. Khai quật hố này, tìm được mấy chục bộ hài cốt.
Hầm mộ thứ 2 nằm dưới một ụ đất cao. Là hầm mộ chôn những cựu tù bị chúng đầu độc chết. Trong hầm mộ ấy, phần đông là các tù nhân bị bắt ở Quảng Trị đưa vào.
Mục đích muốn thủ tiêu những tù nhân này, nên chúng bỏ đói anh em. Sau cả tuần không ăn, thì chúng chuẩn bị một bữa thịnh soạn. Anh em đói quá nên ăn rất nhiều. Tuy nhiên, ăn xong thì tất cả cùng ôm bụng kêu la, máu me ộc ra đằng miệng, mũi.
Phan Thị Bích Hằng
Cô Năm Nghĩa tự tay gói ghém các hài cốt liệt sỹ cựu tù Phú Quốc 
Đêm xuống, chúng khênh xác các cựu tù lên xe, chở vào rừng, đẩy xuống hố. Một số cựu tù tỉnh dậy, lồm cồm bò lên, thì chúng dùng xẻng bổ vỡ sọ, hoặc bắn chết. Bọn chúng còn tàn độc đến mức dùng xe ủi đẩy những tảng đá nặng cả tấn đè lên xác tù nhân, rồi mới lấp đất lại.
Cuộc khai quật diễn ra, ai cũng rơi nước mắt khi chứng kiến những táng đá khổng lồ đè lên những bộ xương đã mủn. Nhà ngoại cảm Năm Nghĩa vừa khóc vừa nhặt từng mẩu xương. Bà đã theo sát các cuộc khai quật và trực tiếp nhặt trừng bộ hài cốt, bó vào lá cờ Tổ quốc.
Hai hầm mộ số 3 và số 4 theo sự đánh dấu, khi khai quật, đúng như lời kể của các cựu tù. Hai hầm mộ này, bọn cai ngục chôn lẻ lẻ làm nhiều đợt. Cứ mỗi đợt chúng lại giết vài chục tù nhân và quăng xác xuống hầm mộ này. Quăng xác xuống, chúng lại lấp một lớp đất để phi tang. Khai quật hai hầm mộ này, cứ hết một lớp đất lại đến một lớp xương.
Hai hầm mộ này tố cáo tội ác kinh thiên động địa của bọn cai ngục Phú Quốc. Hài cốt vỡ sọ, hài cốt chi chít đinh, hài cốt không còn xương bánh chè… Hai hầm mộ này hầu hết là các cựu tù bị tra tấn tàn khốc cho đến chết.

Hoàng Anh – Dương Phạm

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI : THỊT BÒ KHÔ THƠM CAY GIẢ TẠI ĐỒNG-NAI !

Đồng Nai: Phát hiện bò khô từ mút xốp tẩm hóa chất?

Chị Nguyễn Thị H, 43 tuổi trú tại Biên Hòa, Đồng Nai đã liên hệ với báo VietNamNet, thông tin về vụ việc những gói bò khô mà chị nghi làm bằng sợi mút nilon đang được bày bán la liệt tại địa bàn chị sinh sống.

>> Cảnh giác với khô cá dứa giả
"Không biết người ta tẩm cái gì vào đó mà tôi chỉ sờ tay vào thôi, rửa mãi cũng không hết mùi. Ngâm nước thấy bốc lên mùi thối.", chị H. bức xúc. "Quảng cáo là snack bò khô nhưng thực ra là làm bằng vỏ túi xốp nilon bọc hoa quả. Họ đang bán đầy chợ Tam Hòa và khu vực trường học Tam Hòa, giá 2000 đồng/1 túi".


Mặt trước và sau túi snack bò khô giá 2.000 đồng
Ngay sau khi con chị mua gói bò khô đầu tiên, thấy lạ, chị H. đã kiểm tra và gọi điện thoại đến địa chỉ ghi trên bao bì. Có người bắt máy, chị nói: "Tại sao các chị lại lấy túi xốp làm giả bò khô, trẻ con ăn ngộ độc thì sao?". Đầu dây bên kia ngắt máy và chị không thể liên hệ lại được.
Địa chỉ trên bao bì ghi: Sản xuất tại công ty Sasa Hà Nội - Cụm 4, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. Điện thoại 01652080808
Sản phẩm mang tên "Sườn bò thơm cay", được quảng cáo là "Sản phẩm mới nhất tại Việt Nam", "Thơm ngon bổ dưỡng". Ở dưới cùng ghi một dòng chữ rất nhỏ "Snack làm từ bột mì". Sản phẩm này lại có hình dáng thuôn nhỏ như sợi bò khô. Ghi hạn sử dụng 6 tháng nhưng không ghi sản xuất từ ngày nào.

Lột bỏ lớp vỏ
Để cung cấp thêm mẫu vật cho VietNamNet, sáng ngày 25/10, chị H. đã mua thêm 8 gói snack như vậy tại cửa hàng 84/17T chợ Tam Hòa và trao tận tay phóng viên. Chỉ nhìn bằng mắt thường, sờ bằng tay cũng thấy có dấu hiệu bất thường̉. Mùi cao su trộn lẫn với hóa chất bốc lên nồng nặc từ ngay lớp vỏ bao bì.
"Sao họ làm ăn thất đức thế. Chiều 24/10 tôi gọi điện thoại cho chị Hằng làm việc tại phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai báo cáo về vụ việc. Chị Hằng trả lời tôi là sản phẩm sản xuất ở tận Hà Nội nên phường không làm gì được.
Chị Hằng nói: "Chị biết thế thì đừng cho con chị ăn thôi". Nhưng mà ngoài con tôi còn bao nhiêu đứa trẻ khác nữa. Tội nghiệp tụi nhỏ lắm cô ơi. Cũng chẳng có ai đi thu hồi, cứ để họ bỏ mối rồi người ta bán tràn lan như vậy. Bây giờ người bán hàng cũng không muốn vứt đi. Mình đi mua hết để vứt thì bao nhiêu tiền cho đủ" - chị kêu lên.
Trước các thông tin này, người dân mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc và tìm câu trả lời cho người dân, đình chỉ cơ sở sản xuất trong trường hợp vi phạm và thu hồi ngay sản phẩm trên thị trường.
Gần đây, Báo Quảng Nam ngày 17/05/2013 phản ánh về sản phẩm "Sườn bò thơm cay" có bài "Nguy hiểm "Sườn bò thơm cay"?" trên . Hình ảnh mặt trước giống sản phẩm chị H. gửi cho báo VietNamNet, nhưng mặt sau bao bì không có địa chỉ cơ sở sản xuất.

BÊN MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP 18/10/2013

Võ Nguyên Giáp, Vũng Chùa
ẢNH CỦA VIETNAM.NET

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

PHẪN NỘ VỚI VỤ "CẬU THỦY" LÀM GIẢ HÀI CỐT LIỆT SỸ

Đại biểu Quốc hội phẫn nộ vụ “cậu” Thủy làm giả hài cốt liệt sỹ

(Dân trí) - Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cùng bức xúc trước sự thật về các “nhà ngoại cảm”, ngay sau khi có tin “cậu” Thủy bị bắt vì làm giả hài cốt liệt sỹ.
 >>  Bắt “Cậu Thủy” người tự cho là “nhà tâm linh”

Ngày 28/10, cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Trị, VKSND tỉnh Quảng Trị trong ngày 28/10 đã công bố quyết định khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54 tuổi) và Mẫn Thị Duyên (41 tuổi, cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Đây là 2 nhân vật lợi dụng mác ngoại cảm, làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ nhằm trục lợi bất chính.
Không thể chấp nhận việc trục lợi từ anh linh liệt sỹ
ĐBQH phẫn nộ với vụ “cậu” Thủy làm giả hài cốt liệt sỹ
Ông Lê Như Tiến bày tỏ sự hoan nghênh với lực lượng điều tra đã sớm vào cuộc vụ này. "Tôi được biết nhân vật Nguyễn Văn Thúy (tức "cậu" Thủy) cũng đã có một số tiền án tiền sự rồi. Là ĐBQH tỉnh Quảng Trị tôi cũng đã được đọc văn bản của một số nhà báo chuyển đến về vụ việc này. Điều đó cho thấy không phải hiện nay mà quá trình lừa thân nhân của liệt sĩ của nhân vật này đã kéo dài nhiều năm. Đáng tiếc là một số người có trách nhiệm trong cơ quan Nhà nước cũng phụ họa, chi tiền cho ông ta để đi lừa thân nhân của liệt sĩ", ông Tiến bày tỏ.
Cụ thể về trường hợp “cậu” Thủy mà Ngân hàng Chính sách xã hội đã chi hàng tỷ đồng cho người này để nhờ tìm kiếm hài cốt liệt sỹ, theo ông Tiến, việc xử lý thế nào tùy vào quy định của pháp luật, phụ thuộc cả quá trình tố tụng cũng như kết quả điều tra. Nhưng Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục cũng nhấn mạnh, vụ này phải xử lý thật nghiêm minh.
Việc quan trọng bây giờ là các cơ quan điều tra phải làm rõ tội danh của "cậu" Thủy này và những người liên quan, là tội danh gì: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân hay gì nữa. Còn những người nằm trong cơ quan Nhà nước mà tham gia vào thì sẽ là tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hãy chờ cơ quan điều tra và đưa ra xét xử.
“Tôi cho là vụ này cần được xử nghiêm để làm gương cho kẻ khác. Vì hành vi trục lợi anh linh liệt sĩ là không thể chấp nhận được” – ông Tiến nói.
Đại biểu Lê Như Tiến phân tích, người dân đã rất tốn tiền, tốn sức, thời gian để kiếm tìm hài cốt người thân bằng ngoại cảm. Một số gia đình đi tìm bằng cách này và ngẫu nhiên chính xác. Nhưng qua báo cáo của một số cơ quan chức năng, ông Tiến hiểu, phần lớn các trường hợp đều không tìm được, mà đã không tìm được thì rõ ràng rất tốn công của, thời gian, từ chỗ hy vọng thành thất vọng, gây nên một áp lực nặng nề về tâm lý cho gia đình các liệt sĩ vốn rất đã khổ tâm trong tìm kiếm con em mình.
Vấn đề đặt ra với khoản tiền hàng tỷ đồng Ngân hàng Chính sách xã hội đổ vào “cậu” Thủy, ông Tiến phán đoán, nếu quả thực có đầy đủ các chứng cứ về việc đơn vị rút tiền nhà nước để tiếp tay cho “nhà ngoại cảm” này thì phải xử lý thật nghiêm đối với những người đã trực tiếp tham gia vụ việc này. Ông Tiến nhấn mạnh, xử lý nghiêm nhà ngoại cảm đã đành, phải xử lý nghiêm những những người tiếp tay. Vì chính sự tiếp tay đó đã giúp cho nhà ngoại cảm dấn sâu  hơn vào tội lỗi của mình.
Nhà nước sẵn sàng chịu chi phí thử ADN
ĐBQH phẫn nộ với vụ “cậu” Thủy làm giả hài cốt liệt sỹ
Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai thì nhận định, tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm, nếu kiểm chứng ADN được thì tốt, còn nếu không kiểm chứng được thì không thể chấp nhận được. Dẫn lại cụ thể việc tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên chỉ thu về một chiếc răng động vật, vài mảnh sành cũ, theo bà Mai, là một bài học đau xót. Nhiều người dân tin vào ngoại cảm nhưng không có chứng cứ khoa học. Bà Mai cũng hoan nghênh việc làm rõ vụ việc lần này.
“UB chúng tôi cũng đã từng có đợt giám sát về việc này, cho thấy tỷ lệ chính xác trong tìm kiếm hài cốt liệt sĩ là rất thấp. Sau giám sát, quan điểm của chúng tôi là tìm kiếm hài cốt liệt sĩ xong phải thử ADN thì mới công nhận đưa vào nghĩa trang liệt sĩ. Nhà nước cũng có chính sách miễn phí thử ADN cho hài cốt liệt sĩ” – bà Mai cho biết.
Theo Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội, năm 2014 sẽ kết thúc thực hiện Nghị quyết về vấn đề tìm kiếm một liệt sĩ và giải quyết tồn đọng hồ sơ người có công, UB sẽ yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tuyên truyền mạnh về việc này. Nguyên tắc, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bắt buộc phải thử ADN.
Bà Mai nhắc nhở, Bộ LĐ-TB&XH cũng cần tuyên truyền cho các gia đình liệt sĩ biết chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Đây là công việc mà Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực. Các gia đình cũng có thể chủ động đi tìm hài cốt liệt sĩ nhưng trước khi đi nên thông báo cho cơ quan chức năng để họ cùng tham gia. Nếu gia đình cho rằng tìm được một liệt sĩ thì nên lấy một mẩu hài cốt về thử ADN, nếu chính xác thì mới nên khai quật. Toàn bộ chi phí tìm kiếm hài cốt liệt sĩ được Nhà nước chi.
Xác nhận thực tế nhiều gia đình họ tự nhờ nhà ngoại cảm tìm, xong thì đem về an táng mà không muốn thông qua chính sách Nhà nước, bà Mai nhắc lại, có thể tiến hành công việc bằng ngoại cảm nhưng phải có căn cứ khoa học là giám định ADN.
P.Thảo

"CẬU THỦY"- NHÀ LỪA BỊP !


'Cậu Thủy' đã 'nuốt' 105 bộ hài cốt liệt sỹ như thế nào?

105 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sỹ của 3 tỉnh Đăk Lăk, Bắc Ninh và Bình Phước do 'cậu' Thủy dẫn đầu tìm kiếm đều chứa xương động vật.
Mỗi bộ hài cốt 'giả' tìm được, 'cậu' Thủy đút túi 75 triệu đồng. 105 ngôi mộ trong nghĩa trang liệt sỹ của 3 tỉnh Đăk Lăk, Bắc Ninh và Bình Phước do 'cậu' Thủy dẫn đầu tìm kiếm đều chứa xương động vật.
Nhà ngoại cảm 'cậu' Thủy đang xác định tọa độ cho các 'hài cốt liệt sỹ'
Nhà ngoại cảm 'cậu' Thủy đang xác định tọa độ cho các 'hài cốt liệt sỹ' 
Theo nội dung clip của chương trình Trở về từ ký ức: "Nhà ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy (còn gọi là “cậu Thủy", quê ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) đã khai quật một điểm ở Quảng Trị để đưa về 9 tiểu sành. Nhưng sau khi giám định thì kết quả cho thấy đây là một vụ chôn xương người lẫn xương động vật, giả làm hài cốt liệt sỹ. Nhóm phóng viên chương trình Trở về từ ký ức đã bắt đầu “để mắt” đến “nhà ngoại cảm” này từ năm 2011. Theo đó, Nguyễn Thanh Thúy nguyên là công an, nhưng đã bị sa thải. Sau khi ly dị vợ đầu, Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên. Thúy và Mẫn Thị Duyên giả có khả năng “thấu thị”, hành nghề tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sỹ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”. Năm 1995, Thúy và Duyên bị kết án 10 và 12 năm tù vì tội lừa đảo và tàng trữ vũ khí quân dụng. Tại Thị trấn Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh), Thúy bị coi là “đối tượng đen”. Sau khi ra tù cách đây 6 năm, vợ chồng Thúy – Duyên chỉ có căn nhà cấp 4. Nhưng nay, riêng khoản đất đai, nhà cửa trong 3 làng lân cận của cặp vợ chồng này đã có giá tới hàng chục tỷ đồng. Các chiêu “ăn” trên hài cốt liệt sỹ Theo nội dung clip của chương trình Trở về từ ký ức, kịch bản “ăn tiền” của Nguyễn Thanh Thúy được dựng lên như sau: Gia đình đến nhờ “cậu Thủy” ở thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh), đặt 15 triệu đồng. Sau vài tháng, cậu dẫn đến một nơi hoang vắng và cậu bảo “nhập vong”. Vong sẽ đưa đến một nơi và bảo đào sâu 0,5 – 1m là thấy xương vụn và di vật có khắc tên; gia đình sẽ trả thêm cho cậu 100 triệu đồng nữa. >> Video thân nhân liệt sỹ kể lại quá trình "bị lừa":
Thực chất, trước đó, Thúy đã thuê người lấy tiểu ngoài nghĩa địa Lim (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) rồi mang ra một địa điểm chôn, khoảng nửa năm sau chỉ mộ cho một gia đình nào đó để ăn tiền. Tại Bắc Ninh, vẫn còn một số nhân chứng bán tiểu và bán xương heo nái cho Thúy. Anh Vũ Văn Thảo, cháu liệt sỹ Trần Thực (liệt sỹ Trần Thực hy sinh ở Quân khu 9 - Tây Nam Bộ), được “thầy Thúy” dẫn đi tìm hài cốt cho biết, riêng chi phí cho "thầy Thúy" gia đình đã chi trả tới 120 triệu đồng. Để lấy lòng tin của thân nhân liệt sỹ, vợ chồng Nguyễn Thanh Thúy – Mẫn Thị Duyên thường đưa cho các thân chủ những đĩa DVD giới thiệu chương trình tìm kiếm, quy tụ hài cốt liệt sĩ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Theo nội dung clip chương trình Trở về từ ký ức: Vào cuối năm 2012, một vụ quy tập hài cốt liệt sỹ tại Bình Phước đã diễn ra và vẫn do Ngân hàng Chính sách xã hội và "cậu Thủy" chủ trì tại An Lộc (cũ) – nay là phường Hưng Chiến, Bình Long. Trong số các di cốt được bốc lên, có di cốt được xác định là hai cục xi măng. Một số xương hai đầu bịt xi măng đen, bên trong là cát trắng… Còn phòng LĐ-TB-XH huyện Chơn Thành (Bình Phước) lại cho biết, Nguyễn Thanh Thúy hay đi bốc mộ vào ban đêm. Thông thường đào sâu khoảng 60cm là phát hiện ra di vật, hài cốt, lớp đất đen; và chỗ nào cũng có chiếc bình tông đựng nước của liệt sỹ. Trên bình tông có khắc tên, địa chỉ của các liệt sĩ, những vết khắc còn rất mới. Cùng với đó là các đôi dép cao su cũng còn mới. Sau mỗi vụ tìm hài cốt liệt sỹ, ngân hàng chính sách địa phương lại chuyển ngân cho Nguyễn Thanh Thúy 75 triệu đồng/hài cốt. Riêng một đêm ở xã Ea H’leo (Đắc Lắk), Thúy – Duyên đã nói khống là khai quật 42 hài cốt, đút túi 3 tỷ đồng. Bốn cuộc “khai quật” trong chưa đầy 8 tháng, vợ chồng Thúy – Duyên đã thu tiền công là 7,9 tỷ đồng. Theo Khampha.vn/Chương trình Trở về từ ký ức

KHÁC NHAU & GIỐNG NHAU

KHÁC NHAU Ở CÁI ÁO,QUẦN . CỞI RA MÌNH TRẦN AI CŨNG GIỐNG AI !

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

CÙNG QUẢNG CÁO...SỮA ! ! !

NGUYỄN CAO KỲ DUYÊN VÀ VĂN HÓA VIỆT

Kỳ Duyên: 'Văn hóa Việt chỉ ngồi rình để chỉ trích'

Nữ MC kỳ cựu của hải ngoại đã có những dòng tâm sự trên trang cá nhân về sự khác biệt giữa văn hóa Việt và phương Tây.

Diễn viên Thủy Tiên ăn mặc màu mè

Ngọc Trinh đọ sắc bikini với các mỹ nhân 'siêu vòng 3'

Ngô Kiến Huy đem đặc sản miền Nam tặng fan Thủ đô

Người đẹp gốc Việt làm MC hậu trường Miss Univers

Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã đăng tải trên trang cá nhân một status dài chia sẻ quan điểm của cô về văn hóa Việt Nam ngày hôm nay. Theo đó, cô chỉ ra một yếu điểm lớn của văn hóa người Việt: thói quen chỉ trích. Qua câu chuyện của mình và của minh tinh Angelina Jolie, người đẹp bày tỏ hy vọng người Việt sẽ thay đổi cách suy nghĩ riêng.
Kỳ Duyên: 'Văn hóa Việt chỉ ngồi rình để chỉ trích' | Kỳ Duyên,văn hoá Việt,văn hoá phương Tây,MC Kỳ Duyên

Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Kỳ Duyên: 'Văn hóa Việt chỉ ngồi rình để chỉ trích' | Kỳ Duyên,văn hoá Việt,văn hoá phương Tây,MC Kỳ Duyên

Chia sẻ của nữ MC trên trang cá nhân

"Anh Ngạn có lần nói với tôi về sự khác biệt giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Việt Nam: "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích". Câu nói này tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai vì thật sư tôi và những bạn bè sống và lớn lên ở hải ngoại có bao giờ thực thụ đươc trải nghiệm văn hóa Việt Nam đâu? Bên ngoài chúng tôi là người Việt nhưng bên trong, từ cách suy nghĩ đến cách ứng sử thì phải nói chúng tôi hoàn toàn là những đứa Mỹ con. Thế hệ Việt Kiều nửa nạc nửa mỡ như tôi thường được gọi đùa là 'banana' (quả chuối) vì ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng.

Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của mạng xã hội, tôi mới nếm thử mùi vị của 'văn hóa chỉ trích'. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác), y rằng cũng có vài người hằn học comment: "Sao không để tiền đi làm từ thiện?", "Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?". Tôi "phiên dịch" như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy (chẳng hạn như câu này của "Kimlien Kimlien: 'Suot ngay dj ngj .mat voi an uog. Mjen trug dg bj bao lu kja. Do vo tam' ).

Wow... một người không biết tôi và cũng không biết là tôi có cho cứu trợ cho miền Trung không đã vội kết án một cách gay gắt. Thật ra, tôi có làm từ thiện và có cho từ thiện khá đều đặn nhưng tôi ít nói ra. Không nói nhưng bị thiên hạ chỉ trích quá, lâu lâu tôi cũng phải "xì" ra cho những người như KimLien biết: "Dạ thưa bác, em cũng có cho từ thiện chứ không đến nỗi vô tâm như bác nghĩ". Nhưng vừa hé ra lại gặp những người như bạn Trongtai Nguyen nhận xét: 'Đã làm việc tốt thì không cần ai biết. Nói ra rồi chẳng để làm chi', hay Lam Truc Huynh viết: 'Đã có lòng làm từ thiện thì nên âm thầm, không nên phô trương cho mọi người biết'.

Đúng là làm cũng chết, không làm cũng chết (cười khổ). Ở ngoại quốc hoàn toàn khác hẳn. Điển hình là cô tài tử Angelina Jolie - thần tượng của tôi. Cô làm bao nhiêu việc thiện và đi đến đâu cũng có thông tin báo chí. Một trong những sứ mạng lớn của cô lồng trong các công tác từ thiện là cho thế giới biết đến và chú ý vào những việc cô đang quan tâm. Sau một chuyến viếng thăm của cô, những tổ chức từ thiện đó thường nhận được rất nhiều nguồn cứu trợ. Những ngôi sao quốc tế thường có những tổ chức từ thiện mà họ ủng hộ và ngược lại những tổ chức này rất mong họ dùng tiếng tăm, tên tuổi của họ để gây sự chú ý. Đó là một việc tốt. Tại sao người Việt cứ cho rằng: 'Đi làm từ thiện phải âm thầm?'. Tôi có thể âm thầm cho một số tiền cá nhân rất nhỏ nhưng nếu tôi phô trương để trăm ngàn người biết đến và cho thêm thì tại sao không?

Sau những chuyến làm từ thiện báo chí lại đăng tin 'Angelina Jolie và Brad Pitt mới mua lâu đài bao nhiêu triệu ở Paris', tôi chẳng thấy người nào lên án 'Tại sao ở Phi Châu bao nhiêu người chết đói, cô mới đi làm từ thiện mà bây giờ lại tiêu xài như vậy?' (Cũng có thể vì KimLien KimLien không biết trang cá nhân của Angelina Jolie để cho người đàn bà "Đại Vô Tâm" này vài lời vàng ngọc?).

Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn".

Theo Người đưa tin

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

THƠ BẠN BÈ TRÊN FACEBOOK

MUỘN

Muộn rồi... trời đã vào đông,
Lòng em cũng đã lấy chồng rồi anh!

Người về hát với xa xanh
Câu mồ côi cũ cho lành đời nhau

Muộn rồi... xa khuất mùa ngâu,
Cầu Ô Thước đã gãy câu chung tình

Thôi thì hãy cứ lặng thinh
Mà nghe hơi gió ngỡ mình còn yêu...

PHƯƠNG MỸ CHI - NGÔI SAO CŨNG CHỈ LÀ...CON NÍT


Phương Mỹ Chi - Ngôi sao cũng chỉ là... con nít

(TNO) Từ sau hiện tượng bé Xuân Mai, có lẽ chưa một "ngôi sao nhí" nào lại có được sự thu hút công chúng mạnh mẽ như Phương Mỹ Chi. Bao áp lực đè nặng lên cô bé 10 tuổi này...


Cô bé hát dân ca Phương Mỹ Chi - Ảnh: Độc Lập
Vui vì được... mặc quần áo đẹp
Hơn một tháng sau khi trở thành Á quân Giọng hát Việt nhí, điều thay đổi lớn nhất mà mọi người nhìn thấy ở Mỹ Chi có lẽ là chạy show nhiều hơn, nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp ca hát lớn hơn. Thế nhưng, với cô bé 10 tuổi này, niềm vui khi trở thành "ngôi sao nhí" lại vô cùng giản dị.
Hỏi "nổi tiếng rồi con thấy thế nào?", cô bé bẽn lẽn: "Con rất vui". Lại hỏi "vì sao vui?", cô bé hồn nhiên đáp: "Vì con được mặc quần áo đẹp". Niềm vui của Phương Mỹ Chi khi thành công đơn giản chỉ là được bố mẹ mua cho những bộ trang phục "xì tin", đúng với sở thích của mình.

Niềm vui của Phương Mỹ Chi khi nổi tiếng là... được mặc quần áo đẹp - Ảnh: Độc Lập
Mỗi khi đi diễn thì hành trang của cô bé cũng chỉ là bộ áo bà ba. Chị gái cũng là người tết tóc cho cô bé. Đứng trên nhiều sân khấu lớn, Mỹ Chi vẫn còn khá rụt rè. Mỗi khi giao lưu với khán giả, cô bé vẫn rất kiệm lời, thường chỉ trả lời "dạ có", "dạ không" theo cái cách mà MC Trấn Thành từng "bó tay" khi phỏng vấn cô bé trong Giọng hát Việt nhí.
Hôm đi hát ở phòng trà, với sự dẫn dắt của ca sĩ Quang Lê, Mỹ Chi mới chia sẻ nhiều hơn với khán giả. Cô bé muốn hát tặng người dân miền Trung bài Quê em mùa nước lũ vì "thấy miền Trung bị lũ lụt, nhà tốc mái hết trơn, con thấy buồn quá hà".
Khi ca sĩ Quang Lê hướng dẫn cách chào tạm biệt khán giả để về ngủ, "chị Bảy" ngượng ngùng một lúc rồi mới lặp lại những câu mà ca sĩ Quang Lê đã dạy.

"Chị Bảy" vẫn còn khá rụt rè trên sân khấu - Ảnh: Độc Lập
Đi diễn được bao nhiêu tiền, cô bé đưa hết cho mẹ, lâu lâu chỉ xin ít tiền mua... bánh tráng trộn, món ăn yêu thích của mình.
Ở trường mới, ban đầu Mỹ Chi chưa thể thích nghi do vào học trễ một tháng, lại chưa có bạn bè nhiều. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian, với tính cách năng nổ của một cựu liên đội trưởng, "chị Bảy" đã nhanh chóng hòa mình cùng các bạn. Được cùng các bạn đi chơi ở khu địa đạo Củ Chi (TP.HCM), cô bé cười tít mắt.

Mỹ Chi trong chuyến đi dã ngoại ở Củ Chi hôm 11.10 - Ảnh: Trường Tây Úc cung cấp
Ca sĩ Quang Lê tiết lộ với Thanh Niên Online: "Khi bé nổi tiếng, có rất nhiều lời mời đi diễn, chị Thư (mẹ của Mỹ Chi - NV) sợ mất lòng nên nhận lời. Nhưng chính Mỹ Chi đã nói rằng con không muốn nhận nhiều show vì muốn đi chơi với bạn bè trong trường hơn. Say mê ca hát là vậy nhưng bé vẫn là con nít, vẫn thích đi chơi chứ không phải muốn chạy show kiếm tiền".
Áp lực cũng nhiều
Học ở trường quốc tế, Mỹ Chi hầu như không có nhiều thời gian rảnh rỗi để chơi búp bê hay chơi game trên máy tính như trước đây. Với những show diễn, dù là diễn ra cuối tuần, nhưng cô bé cũng bỏ khá nhiều thời gian để tập luyện. Có hôm Mỹ Chi đi tập nhạc ở nhà ca sĩ Quang Lê rồi ngủ thiếp đi trên ghế sofa khi chỉ mới khoảng 10 giờ tối.
Trong các show diễn, bao giờ cũng thấy cô bé và ba mẹ xuất hiện trước giờ diễn từ rất sớm. Có khi phải chờ đến gần hai tiếng đồng hồ mới đến lượt mình. Trong thời gian này, Mỹ Chi thường ngồi nhẩm lại bài hoặc chơi game trên điện thoại.

"Chị Bảy" chơi game trên điện thoại trong khi chờ đến giờ diễn - Ảnh: Độc Lập
Cô bé còn được các nghệ sĩ khen ngợi vì tính trách nhiệm. Trong buổi họp fan của MC Trấn Thành, dù buổi sáng phải thi viết chữ đẹp nhưng cô bé vẫn nói mẹ tranh thủ về nhanh để ghé chỗ chú Trấn Thành vì "lỡ hứa với chú rồi".
Trong đêm liveshow Hát trên quê hương 2, chỉ vì lỡ nhịp bài Sa mưa giông mà khi vào hậu trường, Mỹ Chi đã khóc nấc vì "lỡ làm hư show chú Quang Lê rồi". Mãi đến khi ca sĩ Quang Lê dỗ dành, cô bé mới thôi khóc.
Điều đó cho thấy Mỹ Chi rất trách nhiệm với công việc của mình nhưng cũng phần nào hé mở những áp lực mà một cô bé 10 tuổi phải chịu khi đứng trên những sân khấu lớn...
Yêu thương bao nhiêu là đủ?
Trở thành người nổi tiếng, một áp lực khác không nhỏ với Phương Mỹ Chi chính là sự yêu mến của khán giả.
Thời gian đầu khi Mỹ Chi mới nổi tiếng, rất nhiều fan thường tìm đến nhà cô bé chơi. Sự yêu thương vô tình đã khiến cuộc sống của cô bé có nhiều xáo trộn.
Đi học cả ngày, về nhà còn phải ôn bài, làm bài tập, tập hát nhưng lại sợ mọi người buồn nên "chị Bảy" vẫn vui vẻ tiếp đón các fan của mình. Có ai biết rằng mong muốn của cô bé 10 tuổi này vẫn là có một giấc ngủ thật đã hoặc có thời gian để được chơi búp bê cho thỏa thích.

Phương Mỹ Chi rất thích chơi búp bê - Ảnh: Facebook ca sĩ Quang Lê
Ở các sự kiện, Mỹ Chi luôn thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người và liên tục được mời chụp hình chung. Mỗi lần như vậy, cô bé đều cười rất tươi nhưng sau hàng chục bức hình “cười tươi” như thế, cô bé không giấu được sự mệt mỏi.
Người viết từng chứng kiến sau những đợt chụp hình với hết người này đến người khác, Mỹ Chi phải thóp má lại, dùng tay xoa xoa mặt cho... bớt mỏi rồi lại tiếp tục cười.

Cô bé luôn được các fan vây quanh mỗi khi xuất hiện - Ảnh: Độc Lập
Thời gian gần đây, chính các fan của "chị Bảy" cũng dần nhận ra rằng yêu thương "thần tượng" cũng cần phải đúng cách.
"Hãy để yên cho em phát triển. Đừng đặt lên vai em thêm những áp lực. Tự thời gian sẽ trả lời như thế nào. Nếu em thành công, hãy tiếp tục yêu thương. Nếu không được, hãy cùng động viên và ủng hộ", theo fanpage của Phương Mỹ Chi.
Yêu quý Phương Mỹ Chi, có lẽ người hâm mộ cũng mong cho em được hồn nhiên đúng tuổi của mình và không vì những áp lực vô hình mà "chín ép"...
Thiên Hương

VTV VẠCH MẶT NHÀ NGOẠI CẢM PHAN-THỊ-BÍCH-HẰNG

VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Ngày 23.10.2013, Đài Truyền Hình Việt Nam đã đăng tải một phóng sự gây sốc cho rất đông quần chúng tin vào năng lực của những nhà ngoại cảm.
Clip: VTV 'vạch mặt' nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng
Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá…
VTV, vạch mặt, nhà ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng
Chương trình phóng sự vạch mặt các nhà ngoại cảm
Đây chính là chương trình "Trở về từ ký ức" số mới nhất. VTV đã chia sẻ khá nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.
Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.
Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.
Chương trình cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm.
Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận bằng 0 kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …
Một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.
Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng.
Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.
Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.
VTV, vạch mặt, nhà ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng
Thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.
Thượng tá Nguyễn Lê Cát nói: Nghi ngờ hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, hài cốt đấy được giám định ở đây, xác định không phải là hài cốt của người mà là hài cốt của động vật. Qua xác định, đối chiếu thì đó là chiếc răng của lợn.
Thật đau xót cho họ hàng gia tộc, bẽ bàng cho các cơ quan đoàn thể. Bà Phan Thị Bích Hằng sau đó vẫn đi tìm hài cốt liệt sĩ và không cần có một sự giải thích nào về vụ tìm kiếm gây bức xúc như trên.
VTV, vạch mặt, nhà ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng
Kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội
Vũ Thị Hòa (41 tuổi), trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm (TP. Yên Bái – tỉnh Yên Bái) đã không từ mọi thủ đoạn buôn bán những con thú là động vật hoang dã để kiếm lời.
Khi công việc kinh doanh này đổ bể, bà Hòa tự “phong” cho mình là một “Nhà ngoại cảm” có biệt tài chữa bệnh và tìm mộ liệt sĩ để từ đó kiếm lời trên chính những bộ hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc và niềm khát khao tìm lại người thân của các thân nhân liệt sĩ.
VTV, vạch mặt, nhà ngoại cảm, Phan Thị Bích Hằng
"Nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa đứng trước cái được coi là hài cốt liệt sĩ.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Hạnh Phúc, đại diện Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng có mặt. Với kinh nghiệm hơn 30 năm làm công tác quy tập hài cốt liệt sĩ, ông Phúc cho rằng số đất đen trên không phải là xương cốt liệt sĩ.
(Theo Infonet/VTV)

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

BỎ LỌT THAM NHŨNG MÀ THANH TRA,KIỂM TOÁN KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIÊM ?!

Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm?

(Dân trí) - UB Tư pháp của Quốc hội đặt vấn đề, nhiều cuộc thanh tra kiểm toán đã tiến hành ở Vinalines nhưng không phát hiện tiêu cực, tham nhũng. Mặc dù vậy, các đoàn thanh tra, kiểm toán, thanh tra viên, kiểm toán viên… không bị xem xét, chịu trách nhiệm khi việc vỡ lở.


 >>  Chính phủ bảo lãnh trả 600 triệu USD cho Vinashin bằng trái phiếu
 >>  Đã bán được 6/7 con tàu “tai tiếng” của Vinashinlines ở xứ người
 >>  Vụ Vinashin: “Án phạt” 1.200 tỷ đồng khó thi hành

 

UB Tư pháp vừa hoàn tất báo cáo kết quả giám sát “Chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng, chức vụ” trình Quốc hội kỳ họp này. Cụ thể, trong tháng 7/2013, UB Tư pháp đã thành lập 3 đoàn công tác tiến hành giám sát tại Hà Nội, TPHCM, các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương, Quảng Bình và Quân khu 3 (thời gian lấy số liệu báo cáo từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/4/2013).

Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm?
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trao đổi với Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Công an trong phiên báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng.
Kết luận sau giám sát, UB Tư pháp cho biết, công tác thanh tra phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng ở nhiều địa phương còn rất hạn chế; nhiều tỉnh, thành phố hàng năm tiến hành rất nhiều cuộc thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý Nhà nước với thất thoát nhiều tỷ đồng, nhiều héc ta đất, nhưng lại không phát hiện được tham nhũng hoặc có phát hiện được thì rất ít, phần lớn là các vụ nhỏ lẻ ở cấp xã, thôn.
Việc đánh giá tình hình tham nhũng tại các địa phương mà đoàn tiến hành giám sát cũng như trên phạm vi cả nước theo tiêu chí mà Thanh tra Chính phủ ban hành còn rất lúng túng, ít được quan tâm thực hiện.
Cụ thể, công tác theo dõi xử lý việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra còn hạn chế, nhất là việc xử lý về tài sản sai phạm được kiến nghị thu hồi, khắc phục đạt tỷ lệ thấp; việc khắc phục sai phạm qua công tác thanh tra, kiểm toán chuyển biến chậm; có trường hợp kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Việc chuyển các vụ có dấu hiệu tham nhũng từ cơ quan thanh tra sang cơ quan điều tra vẫn bị kéo dài, nhất là các vụ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp. Tình trạng kéo dài trên đã gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm tham nhũng.
Việc kiến nghị xử lý hoặc tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng qua công tác thanh tra còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, việc xử lý người đứng đầu chủ yếu trong các trường hợp họ có hành vi liên quan tới vụ việc tham nhũng; rất ít trường hợp người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm về lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý cán bộ khi để xảy ra tham nhũng.
Đánh giá về nguyên nhân, cơ quan giám sát cho rằng, tình trạng này có phần trách nhiệm, kỷ luật công vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, đoàn thanh tra, kiểm toán và thanh tra viên, kiểm toán viên chưa rõ ràng. UB Tư pháp chỉ rõ, hoạt động thanh kiểm tra còn bị buông lỏng trong tổ chức thực hiện.
 
Bỏ lọt Vinalines, không thanh tra, kiểm toán nào chịu trách nhiệm?
Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề nội chính Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Viện trưởng VKSDN tối cao Nguyễn Hòa Bình tại hành lang Quốc hội.
Theo đó, tại một số bộ, ngành, địa phương tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp công ích, tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhưng lại không phát hiện được tiêu cực, tham nhũng; tuy nhiên, sau đó báo chí, cơ quan điều tra lại phát hiện ra. UB Tư pháp dẫn chứng 2 vụ sai phạm lớn xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.
Nghịch lý theo cơ quan giám sát là mặc dù vậy, các đoàn thanh tra, kiểm toán, thanh tra viên, kiểm toán viên, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán lại không bị xem xét trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm về việc thanh tra, kiểm toán nhiều mà không phát hiện ra tham nhũng.
Bên cạnh đó, UB Tư pháp cho rằng, cũng có nguyên nhân xuất phát từ mô hình tổ chức thanh tra ở địa phương, nhất là về tính độc lập tương đối của các cơ quan này.
 
Đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến tham nhũng, UB Tư pháp cho rằng, vẫn còn tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn vòng vo, né tránh việc giải quyết, dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt thẩm quyền, một số vụ việc người bị tố cáo lại là người giải quyết trực tiếp vụ việc, nên thiếu khách quan trong việc giải quyết … gây bức xúc trong nhân dân. Tỷ lệ số vụ việc tham nhũng phát hiện thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp; thực tế cho thấy, việc người dân đi tố cáo tham nhũng là rất ít.
 
Số các vụ án tham nhũng phát hiện được qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo lại chủ yếu là ở xã, phường, thôn, bản với những vụ việc nhỏ lẻ, việc phát hiện và xử lý các hành vi sai phạm có liên quan tới tham nhũng của lãnh đạo từ cấp tỉnh trở lên là rất ít; các trường hợp tố cáo đích danh phần lớn liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo, gia đình người tố cáo.
 
Bài: P.Thảo
Ảnh: Việt Hưng

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 TRÌNH QUỐC HỘI THÔNG QUA TRONG KỲ HỌP NÀY

Đề xuất bỏ Hội đồng Hiến pháp

- Lập Hội đồng Hiến pháp là vấn đề mới, lại đang còn nhiều ý kiến khác nhau... Đề nghị QH không bổ sung quy định Hội đồng Hiến pháp vào dự thảo...

>> Toàn cảnh Góp ý sửa đổi Hiến pháp 
 
Trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ nhiệm UB Pháp luật, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Phan Trung Lý trình bày trước QH sáng nay (22/10):

LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Điều 1 (giữ nguyên Điều 1)
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.  
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 3)
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4)
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
hiến pháp
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiến pháp sửa đổi vào ngày 28/11. Ảnh: Minh Thăng
Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5)
1. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)
1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.  
Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8, Điều 12)
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Điều 9 (sửa đổi, bổ sung Điều 9)
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.  
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận tiến hành hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10)
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 11 (sửa đổi, bổ sung Điều 13)
1. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.  
Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14)
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143 và 144, sửa đổi Điều 145)
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.  
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.
CHƯƠNG II
QUYỀN CON NGƯỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 14 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 51)
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Điều 16 (sửa đổi, bổ sung Điều 52)
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 17 (sửa đổi, bổ sung Điều 49)
1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
 3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 75)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Điều 19 (mới)
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng một cách trái luật.  
Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.
Điều 21 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 73)
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
Điều 23 (sửa đổi, bổ sung Điều 68)
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.  
Điều 24 (sửa đổi, bổ sung Điều 70)
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.  
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25 (sửa đổi, bổ sung Điều 69)
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 26 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)
1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 54)
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.
Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Điều 29 (sửa đổi, bổ sung Điều 53)
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Điều 30 (sửa đổi, bổ sung Điều 74)
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.  
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 72)
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.  
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý.  
5. Người bị bắt, bị giam giữ, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.
Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58)
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất đai thì theo quy định tại Điều 53 và Điều 54.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Điều 33 (sửa đổi, bổ sung Điều 57)
Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 34 (mới)
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.    
3. Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định.
Điều 36 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.
Điều 37 (sửa đổi, bổ sung Điều 65, Điều 66)
1. Trẻ em có quyền được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, đi đầu trong công cuộc lao động và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 38 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)
1. Mọi người có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 59)
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 60)
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
Điều 41 (mới)
Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa.
Điều 42 (mới)
Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Điều 43 (mới)
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.  
 Điều 44 (sửa đổi, bổ sung Điều 76)
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 45 (sửa đổi, bổ sung Điều 77)
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự do luật định.
Điều 46 (sửa đổi, bổ sung Điều 79)
Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Điều 47 (sửa đổi, bổ sung Điều 80)
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Điều 48 (sửa đổi, bổ sung Điều 81)
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam.
Điều 49 (giữ nguyên Điều 82)
Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú.
CHƯƠNG III
KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC,                                                      KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều 50 (sửa đổi, bổ sung Điều 15, Điều 43)
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 51 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25)
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Điều 52 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, Điều 26)
Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.   
Điều 54 (sửa đổi, bổ sung Điều 18)
1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Việc Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp đặc biệt do luật định.  
Điều 55 (mới)
1. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định.
3. Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Điều 56 (sửa đổi, bổ sung Điều 27)
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước.
Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 55, Điều 56)
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
2. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 40)
1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Điều 59 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)
1. Nhà nước và xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.
Điều 60 (sửa đổi, bổ sung các điều 30, 31, 32, 33 và 34)
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, có văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, có ý thức làm chủ, có trách nhiệm công dân.
Điều 61 (sửa đổi, bổ sung các điều 35, 36 và 59)
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khác, ưu tiên phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.
Điều 62 (sửa đổi, bổ sung Điều 37, Điều 38)
1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
Điều 63 (mới)
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.  
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
CHƯƠNG IV
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Điều 64 (sửa đổi, bổ sung Điều 44)
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.  
Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 46)
Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp.  
Điều 67 (sửa đổi, bổ sung Điều 47)
Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Điều 68 (sửa đổi, bổ sung Điều 48)
Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng - an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ và chiến sỹ, công nhân, nhân viên phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
CHƯƠNG V
QUỐC HỘI
Điều 69 (sửa đổi, bổ sung Điều 83)
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 84)
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;
2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;  
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, các Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp;
8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình, các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, các điều ước quốc tế trái với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.  
Điều 71 (sửa đổi, bổ sung Điều 85)
1. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Điều 72 (sửa đổi, bổ sung Điều 92)
Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
Điều 73 (sửa đổi, bổ sung Điều 90)
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên.
3. Số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.
4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội của mỗi khoá Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.
Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 91)
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;
4. Đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
5. Lãnh đạo công tác của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
6. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7. Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
8. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
9. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ và bãi bỏ quyết định đó; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
10. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
11. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Điều 75 (sửa đổi, bổ sung Điều 94)
1. Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dân tộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.  
2. Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc.
4. Hội đồng dân tộc có những nhiệm vụ, quyền hạn khác như các Uỷ ban của Quốc hội quy định tại khoản 2 Điều 76.
Điều 76 (sửa đổi, bổ sung Điều 95)
1. Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Chủ nhiệm Ủy ban do Quốc hội bầu; các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.  
2. Ủy ban của Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban.
3. Việc thành lập, giải thể các Ủy ban do Quốc hội quyết định.  
Điều 77 (giữ nguyên Điều 96)
1. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viên chức nhà nước hữu quan khác báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết. Người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.  
2. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời những kiến nghị, yêu cầu của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.  
Điều 78 (mới)
Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Điều 79 (sửa đổi, bổ sung Điều 97)
1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.  
Điều 80 (sửa đổi, bổ sung Điều 98)
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Điều 81 (sửa đổi, bổ sung Điều 99)
Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 82 (sửa đổi, bổ sung Điều 100)
1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu; có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ tưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Điều 83 (sửa đổi, bổ sung Điều 86)
1. Quốc hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
3. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội khoá mới.
Điều 84 (sửa đổi, bổ sung Điều 87)
1. Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội.
2. Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật trước Quốc hội.
Điều 85 (sửa đổi, bổ sung Điều 88, Điều 93)
1. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; trường hợp sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hay kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua.
CHƯƠNG VI
CHỦ TỊCH NƯỚC
Điều 86 (giữ nguyên Điều 101)
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 87 (giữ nguyên Điều 102)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước mới.
Điều 88 (sửa đổi, bổ sung Điều 103)
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;  
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh. Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.  
Điều 89 (sửa đổi, bổ sung Điều 104)
1. Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh do Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn.  
Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh, trong trường hợp Quốc hội không thể họp được thì trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh.
Điều 90 (sửa đổi, bổ sung Điều 105)  
Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, của Chính phủ.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Điều 91 (giữ nguyên Điều 106)
Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 92 (sửa đổi, bổ sung Điều 107)
Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ.
Điều 93 (sửa đổi, bổ sung Điều 108)
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
CHƯƠNG VII
CHÍNH PHỦ
Điều 94 (sửa đổi, bổ sung Điều 109)
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Điều 95 (sửa đổi, bổ sung Điều 110)
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do luật định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.  
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Điều 96 (sửa đổi, bổ sung Điều 112)
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Đề xuất, xây dựng chính sách; trình dự án luật, dự toán ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;    
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
4. Đề xuất và trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội về việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;   
 5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định;  
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc đàm phán, ký, gia nhập, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài.
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.  
Điều 97 (giữ nguyên Điều 113)
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Điều 98 (sửa đổi, bổ sung Điều 114)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.  
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Định hướng và điều hành hoạt động của Chính phủ; lãnh đạo việc tổ chức thi hành pháp luật;
2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
3. Trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, các chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm, quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
5. Chỉ đạo việc đàm phán, ký điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; lãnh đạo thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
6. Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Điều 99 (sửa đổi, bổ sung Điều 116, Điều 117)
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 100 (sửa đổi Điều 115, Điều 116)
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.
Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 111)
 Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.
CHƯƠNG VIII
TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 102 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 127)  
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
2.  Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
3. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.  
Điều 103 (sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133)
1. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định.
2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
3. Toà án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp do luật định.
5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.  
Điều 104 (sửa đổi, bổ sung Điều 134)
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.  
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Điều 105 (sửa đổi, bổ sung Điều 128, Điều 135)
1. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án khác do luật định.
2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chánh án các Tòa án khác báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.
3. Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định.
Điều 106 (sửa đổi, bổ sung Điều 136)
Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Điều 107 (sửa đổi, bổ sung Điều 126, Điều 137)
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
2. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 108 (sửa đổi, bổ sung các điều 138, 139 và 140)
1. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Viện trưởng các Viện kiểm sát khác báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.
Điều 109 (sửa đổi, bổ sung Điều 138)
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Kiểm sát viên do luật định.  
CHƯƠNG IX
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều 110 (sửa đổi, bổ sung Điều 118)
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã;  
Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo luật định.
Điều 111 (mới)
1. Chính quyền địa phương tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp, phân quyền do luật định.
Điều 112 (mới)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.  
2. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Điều 113 (sửa đổi, bổ sung Điều 119 và Điều 120)
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Điều 114 (sửa đổi, bổ sung Điều 123 và Điều 124)
1. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu hoặc do Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Điều 115 (sửa đổi, bổ sung Điều 121 và Điều 122)
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.
Điều 116 (sửa đổi, bổ sung Điều 125)
1. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
2. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
CHƯƠNG X
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA,                                                                     KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 117 (mới)
1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.  
2. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
Điều 118 (mới)
1. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước do luật định.
CHƯƠNG XI
HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều 119 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.  
Điều 120 (sửa đổi, bổ sung Điều 147)
Việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được quy định như sau:
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định;  
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Quốc hội về dự thảo Hiến pháp;  
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ ... , nhất trí thông qua trong phiên họp ngày ... tháng ... năm 2013, hồi ... giờ ... phút.             
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Sinh Hùng