26-12-2013
Việt Nam có thực tâm muốn cải cách?
Duy Chiến(thực hiện)
Ông Nguyễn Xuân Thành |
"Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam
phải cải cách được. Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi", ông Nguyễn Xuân
Thành nêu quan điểm.
Liệu có thể yên tâm rằng, hội nhập là con đường vòng để tháo gỡ những
nút
thắt khó khăn hiện nay? So với láng giềng, Việt Nam đang ở đâu?
Tuần
Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân
Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của
Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy.
Nợ xấu là vấn đề lớn nhất
Trong bối cảnh hiện nay, ông có cho rằng hội nhập sẽ góp phần cải cách nền kinh tế Việt Nam?
Khi gia nhập WTO ta cũng có nhiều hy vọng như vậy song thực tế nhiều cam
kết WTO vẫn chưa được thực hiện?
- Thực ra quan điểm và kỳ vọng đó cũng không hoàn toàn đúng vì chưa có
cơ sở. Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam
phải cải cách được.
Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi.
Đương nhiên, cái gì cũng cần có điều kiện và cái giá của nó.
Có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng công cuộc cải
cách của Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Ông nhìn nhận vấn đề này
thế nào?
- Bản chất của vấn đề này là lợi ích và chi phí từ chính những người làm chính sách. Đó là cán cân để họ lựa chọn.
Nếu lợi ích của việc thay đổi chính sách thấp hơn chi phí thì người
làm chính sách sẽ nghiêng về lợi ích. Trung Quốc đã
cải cách mạnh mẽ bởi họ thấy rõ tầm quan trọng mà cải cách sẽ mang lại. Việt Nam thì nhìn nhận
khác, thấy rõ lợi ích của cải cách nhưng chi phí quá lớn nên e dè!
Ông có thể giải thích rõ hơn?
- Tôi nói thẳng nhé: vấn đề lớn nhất hiện nay là nợ xấu của các ngân
hàng. Trước mắt phải xử lý nợ xấu, sau đó về lâu dài phải xử lý vấn đề
sở hữu chéo, xây dựng hệ thống giám sát bảo đảm sự hoạt động an toàn của
ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Làm rốt ráo thì nợ xấu
giảm đi, ngân hàng mạnh lên, sẽ tiếp tục cho vay, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố không bỏ tiền nhà nước ra xử lý thì
lấy đâu để giải quyết vấn đề vướng mắc của ngân hàng hiện nay?
Chúng ta hãy xem nhiều nước xử lý vấn đề này, ví dụ Hoa Kỳ.
Là đất nước
có nền kinh tế thị trường mạnh, sở hữu nhà nước rất thấp nhưng khi hệ
thống ngân hàng đổ vỡ, Chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra xử lý dù nợ xấu do
các ngân hàng tư nhân gây ra. Đấy là bỏ ra chi phí để đạt được lợi ích lâu
dài.
Trong khi đó, ở Việt Nam, Chính phủ không chấp nhận trả mức chi phí đó nên
ngân hàng phải tự cứu lấy mình. Ngân hàng giữ lại nợ xấu đó để xử lý dần
dần. Làm như vậy thì mất thời gian chứ không thể nhanh được?
Thứ hai là cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Ai cũng biết DNNN hoạt động
không hiệu quả. Ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn: trong thời kỳ kế hoạch
tập trung thì quản lý rất chặt chẽ. Ông giám đốc không có quyền gì cả,
chỉ biết nhận vật tư và sản xuất theo số lượng được giao. Sản phẩm làm
ra có người đến lấy. Chuyển qua cơ chế thị trường, trao cho ông giám đốc
quyền tự chủ thì lẽ ra phải được tự chủ đầu tư, kinh doanh chứ. Nhưng
đến khi kinh doanh sai, đầu tư ra ngoài không hiệu quả, rồi để tham
những dẫn đến đổ bể thì bảo là "buông lỏng quản lý"?
Làm sao ông Bộ trưởng có thể giám sát được tất cả hoạt động của một
tập đoàn? Ngay cả ông Chủ tịch tập đoàn và ông Tổng giám đốc cũng không
thể biết hết các công ty con của mình làm ăn ra sao. Không thể lúc nào
cũng giám sát hết được và không thể mọi cái đều duyệt, đều phải đi xin phép được. Lẽ
ra DN phải hoạt động theo tín hiệu của thị trường và chịu sự giám sát
của thị trường.
Tôi không chỉ định anh làm dự án này hay dự án kia;
không buộc ngân hàng phải cho anh vay. Anh cứ làm như một DN bình thường. Các ngân hàng sẽ thẩm định để cho
vay.
Nhưng ta không làm đựoc điều đó. Về bản chất, nhà nước vẫn muốn
dùng DNNN là công cụ của chính sách.
Tư duy này đến nay vẫn chưa thay đổi được, đúng hơn là
chưa muốn thay đổi.
Ở các nước vẫn có DNNN nhưng họ không dùng DNNN là công cụ điều chỉnh
chính sách vĩ mô. Nên khi cần cải cách họ làm rất dễ dàng.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh. |
Đầu tư công cũng như vậy. Ai cũng biết hai tỉnh nằm cạnh nhau thì
không việc gì phải cần hai cái sân bay hoặc hai cảng biển. Đây là lợi
ích. Nếu phối hợp lại chúng ta sẽ loại bỏ được nhiều dự án lãng phí, như
thế sẽ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia vì tiết kiệm được nhiều tiền.
Nhưng chi phí mất đi là không có tiền cho các đơn vị thực hiện dự án! Vậy là người ta cứ thế làm.
Chuyện cải cách thể chế cũng như vậy. Luật đất đai có nhiều bất cập,
nói rất nhiều nhưng đưa lên bàn cân thì chi phí vẫn lớn hơn lợi ích cho
nên khó thay đổi.
Nhưng, tôi vẫn muốn nhắc lại, là nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
Nhưng, tôi vẫn muốn nhắc lại, là nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Thành: "Những chính sách phát triển kinh tế của Myanmar có rất nhiều trục trặc và
đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều" |
Myanmar còn phải học Việt Nam nhiều
Nhìn qua láng giềng gần trong ASEAN, hiện có Myanmar đang được xem là "ngôi sao" cải cách được chú ý. Theo ông họ đã có bước đi như thế nào?
- Phải thận trọng khi nói về Myanmar. Họ khác với Việt Nam là cải cách chính trị trước. Nhìn vào thấy như vậy nhưng bên trong còn rất nhiều vấn đề.
Hiện tôi đang làm việc bên Myanmar và tôi đã nghiên cứu quan sát nhiều ở đây. Myanmar đang phải đối phó với thách thức còn nhiều hơn ở Việt Nam. Sự trì trệ còn nhiều hơn. Myanmar đang như Việt Nam vào thời kỳ bắt đầu đổi mới những năm cuối thập niện 80 và đầu 90.
Điều khác nhau là khi Việt Nam bắt đầu đổi mới thì chưa có tầng lớp đại gia và nhóm lợi ích. Còn Myanmar chưa đổi mới đã có tầng lớp này khá mạnh.
Những chính sách phát triển kinh tế của họ có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều. Việt Nam đang có quá nhiều khu công nghiệp còn Myanmar đang xoay xở làm thế nào để có được khu chế xuất như Tân Thuận của Việt Nam.
Việt Nam đã có điện lưới quốc gia còn Myanmar chưa, nông dân còn thắp đèn. Xay lúa còn chạy máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa của nông dân Myanmar chỉ bằng ½ năng suất lúa của nông dân Việt Nam.
Nếu so sánh thì nên so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc.
Trở lại những vấn đề của Việt Nam, ông có dự cảm gì hoặc dự báo tình hình gì ở Việt Nam trong năm 2014?
- Nếu nhìn về trung hạn thì trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Kỳ vọng xuất hiện sự tăng trưởng nhanh chưa có.
Nhưng về điều tiết vĩ mô sẽ kỳ vọng có một số thay đổi như sự nới lỏng có giới hạn. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nới lỏng trần bội chi, phát hành trái phiếu. Chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ một phần việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng...
Tức cũng là "tinh chỉnh" chính sách vĩ mô trong bối cảnh cần tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.
Nhìn qua láng giềng gần trong ASEAN, hiện có Myanmar đang được xem là "ngôi sao" cải cách được chú ý. Theo ông họ đã có bước đi như thế nào?
- Phải thận trọng khi nói về Myanmar. Họ khác với Việt Nam là cải cách chính trị trước. Nhìn vào thấy như vậy nhưng bên trong còn rất nhiều vấn đề.
Hiện tôi đang làm việc bên Myanmar và tôi đã nghiên cứu quan sát nhiều ở đây. Myanmar đang phải đối phó với thách thức còn nhiều hơn ở Việt Nam. Sự trì trệ còn nhiều hơn. Myanmar đang như Việt Nam vào thời kỳ bắt đầu đổi mới những năm cuối thập niện 80 và đầu 90.
Điều khác nhau là khi Việt Nam bắt đầu đổi mới thì chưa có tầng lớp đại gia và nhóm lợi ích. Còn Myanmar chưa đổi mới đã có tầng lớp này khá mạnh.
Những chính sách phát triển kinh tế của họ có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều. Việt Nam đang có quá nhiều khu công nghiệp còn Myanmar đang xoay xở làm thế nào để có được khu chế xuất như Tân Thuận của Việt Nam.
Việt Nam đã có điện lưới quốc gia còn Myanmar chưa, nông dân còn thắp đèn. Xay lúa còn chạy máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa của nông dân Myanmar chỉ bằng ½ năng suất lúa của nông dân Việt Nam.
Nếu so sánh thì nên so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc.
Trở lại những vấn đề của Việt Nam, ông có dự cảm gì hoặc dự báo tình hình gì ở Việt Nam trong năm 2014?
- Nếu nhìn về trung hạn thì trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Kỳ vọng xuất hiện sự tăng trưởng nhanh chưa có.
Nhưng về điều tiết vĩ mô sẽ kỳ vọng có một số thay đổi như sự nới lỏng có giới hạn. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nới lỏng trần bội chi, phát hành trái phiếu. Chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ một phần việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng...
Tức cũng là "tinh chỉnh" chính sách vĩ mô trong bối cảnh cần tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.
Xin cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét