Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

THƠ CỦA BẠN THƠ : LÊ THIÊN MINH KHOA

  Xem Vuthanhhoa.net  giới thiệu chùm lục bát cực ngắn của LÊ THIÊN MINH KHOA cử nhân văn khoa,cử nhân báo chí,cũng là BẠN THƠ của tôi.Thấy hay hay,lạ lạ,bèn copy về đây cho bạn tôi thưởng thức. XIN CÁM ƠN VUTHANHHOA.NET nha !

1. Chân dung tự họa


(I)
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
sáng mai hết rượu
thấy mình mất thơ
(II)
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
sáng mai hoang đãng
thấy mình mất tiêu…
(III)
hôm qua thơ rượu Tơ-
Tình
sáng mai mất trí
thấy mình mất luôn…
 (IV)


sáng mai thấy ta vẫn còn
buồn năm phút tại Diêm vương nuốt lời
ta không là kẻ chán đời
mà ta chán ngán làm người
như ta .
2. RƯNG RƯNG

rưng rưng rượu đến mềm môi
rưng rưng tôi nhớ cái người tôi thương
men trong tám hướng bốn phương
rưng rưng tiễn biệt người thương tôi về…


3. LÀ AI


Là ai tâm Phật thân Ma
Nhập nhoà một bóng chợt xa , chợt gần
Chợt phong vân, chợt phù vân
Thương đời , đời loạn, thương thân, thân nhàu! …




4. Khóc bạn

Thế mà bốn chín rồi sao
Theo vòng cát bụi lẫn vào hư vô
Bọt bèo về với nguyên sơ
Cái đi đi khuất
cái chưa chưa rời
Nhang tàn , lửa tắt , người ơi!..


5. NHẬP NHẰNG


Nhập nhằng giữa rượu và thơ
Còn thơ không nữa hay là không thơ ?
Nhập nhằng giữa rượu và ta
Còn ta không nữa hay là không ta ?


6. CHO CÔ GÁI BỤI ĐỜI Ở CÔNG VIÊN CHỢ ĐÀ LẠT

Bỏ nhà lăn lóc công viên
Nát nhàu thân xác giữa triền miên mưa
Trong em còn nét ngọc xưa
Trong tôi còn chút thẫn thờ
mà đau!…


7. ĐI – VỀ.
           Tặng Mặc Phương Tử
         
Người đi am bặt kệ kinh
Nhãn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ
Người về bồ- tát làm thơ
Khói tòa sen tỏa nhập nhòa sắc – không


8. Ngập ngừng


Ngập ngừng để kịp chiều rơi
Ngập ngừng để kịp tỉnh rồi mới say
Ngập ngừng thương mướn khóc vay
Ngập ngừng vài một mà say vô vàn…


9. MỘT NỬA
       
Tặng Trịnh  Sơn

   
Có người nửa Phật nửa  Ma
Nửa Thần  nửa Chúa nửa ta nửa  đời
Nửa không nửa có nửa  người
Nửa là một
nửa là mười thành không! 10. ĐÔI KHI

Đôi khi bỏ bể về rừng
ngó anh cọp ốm , chợt lòng từ tâm
nửa chừng sương rót lâm râm
rồi   một,  hai, bốn,  năm châm giọt buồn !...

Lê Thiên Minh Khoa

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

TQ MANH NHA XÂM CHIẾM HOÀNG SA,TRƯỜNG SA

Thứ Hai, 30/07/2012 - 10:57

Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa

Tư liệu trong suốt chiều dài “lịch sử” kéo từ thời Tần, Hán cho đến sau Thế chiến thứ II (1945), Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được những chứng cứ có thể chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong phần đất của họ.


Trung Quốc cũng luôn tuyên bố có chứng cứ đầy đủ về “đường lưỡi bò” hay còn gọi là đường chín đoạn của mình là hợp lý, song sự thật trớ trêu ẩn chứa trong chính sử sách của nước này cho thấy “cái lưỡi bò” này chỉ được tạo nên từ sự “ngoa ngôn ngụy biện” của phần lớn học giả nước này.
Vậy “đường lưỡi bò” này “bò” từ đâu ra?
Đường lưỡi bò ở đâu ra? - Kỳ 1:
TT - Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ xuất hiện trong các địa đồ hay thư tịch của Trung Quốc cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 đều khẳng định điểm cực nam của Trung Quốc chỉ dừng ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến 18,13 độ vĩ bắc.
Trong khi quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ tuyến 17,15 độ vĩ bắc và quần đảo Trường Sa ở từ vĩ tuyến 12 đến 8 độ vĩ bắc.
Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa
Đô đốc Lý Chuẩn, người được Trung Quốc cho rằng đã “thu phục Tây Sa” bằng pháo hạm năm 1909 - Ảnh: hudong.com

“Nâng cấp” chuyến đi của Lý Chuẩn
Cương giới của Trung Quốc từ cổ chí kim đều luôn được sử sách địa đồ của họ xác định chỉ nằm tại đảo Hải Nam và không thể vươn xa hơn nữa. Thậm chí, nhiều tài liệu mang tính lịch sử của Trung Quốc còn chứng minh ngược lại rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Thế mà sau này đến thời đương đại, vì lòng tham trong tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, những hậu thế Trung Quốc đã chà đạp sự thật lịch sử đó.
Có thể nói chính quyền Trung Quốc bắt đầu manh nha xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông từ năm 1909 và ngày càng bành trướng mưu đồ này cho đến ngày nay. Báo chí Quảng Châu thời bấy giờ đưa tin vào tháng 6-1909, chính quyền Quảng Đông đã đưa hai pháo hạm loại nhỏ do đô đốc Lý Chuẩn dẫn đầu đi một vòng quanh các đảo nằm phía đông đảo Hải Nam, để rồi vào năm 1932 chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã nâng cấp chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn là một dấu mốc thời gian để ấn định chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Chuyến đi của Lý Chuẩn được ghi ngắn gọn là “được lệnh của tổng đốc Quảng Đông và Quảng Tây lúc bấy giờ là Trương Nhân Tuấn, tháng 6-1909 đô đốc Lý Chuẩn dẫn đầu hai chiến hạm Phục Ba và Sâm Hạm cùng 170 quan binh đến “thu phục Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Trên thực tế, chuyến đi của đô đốc Lý Chuẩn không phải là một chuyến khảo sát hay thị sát như phía Trung Quốc mô tả, cũng chẳng có chuyện thu phục Hoàng Sa như Trung Quốc từng tưởng tượng. Đó chỉ là chuyến đi mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa”, không hề lưu dấu hay để lại một dấu tích hoặc luận chứng lịch sử cụ thể trên những điểm mà họ đi qua“.
Thế nhưng, người Trung Quốc cứ thổi phồng và ngụy tạo chứng cứ biến chuyến đi này thành chuyến đi lịch sử nên mỗi giai đoạn có một kiểu mô tả khác nhau. Tờ Đại Công Báo ở Thiên Tân ngày 8-10-1933, tức đến 24 năm sau, đã vẽ thêm rằng đô đốc Lý Chuẩn cùng đoàn đội của ông ta đến Hoàng Sa và đã đo, vẽ cũng như đặt tên cho 16 đảo ở đây. Song ai có thể tin chỉ chưa đầy 24 giờ thì Lý Chuẩn có thể làm hết từng ấy việc ở Hoàng Sa và vì sao phải đến 24 năm sau bút ký này mới được đưa ra? Chỉ có người Trung Quốc nói cho người Trung Quốc nghe.
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây dựng - Ảnh tư liệu
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây dựng - Ảnh tư liệu

Trung Quốc khơi mào tranh chấp Hoàng Sa
Những chứng cứ do phía Trung Quốc đưa ra về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ xác thực cả về mặt lịch sử lẫn pháp lý. Song mưu đồ xâm chiếm thì đã rõ ngay khi Trung Quốc đưa ra luận điểm để bảo vệ cho chuyến thị sát trái phép quần đảo Hoàng Sa năm 1909 của quan binh nước này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa là “quần đảo hoang”, trong khi Việt Nam đã có bằng chứng chứng minh được chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế 17.
Sau chuyến đi của Lý Chuẩn 12 năm, tháng 3-1921 chính quyền quân sự Quảng Đông đã ký một sắc lệnh vô lý sáp nhập Hoàng Sa của Việt Nam vào huyện Châu Nhai, phủ Quỳnh Châu lúc bấy giờ. Rõ ràng hành vi xâm phạm chủ quyền có chủ ý của Trung Quốc đối với Việt Nam diễn ra ngay trong thời kỳ Việt Nam đang bị Pháp xâm lược và mất hết quyền tự chủ về chủ quyền của mình.
Sở dĩ Trung Quốc muốn xâm chiếm Hoàng Sa là vì trước đó trong chuyến thị sát vùng biển này, tàu quan binh nhà Thanh đã phát hiện một nhóm thương nhân người Nhật đang chiếm cứ đảo Pratas nằm gần Hoàng Sa (sau này Trung Quốc gọi là Đông Sa). Trung Quốc không muốn quần đảo Hoàng Sa bị các nước mạnh thời đó nuốt trọn nên đã bắt đầu hoành hành về chủ quyền Hoàng Sa. Đây là mầm mống gây tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Pháp lúc này đang được xem là đại diện cho An Nam (tên gọi Việt Nam lúc bấy giờ). Động thái của Trung Quốc năm 1921 đã khiến Pháp phải nhìn lại, dù tại thời điểm này Trung Quốc chỉ mới xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa trên văn bản.
Trước âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc và sự manh nha xuất hiện của người Nhật trên tuyến đường biển quan trọng “nối liền giữa Hong Kong và Sài Gòn”, liên tiếp từ năm 1925-1930 Pháp đã có những động thái khẳng định chủ quyền không chỉ ở Hoàng Sa mà còn cả ở Trường Sa. Trước hết, đầu tháng 3-1925 toàn quyền Đông Dương Pasquier đã ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ của Pháp (tức thuộc về An Nam đang là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ).
Tiếp đến ngày 13-4-1930, Pháp đã cho tàu La Malicieuse ra Trường Sa để treo quốc kỳ Pháp. Mười ngày sau đó, Chính phủ Pháp đã tuyên bố thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Trước đó ngày 20-3-1930, toàn quyền Đông Dương đã yêu cầu Bộ thuộc địa Pháp “Cần thừa nhận lợi ích của nước Pháp ẩn chứa trong việc thay mặt An Nam thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Manh nha xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa
Mẩu tin đăng trên báo Advertiser ngày 29-6-1909 cho biết Trung Quốc đưa tàu chiến đến quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: trove.nla.gov.au
Bình luận của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Cần nhắc lại rằng sau khi thua trận trong chiến tranh Trung - Nhật, nhà Thanh đã ký Hiệp ước Shimonoseki ngày 17-4-1895 (Trung Quốc gọi là Hiệp ước Mã Quan). Theo đó, nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và phần phía đông vùng biển của bán đảo Liêu Đông cùng với tất cả các tài sản có trên đó như: công sự, kho vũ khí...và khu vực này không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Điều đó có nghĩa hai quần đảo này đã không được xem là thuộc chủ quyền của Trung Hoa (nhà Thanh)! Điều này hoàn toàn phù hợp với việc các bản đồ Trung Quốc vẽ trong thời kỳ này đã xem Hải Nam là vùng cực Nam của Trung Quốc. Mặt khác, qua sự kiện tàu buôn La Bellona của Đức bị chìm vì đá ngầm vào năm 1885 và tàu Himeji của Nhật bị đắm vào năm 1896 đã bị nhà đương cuộc Trung Hoa ở đảo Hải Nam từ chối trách nhiệm cứu vớt với lý do những vùng này không thuộc lãnh hải và quyền quản hạt của Trung Hoa cho thấy chí ít đến cuối thế kỷ 19, nhà đương cuộc Trung Hoa xem những quần đảo này không thuộc về Trung Quốc.


Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông từ những năm 1930 đã trở nên gay gắt hơn khi có sự nhúng mũi của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch và Nhật Bản.
Những biến cố lớn liên quan đến số phận Hoàng sa, Trường Sa đã xảy ra vào thời điểm này.
Kỳ tới: Nhật bại trận, Trung

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012


Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ

Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.
Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa. 
Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…

Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ - Ảnh: Ngô Vương Anh

Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng - Ảnh: chụp từ website Phượng Hoàng
Đủ cách “đầu độc”
Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.
Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.

Một việc làm giúp người dân Trung Quốc hiểu rõ chủ quyền của Việt Nam

(VOV) - Việc các cơ quan truyền thông Trung Quốc đăng tải thông tin về tấm bản đồ năm 1904 là đáng hoan nghênh. Nó giúp cho nhân dân Trung Quốc hiểu về chủ quyền của họ.
Ngay sau khi thông tin ngày 27/7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstar… đồng loạt đưa tin Việt Nam tìm thấy tấm bản đồ do nhà Thanh của Trung Quốc xuất bản năm 1904, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, toà soạn VOV online đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả, trong đó đa phần cho rằng, đây là một tấm bản đồ quý và việc giới truyền thông Trung Quốc đăng tải thông tin này có thể giúp người dân Trung Quốc có được cái nhìn xác thực, đúng đắn hơn về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam (Ảnh: Việt Dũng - Tuổi trẻ)

Chứng cứ không thể phủ nhận về chủ quyền của Việt Nam
Việc TS Mai Hồng - nguyên Trưởng phòng Tư liệu Thư viện - Viện Hán Nôm Việt Nam vừa trao lại cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 mà ông đã lưu giữ suốt 30 năm qua được giới truyền thông Trung Quốc coi là một sự kiện.
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 ghi rõ cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa. Đây có thể là một tài liệu hết sức có giá trị để các học giả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo Việt Nam và quốc tế có thể khai thác, sử dụng.
Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.
Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.
Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng và Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác nữa.
Một tư liệu cổ quý giá cần được bảo quản cẩn thận
VOV online xin trích đăng một số thư, trong hàng trăm email mà độc giả đã gửi về Toà soạn
Độc giả Lê Bá Tình, email: lebatinhhq@... cho rằng: "Chúng ta đang có một tài sản vô giá, vì vậy hãy bảo quản thật chu đáo tấm bản đồ này, cũng như dùng nó như một tư lệu quan trọng để giúp người dân Trung Quốc cũng như nhân dân trên thế giới có thể hiểu về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cảm ơn Tiến sĩ Mai Hồng rất nhiều!".
Cùng chung suy nghĩ trên, độc giả Trần Võ, email: thanhvovan98@... viết: "Việt Nam cần phải phổ biến rộng rãi thông tin về tấm bản đồ này trên thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, để dư luận thế giới hiểu rõ hơn về mặt pháp lý cũng như lịch sử của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có như vậy, chúng ta mới góp phần bảo vệ được chủ quyền đích thực của Việt Nam".
Bạn Ngô Thanh Trình, địa chỉ ngothanhtrinh@... cho rằng: Chúng ta đã có đầy đủ chứng cứ pháp lý, những tấm bản đồ cổ và nhiều chứng cứ lịch sử khác luôn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta cần gửi các chứng lý này cho các nước và các tổ chức quốc tế... để các nước  trên thế giới hiểu và ủng hộ chúng ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Việc các cơ quan truyền thông Trung Quốc đăng tải thông tin về tấm bản đồ là đáng hoan nghênh. Nó giúp cho nhân dân Trung Quốc hiểu về chủ quyền của họ. Việt Nam luôn trân trọng tình hữu nghị với Trung Quốc và mong rằng, chính phủ Trung Quốc luôn hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trong lịch sử, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam".
Độc giả La Văn Hùng lavanhun2011@... trong email gửi VOV online có viết: "Tấm bản đồ của nhà Thanh vẽ năm 1904 rất giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta phải kết hợp với nhiều cứ liệu lịch sử khác để hình thành nên sức mạnh, sự thật lịch sử không thể phủ nhận về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc nên nhìn lại lich sử và công nhận tấm bản đồ năm 1904 do nhà Thanh vẽ". 
Độc giả Nguyễn Giang, nguyengiang0905@... viết: "Rất cám ơn Tiến sĩ Mai Hồng. Đây là bằng chứng rất quan trọng giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Hy vọng sẽ còn nhiều người hết lòng vì Tổ quốc như Tiến sĩ"./.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

BỘ QUỐC PHÒNG & BỘ NGOẠI GIAO TRẢ LỜI DÂN ...

Thứ Bẩy, 28/07/2012 - 16:09

2 Bộ trả lời dân về kế hoạch bảo vệ chủ quyền trên biển Đông

(Dân trí) - “Nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam kiên quyết đấu tranh trên thực địa, bằng ngoại giao, trên mặt trận dư luận”; “Để đảm bảo an ninh trên biển, Quân chủng Hải quân, Không quân, Bộ đội Biên phòng và cảnh sát biển nói riêng đã được đầu tư hiện đại”…
 >> Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
 >> Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
 >> Tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng chủ quyền

Đây là nội dung trả lời của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đối với những chất vấn, kiến nghị của cử tri cả nước gửi tới Chính phủ về vấn đề biển Đông.
Kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”
Cử tri Long An tỏ ý lo lắng trước việc thời gian qua, Trung Quốc nhiều lần gây hấn trên biển Đông, cắt cáp các tàu thăm dò địa chất, xua đuổi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò… Cử tri đề nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh đấu tranh trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; tăng cường tiềm lực quốc phòng; định hướng phát triển các ngành kinh tế biển có trách nhiệm cao hơn trong việc đóng góp nâng cao và duy trì tiềm lực cũng như hoạt động của lực lượng quốc phòng-an ninh…để đảm bảo giữ vững an ninh, bảo vệ từng tấc đất, vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây cũng là nội dung kiến nghị của cử tri các tỉnh Hải Phòng, Đăk Nông, Hà Nam, Bình Phước. Kiến nghị chất vấn này cùng lúc được gửi tới nhiều bộ, ngành liên quan.
Dân quân đảo Phú Quý xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo.
 Dân quân đảo Phú Quý xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo.
Bộ Ngoại giao khẳng định: “Nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích trên biển của Việt Nam, chúng ta đã kiên quyết đấu tranh trên thực địa, qua con đường ngoại giao và trên mặt trận dư luận trước các hoạt động vi phạm của nước ngoài. Chúng ta đã công bố nhiều tư liệu pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Đối với các hành vi bắt giữ trái phép, ngược đãi ngư dân ta hoặc hành động uy hiếp, tịch thu vô cớ ngư cụ, hải sản, nhiên liệu của các tàu cá Việt Nam, Bộ Ngoại giao cho biết đã kiên quyết đấu tranh qua đường ngoại giao và dư luận, yêu cầu chấm dứt những hành động đó; xử lý vấn đề nghề cá phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
“Vấn đề nghề cá cũng được ta nêu rất thẳng thắn và mạnh mẽ trong đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc” – Văn bản trả lời của Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Về yêu sách đường lưỡi bò, ngay sau khi Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đưa ra bản đồ thể hiện việc này tại Liên hợp quốc (tháng 5/2009), Việt Nam đã gửi công hàm phản đối. Trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về biên giới lãnh thổ, Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”.
Bộ Ngoại giao thông tin thêm, tại các cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông, ta đã vạch rõ tính phi lý của yêu sách này và nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế. Đến nay, không có bất kỳ nước nào ủng hộ cho yêu sách "đường lưỡi bò". Indonesia, Philipins cũng có công hàm phản đối gửi Liên họp quốc. Hầu hết các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đều phê phán mạnh mẽ yêu sách này.
“Rót” đầu tư cho Hải quân để đảm bảo an ninh biển Đông
Trước tình hình phức tạp trên biển Đông, cử tri thành phố Đà Nẵng nêu quan điểm đề xuất nhà nước tăng cường thêm ngân sách cho Quốc phòng để đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là vấn đề an ninh biển Đông.
Bộ KH-ĐT trả lời, ngân sách đảm bảo cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên biển các năm qua được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Ngân sách hàng năm được bảo đảm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng an ninh trên biển, đảo do Bộ Quốc phòng quản lý và sử dụng.
 
Hải quân Việt Nam tập luyện tác chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Hải quân Việt Nam tập luyện tác chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Về kiến nghị tăng cường tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, Bộ Quốc phòng khẳng định đó là một trong nhũng nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, nhà nước và quân đội.
Để bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết đại hội XI của Đảng, thời gian qua, Quân ủy TƯ và Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai toàn diện đồng bộ các biện pháp nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội. Bộ xác định trước tiên xây dựng Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không- Không quân và một số cơ quan, Binh chủng kỹ thuật khác hiện đại.
Nội dung trả lời này rất phù hợp với kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề xuất Chính phủ cần từng bước hiện đại hóa quân chủng Hải quân, Không quân và Cảnh sát biển để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Cử tri Hà Tĩnh cũng đề nghị quan tâm hơn nữa các điều kiện đảm bảo cho quốc phòng an ninh tuyến biên giới, hải đảo.
Bộ Quốc phòng cho biết, thực tế những năm qua, Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không- Không quân, Bộ đội Biên phòng và cảnh sát biển nói riêng đã được đầu tư cải tiến, sản xuất, mua sắm nhiều phương tiện, trang thiết bị, vũ khí hiện đại; nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng doanh trại cơ bản cho các đơn vị, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và những đơn vị đóng quân ở những khu vực điều kiện khó khăn để nâng cao đời sống cho bộ đội, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia.
Về việc nâng cấp trang thiết bị cho các đơn vị lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng biên phòng nói riêng, Bộ Quốc phòng “hứa”, quân đội nói chung, các quân, binh chủng kỹ thuật nói riêng sẽ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước trong tình hình mới.
P.Thảo

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

HOÀNG SA,TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM

Thứ Hai, 23/07/2012, 11:12 (GMT+7)
Không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử
TT - “Chính lịch sử TQ đã khẳng định lãnh thổ của họ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghĩa là sau này họ mới vẽ vào bản đồ, nhận vơ của mình và không chứng minh được mình có chủ quyền với 2 quần đảo đó”.
Ảnh: Việt Dũng

PGS.TSKH Hà Minh Hòa, viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ (Bộ Tài nguyên - môi trường), khẳng định như vậy về bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904. PGS.TSKH Hà Minh Hòa nói:
- Tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904, được thực hiện dưới thời nhà Thanh có giá trị rất lớn để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc. Điều đó càng cho thấy lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa  gì hết. Trong khi đó, ở nước ta thời nhà Nguyễn đã cai quản thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa, làm sao nói đó là chủ quyền của Trung Quốc được?
"Khi thực dân Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đi khám phá các vùng biển và giao lưu buôn bán thì người ta mới vẽ bản đồ. Các tư liệu của Pháp đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, rồi tư liệu của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Mỹ, tất cả đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"
PGS.TSKH HÀ MINH HÒA
* Thưa ông, như vậy tấm bản đồ do Nhà xuất bản Thượng Hải công bố năm 1904 là một chứng cứ lịch sử không thể chối cãi về việc Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc?
- Rõ ràng về mặt lịch sử là không thể phủ nhận được điều đó. Tấm bản đồ đó đã khẳng định nơi non cùng đất tận của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử sẽ biết ngày xưa người Trung Hoa không ra biển. Thậm chí đời nhà Thanh có luật ra biển bị tử hình.
Ông thám hiểm hàng hải người Trung Quốc là Trịnh Hòa mà họ hay nói cũng chỉ là đi qua và thấy Hoàng Sa đẹp quá rồi mô tả lại chứ Trung Quốc không chiếm hữu, sử dụng liên tục trong giai đoạn dài ở đấy.
Nếu bảo ông Trịnh Hòa đi qua mô tả rồi nói Hoàng Sa là của mình thì bây giờ chúng ta đi qua Thượng Hải, mô tả Thượng Hải rồi bảo đó là của Việt Nam thì sao?
* Liệu Trung Quốc có thể xóa bỏ các tư liệu lịch sử, trong đó có bản đồ của họ năm 1904?
- Đó là bản đồ của nhà Thanh, một triều đại cai trị đất nước Trung Hoa hơn 200 năm và lãnh thổ họ tới đâu họ vẽ tới đấy, nên bây giờ Trung Quốc sẽ không thể cãi được, không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử của cả một triều đại. Hơn nữa, bản đồ này có tính pháp lý rất cao vì nó là bản đồ do một cơ quan của triều đình nhà Thanh ban hành.
Đặc biệt, bản đồ đó còn là bản đồ của một quốc gia công bố ra thế giới. Không chỉ Việt Nam có mà các nước khác cũng có. Những bản đồ đã xuất bản thì không chỉ một quốc gia mà nhiều quốc gia đều lưu lại. Cái đó, đứng về pháp lý thì Trung Quốc hoàn toàn đuối lý. Cùng với bản đồ thì còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế giới ngày nay người ta không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc là vì thế.
* Thưa ông, nghĩa là sẽ còn nhiều bản đồ khác trong lịch sử khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?
- Hiện nay, bản đồ của Việt Nam thế kỷ 15 là do các nước phương Tây vẽ. Bản đồ của mình do Lê Quý Đôn vẽ mãi đến thế kỷ 18 mới có. Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 thế kỷ 18 mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ở Trung Quốc, đến đời nhà Thanh mới có bản đồ. Trước đó họ chủ yếu mô tả lịch sử. Ngay cả Trịnh Hòa khi đi thám hiểm cũng chỉ là mô tả những nơi đi qua chứ có vẽ được bản đồ đâu.
Lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa mà bắt đầu vào những năm 1930, khi một nhóm người Trung Quốc học ở Anh, Mỹ, Pháp đem các bản đồ từ nước ngoài về, tùy tiện đặt tên Trung Quốc cho các đảo ở biển Đông. Còn các chuyên gia Trung Quốc dựa vào đó lục tung đống sách cổ từ chính sử đến dã sử, từ đời Minh - Thanh ngược lên đến đời Đường - Tống, lần theo hành trình thám hiểm tây dương của thái giám tam bảo Trịnh Hòa, rồi từ những ghi chép đó họ vạch ra một vùng biển rất xa Trung Quốc, tới tận một bãi đá ngầm mà quốc tế ghi là James Shoal, chỉ cách lãnh thổ Malaysia có 80km, cách Tam Á Hải Nam của Trung Quốc đến 800km.
Cũng cần nói thêm, vào thời kỳ đó người Trung Quốc chưa có năng lực đo đạc trên biển và cũng chưa hiểu biết bao nhiêu về các vấn đề đại dương, chẳng qua là họ chỉ căn cứ trên sổ sách do Trịnh Hòa để lại. Đó là xuất xứ của “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang dựa vào để đòi chủ quyền trên biển Đông.
* Ông đánh giá thế nào về những tư liệu bản đồ trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa?
- Nó rất quan trọng, vì như tôi đã nói, một bản đồ xuất bản do cơ quan nhà nước ban hành nên nó có tính chất pháp lý rất cao. Do đó, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương, nếu có bên thứ ba với những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ đưa ra thì Trung Quốc sẽ đuối lý. Thực tế có rất nhiều nước, nhiều học giả có tư liệu để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
* Theo ông, chúng ta nên sử dụng những tư liệu bản đồ này như thế nào để đấu tranh bảo vệ chủ quyền?
- Trước hết, chúng ta cần sưu tầm các tư liệu này, kể cả việc mua lại các bản đồ từ các nước khác. Ở trong nước, tôi được biết ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đang sở hữu rất nhiều bản đồ quý giá, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam đã có chương trình làm việc với ông Đầu để tập hợp tư liệu. Chúng ta tập hợp tất cả lại để công bố cho người dân trong nước, cho quốc tế thấy chứng cứ về việc Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Những tư liệu đó khi cần thiết cũng phải được đưa lên Tòa án quốc tế như những chứng cứ pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

KHIẾT HƯNG thực hiện

HOÀNG SA,TRƯƠNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM 01

Thứ Sáu, 27/07/2012 - 10:34

Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 >>  "Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam"
 >>  Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: TS. Sơn cung cấp).
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 (Ảnh: TS. Sơn cung cấp).
Khẳng định chủ quyền Việt Nam
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng vừa hoàn thành đề tài Font tư liệu về chủ quyền Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng).
TS. Sơn cho hay: Không chỉ các bản đồ cổ Việt Nam, Trung Quốc mà rất nhiều bản đồ cổ của phương Tây đều khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Một trong những thành công lớn của nhóm nghiên cứu là sưu tầm được 56 tấm bản đồ phương Tây của font tư liệu này.
Các bản đồ này được vẽ rất sớm, như: Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ có niên đại vào nửa sau thế kỷ XVI... cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891...
Tất cả đều thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine... (tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây).
Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Frael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.
Trong bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Frael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong)...
Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.
Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng khẳng định: Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi na, chỉ tên nước ta), TS. Sơn phân tích.
Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, hiện sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ.
Theo TS. Sơn, 56 bản đồ cổ phương Tây này được sưu tầm có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ.
Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…).
“Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ. Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền”, ông Sơn nói.
Trung Quốc chưa bao giờ có Hoàng Sa, Trường Sa
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838.
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838.
Theo TS. Sơn, nhiều tấm bản đồ cổ phương Tây đang được lưu giữ tại các thư viện công và bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó phần lớn bản đồ mà nhóm nghiên cứu đề tài sưu tầm đều là bản đồ scan trực tiếp từ bản đồ gốc được đồng nghiệp là ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Mỹ, đến các thư viện tại Mỹ để tìm kiếm, xin phép scan...
Qua ông Thắng, TS. Sơn vừa có thêm nhiều tấm bản đồ cổ của phương Tây xuất bản trước và sau khi chính quyền Trung Quốc có những tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1909.
Trong số này có bản đồ China do Adam và Charles Black vẽ cho bộ sách The Encyclopaedia Britannica, do Nxb. Edinburgh ấn hành năm 1876, bản đồ China, ấn hành năm 1883, bản đồ China and Japan, ấn hành năm 1896; bản đồ Siam and the Malay Archipelago do The Times Atlas (London, Anh) xuất bản năm 1896, bản đồ Route map showing from St. Petersburg to Guft of Tongking, ấn hành năm 1900...
“Điểm giống nhau giữa các bản đồ này là phần lãnh thổ Trung Quốc được tô khác màu hoặc được giới hạn bằng những đường kẻ đậm nét để phân biệt với lãnh thổ các nước láng giềng của Trung Quốc, luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam. Khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa”, TS. Sơn nhấn mạnh.
 Theo Nguyễn Huy
Tiền phong

“Gấu Nga” trong bài toán Biển Đông

SGTT.VN - Dư luận đang rất quan tâm là liệu vấn đề Biển Đông có được đưa ra thảo luận giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Putin trong chuyến thăm Nga hay không. Hiện nay Nga đang là một trong vài nước lớn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
>> TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 11: Kẻ sát nhân 20 năm trốn ra đảo


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đường đi thăm chính thức Liên bang Nga. Ảnh: TL
Xét về cơ bản, Nga hợp tác với Việt Nam nhằm tận dụng những ưu thế cực lớn của Biển Đông cũng không khác gì việc Mỹ hậu thuẫn cho Philippines. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện Nga thực sự chưa đủ mạnh để triển khai các lợi ích của mình trên tầm quốc tế. Việc Nga đang có nhiều lợi ích chung với Trung Quốc cũng khiến Nga không thể hiện thái độ được nhiều trên Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Putin và việc Nga đã thành lập bộ Phát triển Viễn Đông thì rõ ràng Moscow sẽ tiếp tục chú trọng phát triển chính sách hướng Đông. Và để chính sách này tiến hành tốt thì Nga phải cần một môi trường ổn định cả trong nước lẫn quốc tế. Vì thế, việc Biển Đông dậy sóng rõ ràng là không tốt cho Nga, và duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng với Việt Nam tại Biển Đông sẽ là lợi thế cho Nga.
Trong chuyến thăm chính thức của bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới Liên bang Nga theo lời mời của bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov từ ngày 29.6 đến 3.7, hai bên cũng đã lên tiếng nhắc lại rằng mọi tranh chấp tại Biển Đông nên được xử lý theo luật pháp quốc tế, nhất là theo Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC. Theo đó, bộ trưởng Sergey Lavrov cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam bằng cách kêu gọi nhanh chóng xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc đối với các bên về tranh chấp trên Biển Đông COC.
Một tờ báo mạng chuyên ngành có uy tín tại Nga cũng vừa đăng một bài nhìn nhận về những căng thẳng đang xảy ra trên Biển Đông, kèm theo một lời “cảnh báo” rằng “trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ”. Qua đó, có thể thấy rằng mặc dù Nga và Trung Quốc hiện vẫn đang là hai đối tác quan trọng của nhau và có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều hồ sơ quốc tế để đối đầu với phương Tây, đặc biệt là trong vấn đề Syria và Iran, tuy nhiên Moscow lại đang nhìn nhận sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á – Thái Bình Dương với một thái độ nghi ngại, với sự lo sợ về vị thế của mình.
Trong khi những tín hiệu tích cực đến từ chuyến thăm chính thức của ông Phạm Bình Minh chưa hết nóng thì báo chí lại đưa tin Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược. Theo thông tin của bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì chuyến thăm kéo dài năm ngày từ ngày 26 – 30.7. Trong đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó là Thủ tướng đồng thời là chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev, và các lãnh đạo cấp cao khác.
Có một điều đặc biệt trong chuyến đi này là các cuộc gặp và làm việc giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Vladimir Putin sẽ diễn ra tại thành phố nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen. Đây là nơi mà đất nước Nga luôn dành để đón tiếp lãnh đạo của các cường quốc hoặc những quốc gia có quan hệ thân thiết và tin cậy. Điều này đã làm cho dư luận đoán được rằng ông Putin đang có thái độ coi trọng Việt Nam như thế nào.
Hiện nay Nga đang là một trong vài nước lớn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Cơ chế đối thoại chiến lược Ngoại giao – an ninh – quốc phòng thường niên hoạt động đều đặn và hiệu quả. Việt Nam cũng là một trong những đối tác mua vũ khí nhiều nhất của Nga. Liên tục trong nhiều năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam nhiều vũ khí tối tân như máy bay tiêm kích Su-27, Su-30, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion và tổ hợp tên lửa S300. Đặc biệt hơn khi đa phần những vũ khí mà Việt Nam mua từ Nga đều nhằm để phòng vệ biển, nhất là trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang leo thang như hiện nay.
Qua hơn 60 năm kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao tính từ thời Liên Xô, có thể nói rằng hai nước hoàn toàn có thể đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới, đặc biệt là khi hai bên sẽ ký một loạt văn kiện hợp tác song phương. Việc nâng tầm hợp tác rõ ràng rất có lợi cho Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông khi chắc chắn nhờ đó mà Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ Nga – một nước mà Trung Quốc có liên quan nhiều lợi ích lớn.
Nghĩa Huỳnh

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

TRUNG QUỐC & BIỂN ĐÔNG

Bạn bè

close

Người TQ “giải độc” cho chính người TQ

TT - Học giả Lý Lệnh Hoa mới đây đã tổ chức một cuộc giao lưu với bạn đọc Trung Quốc trên mạng xã hội Sina Weibo về vấn đề biển Đông. Một nỗ lực nhằm “giải độc” dư luận và chấn chỉnh những hiểu biết lệch lạc của chính người Trung Quốc về “đường chín đoạn”.>> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam
>> Vàng vọt lên 42 triệu đồng/lượng

Tàu và máy bay Trung Quốc ở biển Đông - Ảnh: militarychina.com
Trong cuộc giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc một lần nữa khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ nào để xác định đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia của mình. Với khẳng định này, ông đã gặp không ít khó khăn để thuyết phục các cư dân mạng gột bỏ những gì họ đã bị nhồi nhét từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không có gì khó hiểu khi không ít cư dân mạng này đã có những phản ứng quá khích với ông, nhất là với những sự thật mà lần đầu tiên họ được nghe nói đến. Khi đặt câu hỏi, nhiều bạn đọc Weibo nói rằng họ xem việc thể hiện chủ quyền trên toàn bộ biển Đông là “minh chứng cho lòng yêu nước”. Có cư dân mạng đòi tẩy chay ông. Có cư dân mạng tên Shbarbiegirl còn quá khích gọi ông là “người bán biển của tổ quốc”.
Truyền thông, học giả kích động người dân
Tại buổi giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa nhận định các học giả Trung Quốc và phương tiện truyền thông nước này đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề biển Đông trong khi lại bưng bít thông tin, không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh Trung Quốc có quyền “ôm trọn biển Đông”.
“Các phương tiện truyền thông cần am hiểu luật trước khi phát ngôn hoặc đăng tải những bài viết kích động người dân. Trung Quốc cần dựa trên luật quốc tế để giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình” - học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định. Theo ông, chỉ có luật quốc tế mới có thể giải quyết các tranh chấp trên biển. Chính quyền Trung Quốc không thể chèn ép các nước khác, áp đặt đường “quốc giới” vô lý của mình và buộc các nước khác phải nghe theo.
Ông Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh các học giả Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã làm lệch lạc nhận thức của người Trung Quốc về biển Đông. Ông phản bác luận điệu của giáo sư Lý Kim Minh thuộc ĐH Hạ Môn cho rằng “chủ quyền Trung Quốc có trước Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS)”, hay việc học giả Lý Quốc Cường thuộc Trung tâm Nghiên cứu sử địa biên giới Trung Quốc cứ vung miệng nói rằng “Bắc Kinh có đủ bằng chứng pháp lý” mà chẳng đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào! Học giả họ Lý cũng dẫn lời giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải khẳng định “đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp luật”. Trung Quốc thậm chí còn không có những căn cứ cơ bản nhất để xác định chủ quyền trên biển Đông.
Ông cho rằng Trung Quốc và các nước láng giềng cần dựa trên UNCLOS để xác định vị trí của biển Nam Hải (biển Đông). Bởi đường chín đoạn không phải là đường biên giới trên biển Nam Hải mà chỉ là đường chủ trương do Trung Quốc tự đặt ra. “Tôi hi vọng các học giả như nhà nghiên cứu Lý Quốc Cường và giáo sư Lý Kim Minh tìm hiểu một cách nghiêm túc, dựa vào sự thật mà nói, thay đổi quan niệm lỗi thời và không chính xác của mình, không nên làm công chúng hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết sách quốc gia” - ông kêu gọi.

Học giả Lý Lệnh Hoa - Ảnh: Weibo
Chẳng ai thừa nhận “đường chín đoạn”
(Trích giao lưu của học giả Lý Lệnh Hoa và bạn đọc Weibo)
Dadaoyouxin: Xin hỏi, ngoài chúng ta ra trên thế giới có nước nào thừa nhận đường chín đoạn không?
Lý Lệnh Hoa: Các nước khác chưa bao giờ thừa nhận đường chín đoạn.
Zheshiyizhongbeiju: Còn nhớ vào năm 1947 chúng ta đề xuất vấn đề về biên giới, sau đó 50 năm đã qua đi, các nước láng giềng không hề phản đối. Điều này có nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận chuyện chủ quyền của chúng ta?
Lý Lệnh Hoa: Không phải các nước khác không công khai phản đối, mà là họ chưa bao giờ thừa nhận vấn đề này. Chính giáo trình của chúng ta đã khiến người dân hiểu sai lệch về Nam Hải (tức biển Đông).
Xiaotianshi: Vậy chúng ta làm thế nào để giải quyết vấn đề Nam Hải? Biển Nam Hải không phải là của chúng ta sao?
Lý Lệnh Hoa: Chỉ có áp dụng luật pháp quốc tế. Khi các nước cùng ngồi lại và đưa ra một thỏa thuận chung, chủ quyền của chúng ta mới được các nước thừa nhận. Nếu cứ khăng khăng khẳng định đường chín đoạn là “quốc giới” như trước nay tất cả chúng ta được học thì e rằng tranh chấp tại Nam Hải sẽ chẳng bao giờ kết thúc.
Renwoxing1900: Con đường nào để chúng ta bảo vệ chủ quyền? Nếu như nơi ông ở gặp tranh chấp, ông sẽ giải quyết thế nào?
Lý Lệnh Hoa: Tốt nhất là đàm phán song phương và đàm phán đa phương.
Weiyuweimian: Kết cục của Nam Hải sẽ là như thế nào? Trung Quốc có thể một mình độc chiếm Nam Hải không?
Lý Lệnh Hoa: Nam Hải là vùng đường thủy tự do của quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc không thể độc chiếm. Mà chúng ta cũng không làm được chuyện đó.
HOÀNG NGỌC

TNS John McCain: “Khiêu khích thái quá”
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là đã “khiêu khích thái quá” khi tuyên bố thành lập khu quân bị Tam Sa và điều quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. “Quyết định của Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc triển khai quân đội đến các đảo ở biển Đông, trong đó có các đảo của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích thái quá” - AFP dẫn lời ông McCain nhận định.
Thượng nghị sĩ McCain còn chỉ trích việc Trung Quốc bổ nhiệm nhân sự cơ cấu cho cơ quan lập pháp ở Tam Sa. Bởi lẽ, theo ông, “điều này chỉ làm các nước châu Á càng phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Những tuyên bố này không có cơ sở luật pháp quốc tế và cho thấy Trung Quốc đang khẳng định chủ quyền bằng cách đe dọa và áp bức”. Những động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang “bội tín và không xứng đáng là một nước lớn có trách nhiệm”. Và ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp tục kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tìm kiếm một giải pháp đa phương, hòa bình theo luật pháp quốc tế”.
MỸ LOAN

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Thứ Tư, 25/07/2012 - 13:55

Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

(Dân trí) - Sau 30 năm lưu giữ, sáng 25/7, bản đồ của Trung Quốc được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904, ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa được Tiến sĩ Mai Hồng giao lại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
 >>  Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

Sáng nay, 25/7, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia diễn ra lễ tiếp nhận 5 tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng. Trong đó, tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam) trao tặng bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904).
Tiến sĩ Mai Hồng (trái) giao lại bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia
Tiến sĩ Mai Hồng (trái) giao lại bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia 
 
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904, được in màu, bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Đây là tấm bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bản đồ này được tạo nên từ hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố, kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Tiến sĩ Hồng cho biết, tấm bản đồ ông có được là mua lại từ một cụ già tên là Nguyễn Văn Công (ở Phú Xuyên), trong thời gian làm quản lý một kho sách Hán Nôm (năm 1977-1978).
 
Tiến sĩ Mai Hồng (trái) giao lại bản đồ cho đại diện Bảo tàng lịch sử quốc gia
Bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Biết chữ Hán, nên sau khi có được tấm bản đồ, ông Hồng đã dịch nghĩa lại hàng trăm chữ cổ, cắt nghĩa một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ. Cụ thể, ông Hồng cho biết, đây là tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.

Từ đó, năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh. Trong “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Người Trung Quốc thời đó chỉ nhận đất đai tới cực nam là đảo Hải Nam. Theo ông Hồng, tấm bản đồ này là một tư liệu tốt để học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo, đồng thời nó cung cấp thông tin cho việc phản biện trên bàn quốc tế vì là bằng chứng chứng minh đất đai của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam.
 
Rất đông người đến xem tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc.
Rất đông người đến xem tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc.
 
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của Trung Quốc được xuất bản năm 1904, tái bản năm 1910 trong khi trước đó, trên các bản đồ của Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”…chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh.
 
Tiến sỹ Mai Hồng cho rằng, tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về Biển Đông. Ông hiến tặng tài liệu quý này cũng vì mục đích chung đó.
 
Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng. Với những tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ đã xuất hiện và có niên đại từ rất sớm (năm 229 trước Công nguyên phát hiện 7 bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc). Song địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống) và được khắc trên đá có tên gọi Cử vực thú lệnh đồ. Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía Nam đến Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam ngày nay).
 
Theo các nhà nghiên cứu, các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ (hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555), Hoàng triều chức phương địa đồ (khắc in năm 1636)… là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền Trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu.
 
Quang Phong

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012


 
PHẬN ĐÀN BÀ 1 
Năm 1975 hòa bình lập lại, nhà mình cũng rời làng Đông về Ba Đồn, từ đó mình ra Hà Nội học đại học rồi đi bộ đội, mãi đến năm 1986 mới quay về làng Đông, thăm lại ngôi nhà xưa. Bây giờ nó đã là khu vườn hoang, cỏ dại cây dại mọc um tùm, là chỗ đi xia của dân trong xóm. Ngày cũng như đêm hễ đau bụng là người ta xách quần chạy ra đấy. Thời này người ta
đi ngoài không dùng giấy vệ sinh, chỉ bẻ que chùi, que không có thì chà đít xuống cỏ, cỏ không có thì chà đít lên đất cày cũng xong. Hi hi nhớ lại mà kinh.
 Suốt buổi chiều mình đứng trong khu vườn xưa, mỏi chân lắm nhưng không dám ngồi vì biết bãi cỏ chẳng sạch sẽ gì. Mình đi về cái giếng đào nhà mình, nơi có mấy hòn đá cực to, tính ngồi nghỉ một chút. Cái giếng xưa như cái ao nhỏ sâu mét rưỡi có mạch nước trong vắt, mùa nào nước cũng đầy ắp, nay chả ai dùng cây dứa dại phủ kín bao quanh. Mình vừa tới giếng chợt thấy một bà chừng hơn năm chục tuổi đang tùm hum thò tay xuống giếng vốc nước uống. Lúc đầu mình không biết đó ai, sau bà vốc nước rửa mặt, cái mặt đen nhẻm đầy bùn đất dần biến mất, mình nhận ra ngay mụ Cà.
Chuyện mụ Cà bỏ làng Đông ra xóm Bàu, tức xóm gái hoang, có lần mình đã kể.
Mụ Cà lấy chồng lúc 16 tuổi nhưng mãi không có con, chồng mụ chán đời uống rượu say té xuống ao, chết. Khi đó vào năm 1953 mụ Cà mới 21 tuổi, tham gia đội du kích rất tích cực. Đội trưởng du kích khi đó là cu Miễn, rất khen ngợi mụ, họp đội du kích nói đồng chí Cà nợ nước thù nhà, chiến đấu rất hăng say. Mụ Cà dơ tay đứng lên, nói bá cáo tui chỉ nợ nước thôi, không có thù nhà. Cu Miễn lắc đầu, nói Đế quốc Pháp lừa bịp dân ta cho uống rượu say, nhiều người chết trong đó có chồng đồng Cà, thù nhà của đồng chí Cà là ở chỗ đó đo. Mụ Cà  tròn mắt há miệng, nói oa rứa a, oa rứa a.
Cuối năm 1953 Pháp từ Ba Đồn càn lên làng Đông, dân làng bỏ chạy hết, chỉ còn đội dân quân vẫn ở lại giữ làng. Mụ Cà mải bắn địch một hướng, không biết Pháp vào làng theo hướng khác, anh em du kích bỏ chạy cả mụ vẫn không biết. Mụ bị một thằng Pháp xông đến đè mụ trên cát, hiếp. Mụ Cà chống cự quyết liệt, liên tục hô đả đảo đế quốc Pháp. Thằng Pháp khoẻ hơn, đè riết không cho mụ động cựa. Mụ vẫn không sợ, miệng vẫn hô vang đả đảo đế quốc Pháp. Lúc đầu mụ còn hô to, đầy đủ cả câu đả đảo đế quốc Pháp, sau nhỏ dần hụt hơi hơi dần, đã đảo đế quốc… rồi đả đảo đế… rồi đả đảo…Cuối cùng chỉ còn mỗi đả ả ả ả…Xong om.
 Chuyện mụ Cà bị một lính Tây hiếp cả làng ai cũng biết, bàn tán xôn xao. Cu Miễn họp đội du kích phát động căm thù. Cu Miễn nói đồng chí Cà kể lại cho anh em nghe. Mụ Cà nói kể cái chi? Cu Miễn nói kể việc đồng chí bị  giặc Pháp hiếp ra răng. Mụ Cà nói thì cũng giống như lẹo chắc, nhưng đây là hiếp. Rứa thôi, chi mà kể. Đồng chí Cu Miễn không biết lẹo chắc à? Cu Miễn nói đồng chí Cà nghiêm túc vào, hiếp khác với lẹo chắc. Mụ Cà nói nhưng tui không biết kể chi hết. Cu Miễn nói ví dụ giặc Pháp đè đồng chí xuống, xé áo quần đồng chí rất dã man. Mụ Cà nói đúng rồi rất dã man. Tui chống cự rất quyết liệt, vừa chống cự vừa hô đả đảo đế quốc Pháp. Cu Miễn mừng rỡ, nói rứa đo rứa đo, đồng chí kể tiếp đi. Mụ Cà nói chỉ rứa thôi, biết kể chi nữa. Cu Miễn nói lúc đầu răng, cuối cùng ra răng cứ rứa mà kể. Mụ Cà hỏi kể thiệt a? Cu Miễn nói có răng đồng chí cứ kể rứa. Mụ Cà nói bá cáo các đồng chí lúc đầu hắn đâm một phát tui chửi rất hăng, sau hắn đâm nhiều quá, sướng rồi hết chửi. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè. Cu Miễn tức, đập bàn chỉ tay mụ Cà quát, nói phản động! Bắt mụ ni trói lại cho tui. Mọi người ngơ ngác không hiểu sao.
 Cu Miễn lên giọng chém tay, nói mụ ni hợp tác hủ hoá với giặc Pháp, rứa mà các đồng chí không hiểu còn vỗ tay hoan hô. Mất lập trường rồi các đồng chí ơi! Mụ Cà đứng bật dậy, nói đồng chí Cu Miễn nói rứa oan tui. Cu Miễn đập bàn chỉ mặt mụ Cà,  nói mụ Cà kia, tui không đồng chí với mụ. Mọi người nói ua chầu chầu đồng chí cu Miễn nóng quá. Cu Miễn thổi còi cái roẹt hô to, nói cả trung đội đứng dậy, nghiêm! Tôi quyết định đuổi mụ Cà ra khỏi trung đội dân quân. Từ nay không được ai kêu mụ Cà là đồng chí, rõ chưa? Cả trung đội đập chân ưỡn ngực hô rập ràng, nói rõ!
Đáng lẽ mụ Cà im lặng không kiện cáo gì thì mọi chuyện cũng qua. Nhưng mụ tức, mụ gặp xã đội trưởng kiện đi kiện lại, nói tui không hủ hoá, giặc Pháp hiếp tui thiệt. Xã đội trưởng nói bị giặc Pháp hiếp, đồng chí có căm thù không? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng có căm thù. Xã đội trưởng nói căm thù răng lại nói sướng? Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui không sướng. Cu Miễn nói mụ đừng có chối, mụ nói sướng, cả trung đội nghe rõ ràng. Mụ Cà nói tui không sướng. Cu Miễn nói mụ có nói sướng không, mụ Cà nói có, tui có nói sướng. Cu Miễn nói đó, mụ công nhận rồi đó, hết kêu oan nghe. Mụ Cà nói bá cáo xã đội trưởng tui vẫn oan. Xã đội trưởng nói đồng chí Cà nói hay, vừa kêu sướng vừa kêu oan là răng? Mụ Cà nói tui căm thù giặc Pháp, nó hiếp tui, tui không sướng, tại bướm tui sướng chứ tui không sướng. Mọi người cười, vỗ tay ầm ầm, nói ua chầu chầu hay hè hay hè.
Xã đội trưởng tức, đập bàn quát, nói bậy bạ, dung tục, phản động! Rứa mà các đồng chí còn cười được à. Mất lập trường! Mụ Cà khóc, nói bá cáo xã đội trưởng oan tui quá. Xã đội trưởng nói oan răng mà oan! Mụ Cà khóc rống lên, nói oan oan, các đồng chí toàn cu, không ai hiểu được bướm…Xã đội trưởng đập bàn quát to, nói câm mồm! Xã không có trách nhiệm hiểu cái bướm của đồng chí! Mụ Cà phủi đít quần, nói è he, ẻ vô nói với các đồng chí nữa. Rồi về. Mấy tháng sau đi đâu cũng bị làng xóm chê cười, mụ Cà nói ẻ vô ở làng ni nữa, rồi bỏ ra xóm Bàu ở.
Từ đó đến giờ đã hai chục năm, chẳng ngờ gặp mụ Cà ở đây. Mụ Cà cũng nhận ra mình, nói oa chà, con thầy Đạng. Mi đi mô về rứa Lập. Mình chưa kịp trả lời mụ đã nhảy bùm xuống giếng ngụm lặn tha hồ và hét, hét rất to, nói mát lắm vơ làng! Mát lắm vơ làng! Mình biết ngay mụ Cà đã  đổ điên.
Vợ chồng thằng cu Tí con anh Mẹt Vân dựng nhà sát vườn nhà mình, thấy mình về chơi chúng nó chạy ra kéo mình vào nhà, nói anh vô nhà chơi, đứng coi mụ điện làm chi. Mình hỏi sao điên. Thằng cu Tí cười hì hì, nói mụ nhịn qúa hóa điên. Nó kể, nói sau khi xóm Bàu bị bom, mụ Cà chạy lên làng Phù Lưu, năm bảy lăm mới trở về làng Đông. Khi đó mụ chỉ trên bốn mươi, còn ngon lắm, mông bụ còn nẩy lắm. Nhiều người đánh tiếng hỏi mụ làm vợ nhưng mụ chối hết, ai mụ cũng ẻ quẹt ẻ quẹt. Chê cho lắm vào chừ mới ra nông nổi đó. Vợ cu Tí lườm chồng, nói anh không biết thì thôi, tại mụ muốn chứng minh cho làng xóm biết mụ bị Tây hiếp chứ mụ không phải gái hoang như người ta đồn đại, Thằng cu Tí cười cái hậc, nói ngu, nhịn chồng để chứng minh mình là gái đàng hoàng, có ai ngu rứa không. Vợ thằng cu Tí mắt trợn mồm dẩu, nói ngu chi mà ngu. Không nhịn để cả làng nhảy vô hủ hóa à. Vừa lúc bỗng nghe tiếng mụ Cà kêu to, nói vơ làng, ngá l. quá!
Mình cười phì, chực chạy ra xem. Vợ thằng cu Tí kéo giật lại, nói anh ra đó mần chi, mụ đi xia, chùi đít lên cỏ, cỏ đâm ngứa thì kêu thôi. Thằng cu Tí nhăn răng cười, nói không xia mụ cũng tụt quần chùi đít lên cỏ, khổ thân mấy bà nhịn chồng. Mình hiểu ra cười ha ha, nói hay hè hay hè. Vợ thằng cu Tí lườm mình, nói hay chi mà hay. Mấy người bị tây bắn được khen lên khen xuống, cứu trợ tùm lum. Mụ Cà bị tây hiếp thì khổ rứa  đó. Vợ thằng cu Tí bỗng bật khóc, bỏ chạy ra ngoài. Mình hỏi thằng cu Tí, nói vợ mi răng rứa, răng khóc? Thằng cu Tí thở ra, nói nó cảm cảnh đàn bà thì khóc chơ răng. Rồi thằng cu Tí ngồi im, hình như nó chờ đợi điều gì đó.
Ngoài vườn nhà mình bỗng tiếng mụ Cà rú lên, nói vơ làng, ngá l. quá. Tiếng vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Mụ Cà lại rú lên, vơ làng ngá l. quá. vợ thằng cu Tí cũng rú lên, vừa rú vừa khóc, nói thím ơi thím đừng kêu nữa nhục lắm. Lại mụ Cà rú lên, lại vợ thằng cu Tí rú lên, cứ như thế cho đến khi trời tối vẫn không dứt.
Thảm thật.


Nguyễn Quang Lập