SGTT.VN - Cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc với ngoại
trưởng Indonesia tại New York loé lên niềm hy vọng. Tuy nhiên, để đạt được lộ
trình về COC, Việt Nam và ASEAN cần thống nhất hơn nữa giữa nói và
làm.
>>
Công dân Việt Nam được phép đến Tây Tạng>> Trung Quốc “dụ” Đài Loan cùng chống Nhật
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton (phải) gặp Ngoại trưởng
Indonesia R. M. Marty Natalegawa tại bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington. Buổi gặp gỡ
này đã bàn về việc giảm bớt căng thẳng tại Biển Đông. Ảnh:
AP
|
Trung Quốc điều chỉnh quan điểm?
Ngoại trưởng Marty Natalegawa thừa nhận: tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông rất phức tạp. Tuy nhiên, vẫn theo ông thì tất cả các quốc gia liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở khu vực này đều nhận thức được “lợi bất cập hại” nếu xung đột xảy ra. Ngày 25.9, ngoại trưởng Indonesia đã có cuộc gặp với người đồng cấp phía Trung Quốc là ông Dương Khiết Trì. Sau cuộc gặp, ông Natalegawa cho biết Trung Quốc đã có một số điều chỉnh về quan điểm chứ không khăng khăng như trước đây, chỉ đòi giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền bằng các cuộc tiếp xúc song phương, nhất định không chịu thông qua con đường đa phương. Ngoại trưởng Indonesia cho rằng hơn ai hết, Bắc Kinh hiểu rõ các quy trình ngoại giao, trong đó có cả cam kết mà nước này đã ký kết với ASEAN vào năm 2002 (DOC).
Vâng, nếu Trung Quốc điều chỉnh quan điểm như vậy thì thật là một tin tốt lành cho Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng. Vẫn biết, Jakarta hiện đang dồn nỗ lực để giải quyết những bất đồng giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN, và “người anh cả trong ASEAN” hy vọng sẽ đạt được thoả thuận về dự thảo cho bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) nay mai. Ông Natalegawa cho hay đang trao đổi với các quốc gia ASEAN về bản dự thảo của COC này; và ông cũng hy vọng sẽ có những tiến bộ đáng kể trước khi thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra ở Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 11 tới đây.
Tuy nhiên, là láng giềng “phên giậu” với Trung Quốc, Việt Nam có kinh nghiệm thực tiễn rằng giữa tuyên bố và hành động của Trung Quốc thường có những khoảng cách. Tại cuộc gặp cấp nguyên thủ quốc gia bên lề APEC-20 đầu tháng 9 này, lãnh đạo Việt – Trung đồng ý thực hiện nghiêm túc thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển, theo UNCLOS, DOC và tiến tới COC. Thế nhưng khi đưa tin về sự kiện này, Trung Quốc chỉ nhấn mạnh đến lập trường cố hữu là kiên trì hiệp thương song phương. Rồi ngay trong ngày phó Chủ tịch Tập Cận Bình lớn tiếng tuyên bố muốn giải quyết hoà bình các tranh chấp ở Biển Đông (21.9), Trung Quốc lập tức tiến hành ngay hàng loạt các vi phạm nghiêm trọng, mang tính hệ thống và có chủ ý đối với chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam hoà chung tiếng nói với ASEAN
Mới đây, các thành viên ASEAN đã được nghe phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh tới thành quả mà Trung Quốc đạt được với ASEAN, trong đó trao đổi mậu dịch tăng hơn 20%, đạt hơn 362 tỉ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã né tránh không nhắc nhở gì tới các tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, trong đó có Philippines, Việt Nam cùng nhiều nước khác trong vấn đề chủ quyền trên các quần đảo nằm trong khu vực Biển Đông. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc tránh né vấn đề cốt lõi hiện nay nhằm đánh lạc hướng những quan ngại mà các nước ASEAN gặp phải trong vấn đề tranh chấp chủ quyền có thể gây bất ổn trong khu vực, vì Trung Quốc chưa sẵn sàng thực hiện những cam kết với các nước ASEAN.
Trong khi đó, chính phó Thủ tướng Malaysia đã trực tiếp kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh thực hiện DOC, không được sử dụng hay đe doạ sử dụng sức mạnh quân sự. Đặc phái viên của Chính phủ Philippines tuy không tuyên bố mạnh mẽ nhưng những hành động của nước bạn trong quá trình tranh chấp bãi cạn Scarborough đã khiến ông Tập Cận Bình thận trọng hơn khi phát biểu. Theo AFP, ông Tập Cận Bình đã ngỏ ý mong muốn hàn gắn những rạn nứt sau biến cố Scarborough chứ không hề lặp lại điệp khúc “kẻ cả” thường thấy khi nói về Biển Đông. Thái độ đàng hoàng của Malaysia và Philippines cho quốc tế thấy trong ASEAN có những thực thể độc lập và khi trực diện với Trung Quốc, các nước đó đã dám nhắc nhở và khẳng định những việc cần phải làm ngay để đạt được đồng thuận về Biển Đông với Trung Quốc.
Nhân dân Việt Nam rất mong muốn được hoà chung tiếng nói tự cường với các nước ASEAN cùng cảnh ngộ. Người dân Việt Nam không thể quên được bài phát biểu “có lửa” của vị Thủ tướng trong một phiên chất vấn trước Quốc hội cách đây chưa lâu. Từ phát biểu ấy đã dấy lên niềm tin mạnh mẽ vào một chính sách khôn sáng và cứng rắn đối với những kẻ chủ trương gây hấn và rắp tâm ý đồ bành trướng. Hoàng Sa quyết không thể trở thành Tam Sa! Chủ quyền quốc gia quyết không thể nhân nhượng! Con mắt phán xét của lịch sử sẽ rất công bình, không bao giờ bỏ qua mọi thủ đoạn “mập mờ đánh lận con đen” nhằm đánh tráo các chuẩn mực hay các khuôn khổ pháp luật đã được quốc tế công nhận và chính Trung Quốc cũng đã đặt bút ký.
>> 'Mặt trăng Vàng' tỏa sáng Hong Kong
>> Trung Quốc đòi Nhật 'sửa sai'
Trần Hiếu
Chân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét