- Cô gái khiếm thị Việt đoạt giải quán quân Vua đầu bếp Mỹ
- Hình ảnh người nghèo tại thủ đô hoa lệ London
- Kim Ki Duk- một Trương Nghệ Mưu khác của Châu Á
- Ngôi đình cổ Ngu Nhuế bị xóa sổ
- Kỳ thú lễ hội thả diều Bondi ở “xứ sở chuột túi”
- Sự vụ lợi của truyền hình thực tế
- Tác phẩm mới của tác giả "Rừng Na Uy" đến Việt Nam
Thứ Ba, 11/09/2012 - 13:35
“Trung Quốc là quốc gia nghiên cứu Việt Nam học nhiều nhất”
(Dân trí)- Có 36 học giả Trung Quốc tham dự hội thảo Quốc tế Việt Nam học diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 tới, đây là con số lớn nhất so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Và một trong những vấn đề họ quan tâm là Trường Sa và Hoàng Sa!
Từ ngày 26/11/2012 đến 28/11/2012, hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự tham gia của đông đảo các nhà Việt Nam học trong và ngoài nước. Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4 do Viện Khoa học Xã hội VN phối hợp cùng ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.
Từ thực tế của 3 lần tổ chức trước, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học đã góp phần phát triển ngành Việt Nam học ở nước ta và một số nước trên thế giới. Ví dụ, một số Hội học thuật nghiên cứu về Việt Nam được thành lập ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ… Tại châu Âu, một mạng lưới nghiên cứu Việt Nam lấy tên là Euro- Việt đã ra đời và cứ hai năm tổ chức một cuộc hội thảo Quốc tế về Việt Nam học.
Từ sự phát triển của ngành Việt Nam học trên thế giới, nhiều công
trình nghiên cứu về Việt Nam được xuất bản ở nước ngoài, giúp nhân dân
các nước thêm hiểu biết về Việt Nam. Không ít kết quả nghiên cứu của
giới Việt Nam học trong nước và quốc tế hiện đã thực sự đi vào cuộc
sống, gợi ý, hoặc góp phần trực tiếp vào việc cung cấp luận cứ khoa học
cho việc hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ một
số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..
Theo PGS.TS Trần Đức Cường, khi những mối quan hệ ngoại giao, kinh tế
của Việt Nam càng mở rộng, thế giới càng quan tâm đến Việt Nam, bộ môn
Việt Nam học cũng nhờ thế càng thêm phát triển.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển các quan hệ quốc tế
trên lĩnh vực khoa học xã hội thông qua các hội thảo Quốc tế Việt Nam
học, hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đã được tổ chức với chủ đề
Hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.
Ngay sau khi công bố rộng rãi thông tin về hội thảo Quốc tế Việt Nam
học, BTC đã nhận được 1300 bài viết của các nhà Việt Nam học trong nước
và quốc tế. Từ 1300 bài viết, BTC sẽ chọn lựa những bài viết xuất sắc
nhất tham gia hội thảo Quốc tế Việt Nam học diễn ra vào tháng 11 tới tại
Hà Nội.
Nội dung hội thảo sẽ được tập trung vào 15 tiểu ban chuyên môn về: Lịch
sử Việt Nam, Văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển
bền vững, Kinh tế Việt Nam trong hội nhập và phát triển bền vững, Phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hội nhập và phát triển
bền vững, Dân tộc và tôn giáo trong hội nhập và phát triển bền vững…
PGS.TS. Trần Đức Cường phụ trách tiểu ban Phát triển Xã hội và quản lý phát triển xã hội trong hộp nhập và phát triển bền vững
cho biết hiện BTC đã phân các bản báo cáo, các bài viết của các nhà
Việt Nam học khắp thế giới ra các tiểu ban, trong đó Trung Quốc có 36
học giả tham gia, Nhật Bản có 19 học giả, Hàn Quốc có 10 học giả, Thái
Lan có 10 học giả, Nga có 11 học giả, Mỹ có 12 học giả, Pháp có 7 học
giả… Trong đó, số học giả Trung Quốc nghiên cứu về Việt Nam là nhiều
nhất.
Với chủ đề của cuộc hội thảo là “Việt Nam trên đường hội nhập và phát
triển bền vững”, vấn đề của các bài viết, các bản báo cáo tập trung chủ
yếu quanh các nội dung này, tuy nhiên, với các học giả Trung Quốc, họ
có quan tâm đến cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Về vấn đề “nhạy cảm” Hoàng Sa, Trường Sa, PGS.TS Trần Đức Cường chia
sẻ “Bản thân BTC cũng không ngờ các học giả Trung Quốc sang đông như
vậy. Giới học giả Trung Quốc nghiên cứu khá nhiều về Việt Nam, nhiều nội
dung, nhiều lĩnh vực, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa. Sau cuộc hội
thảo, BTC cũng dự kiến sẽ có cuộc nói chuyện, trao đổi với các học giả
Trung Quốc về những vấn đề này”.
H.H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét