Vượt
qua quãng đường 42,195 km bỏng cháy với đôi chân không có giày, ‘cô gái
vàng’ Phạm Thị Bình giành được sự khâm phục của tất cả bạn bè khu vực.
Marathon
là cự ly dài nhất, khó khăn nhất trên đường chạy điền kinh. VĐV tham dự
nội dung này không chỉ sở hữu ý chí, nghị lực tuyệt vời mà còn phải có
thể lực rất tốt. Thế nhưng, Phạm Thị Bình lại bị bệnh tim và từng bị bác
sĩ yêu cầu dừng thi đấu để không nguy hiểm đến tính mạng. Năm 2010, cô
gái vùng quê nghèo Quảng Ngãi gặp rất nhiều khó khăn mới gom đủ số tiền
45 triệu đồng để thực hiện ca phẫu thuật và phải nhờ sự giúp đỡ của một
tổ chức từ thiện thì tài năng của thể thao Việt Nam mới có cơ hội trở
lại đường đua.
Tấm HC vàng marathon của Phạm Thị Bình là HC vàng của nghị lực vượt khó. Ảnh: Đức Đồng.
|
Sinh
trưởng trong gia đình nghèo, từ bé Bình đã phải làm quen với những thử
thách khó khăn của cuộc sống. Điều đó góp phần tôi luyện nghị lực vượt
khó hiếm thấy của cô. Vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, Bình trở lại mạnh mẽ
trên đường đua. Chỉ 3 tuần sau ca phẫu thuật, Bình giành 2 HC bạc ở Đại
hội TDTT toàn quốc tại Đà Nẵng. Một năm sau, cô giành tiếp HC đồng SEA
Games 2011 với chỉ số thành tích khá tốt là 2 giờ 48 phút 43 giây.
Ở
SEA Games lần này, công tác chuẩn bị của Bình cũng gặp nhiều khó khăn
vì HLV trực tiếp hướng dẫn cô bị kỷ luật nên cô phải một thân một mình
đối phó với các đối thủ. Chứng kiến cảnh cô gái chân trần này thoăn
thoắt trên đường chạy dưới cái nắng gắt ở Myanmar, giới truyền thông
nước ngoài khá bất ngờ. Camera của ban tổ chức cũng nhiều lần "zoom" vào
đôi chân kỳ lạ này để tìm hiểu tại sao nó có thể chống chịu được ma sát
và thời tiết nắng nóng trong suốt gần 3 tiếng trên đường.
Hỏi
Bình về điều này, cô cho biết mình đã quen chạy chân đất từ bé và luôn
cảm thấy khó chịu khi mang giày. Mỗi khi đi giày, cô cảm thấy như cực
hình, chân bị nóng, bước chạy nặng nề và thành tích không tốt như khi đi
chân đất. Chạy chân đất nhiều nên toàn bộ bàn chân cô bị chai sần và ít
nhạy cảm với điều kiện thời tiết.
Phạm Thị Bình sau khi cán đích. Ảnh: SG.
|
Theo
Phạm Thị Bình, đường chạy bê tông khá bằng phẳng, mịn màng ở Myanmar
vẫn còn là lý tưởng với đôi chân trần của cô. Đã có giải đấu cô phải
vượt qua quãng đường hơn 42 km nhiều sỏi đá và ngược lại, có giải đấu ở
Nhật Bản phải chạy trên đường lạnh như băng. Tất nhiên, khi đó thành
tích cũng bị ảnh hưởng theo.
Vì
thế, với gợi ý của lãnh đạo môn điền kinh, đã nhiều lần Bình quyết tâm
tập để bỏ thói quen không đi giày nhưng không lần nào thành công. Việc
không đi giày khiến cô chịu nhiều bất lợi hơn đối thủ nên không có nhiều
người nghĩ Bình sẽ có cửa giành HC vàng ở nội dung khó khăn này. Thế
nhưng, nghị lực vượt khó hiếm thấy cộng thêm đường chạy khá đẹp ở
Myanmar đã giúp cô gái Quảng Ngãi đăng quang ngôi vô địch nội dung khó
khăn nhất với thành tích 2 giờ 45 phút 34 giây.
Năm
nay Phạm Thị Bình 24 tuổi và vẫn còn nhiều năm đỉnh cao phía trước. Cô
sẽ được xếp vào diện đầu tư trọng điểm trong thời gian tới để nâng dần
đẳng cấp. HLV trưởng môn điền kinh Dương Đức Thủy cho biết: “Dưới góc độ
chuyên môn, tôi vẫn muốn Bình tập mang giày bởi mỗi cuộc thi đấu có
điều kiện địa hình khác nhau và không phải giải nào cũng thích hợp với
người đi chân trần”.
Trước khi bước vào "cuộc
chiến" khó khăn là tập đi giày thì nhà tân vô địch SEA Games cứ vui cái
đã khi số tiền thưởng hơn 50 triệu đồng (gồm thưởng nóng 6 triệu và 45
triệu đồng cho tấm HC vàng) sẽ giúp cô làm được nhiều việc cho mình và
gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét