5 năm nay vợ chồng chị Huyền đều tắm rửa, vệ sinh, nấu nướng trong căn phòng vỏn vẹn 6 m2 ở khu trọ tạm bợ, hôi hám dưới gầm cầu Long Biên (Hà Nội). Thu nhập thấp nên cả trăm người lao động phải chịu cảnh sống này.
* Ảnh: |
Nằm
ngay sát chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) là khu
nhà trọ cũ nát, xập xệ của những người lao động ở chợ đầu mối Long Biên.
Ai đi qua đây đều cảm thấy khó thở vì mùi hoa quả thối, rác thải, nước
cống thậm chí cả phân bốc lên nồng nặc, nhất là những hôm trời nắng
nóng.
Tuy nhiên, đây lại là nơi nghỉ ngơi sau những giờ lao động
mệt nhọc của hàng trăm lao động ngoại tỉnh. Họ chủ yếu đến từ Hưng Yên,
Nam Định, Hà Tây cũ... lên bán hoa quả rong trong phố, khuân vác hàng
hóa trong chợ Long Biên. Nhiều người gọi đó là khu ổ chuột, xóm liều
giữa thủ đô.
Khu “ổ chuột” nhìn từ trên cầu Long Biên. Ảnh: Lê Hồng Thái. |
Con
đường dẫn vào khu dân cư "phấn đấu văn hóa" lổn nhổn đất đá và rác rưởi
còn ngày mưa thì lầy lội khó đi. Ngay cạnh khu ổ chuột là mương nước
thải đen ngòm được người dân gọi là "cống thối" vì lúc nào cũng bốc mùi
khó ngửi.
Trong những con ngõ chưa đầy một mét tranh sáng tranh
tối là các dãy nhà xiêu vẹo bằng phên nứa, bìa carton, bao tải, tấm
lợp... cao hơn đầu người. Do toàn dân nhập cư nên nơi đây không được vệ
sinh thường xuyên, đủ loại rác thải đều đổ trực tiếp xuống "cống thối"
khiến ô nhiễm càng trở nên nặng nề.
"Sống ở đây ngột ngạt vô cùng,
nhưng vì mưu sinh nên phải chịu đựng", chị Hoàng Thị Huyền (41 tuổi,
quê Phúc Thọ, Hà Nội) nói và cho biết, ở quê chỉ có mấy sào ruộng không
đủ ăn, vợ chồng chị đành gửi con cho ông bà nội chăm sóc rồi lên đây bán
hoa quả rong.
5 năm nay vợ chồng chị Huyền đều tắm rửa, vệ sinh,
nấu nướng trong căn phòng vỏn vẹn 6 m2. Nơi rộng rãi nhất trong căn
phòng nhỏ hẹp chất đầy đồ đạc chính là chiếc giường đơn. "Thu nhập không
nhiều nhưng hằng ngày cũng có đồng ra đồng vào gửi về cho con ăn học.
Tôi không muốn chuyển đi vì ở đây gần chợ, tiện cho mua bán hàng hóa.
Chỉ mong sao nhà chủ xây cho cái nhà vệ sinh chung để đỡ phải đi trong
nhà", chị Huyền chia sẻ.
Ngôi nhà vỏn vẹn chỉ 6m2 của vợ chồng chị Huyền. Ảnh: Lê Hồng Thái. |
Ban
ngày khu dân cư này rất vắng vẻ vì mọi người đều đi bán hàng rong đến
tối mới về nghỉ ngơi, chỉ còn những cửu vạn làm đêm thì ban ngày ngủ lấy
sức. Phần lớn ở đây đều là phụ nữ, thậm chí có cả những đứa trẻ 15 - 16
tuổi.
Phía ngoài ngõ, hàng chục chiếc xe đẩy hàng của các cửu
vạn được khóa cẩn thận chờ đêm buông xuống là khu trọ lại rậm rịch kéo
nhau ra chợ. Cô Siết (quê Khoái Châu, Hưng Yên) nói: "Vất vả lắm, nhưng
không phải hôm nào cũng được "vất vả" vì nếu mưa chắc không kiếm được
đồng nào".
Ngồi trong căn phong nóng như đổ lửa mà không bật quạt
được ổ cắm đang dùng để bơm nước, cô Phùng Thị Vĩnh (50 tuổi, quê Phúc
Thọ) than thở: "Ở đây chỉ có nước giếng khoan là được dùng thoải mái. Dù
nước không được lọc, mùi rất tanh nhưng không ai kêu ca vì dùng cũng đã
quen. Biết là nước bẩn nhưng vẫn phải dùng vì ở nơi thế này làm sao có
thể đòi hỏi được".
Sống ở đây 6 năm với 2 người cùng quê, người
phụ nữ khắc khổ này cho hay, cũng quen với cảnh "ngày nóng thì mùi từ
'cống thối' bốc vào không thể thở được, còn ngày mưa thì trong nhà như
ngoài trời, giột ướt hết cả giường chiếu". Dạo này vì người dân lo sợ
hoa quả Trung Quốc độc hại nên có khi 22h cô mới bán hết hàng. Về phòng
nghỉ ngơi đến 3h sáng đã phải lóc cóc ra chợ Long Biên lấy hàng bán
tiếp. Vất vả là vậy nhưng có ngày ế hàng, "lãi chỉ có trăm nghìn đồng".
Quần áo được phơi ngay trên những chiếc xe đẩy hàng của các nữ “cửu vạn” và ngay cạnh “cống thối”. Ảnh: Lê Hồng Thái. |
Dù
sống trong cảnh hôi hám, bẩn thỉu và chật trội như vậy nhưng giá thuê
nhà ở đây không hề rẻ. Căn phòng tầm 6m2 mà có giá tới một triệu đồng
chưa kể điện 4.000 đồng một số, nước 35.000 đồng một người. Những phòng
bằng phên nứa hay tấm lợp thì rẻ hơn vài trăm nghìn nhưng rất nóng. Thu
nhập thấp, lại phải thuê trọ giá cao khiến chị Mùi (47 tuổi) phải rủ
thêm 3 người nữa ở cùng để chia sẻ tiền phòng, "chứ nếu ở một mình chắc
chết".
Đứng trên cầu Long Biên nhìn xuống hai bên cầu có thể thấy
được sự tương phản rất rõ ràng. Bên phải là những ngôi nhà cao 3 – 4
tầng, đường được đổ bê tông khang trang thuộc phường Phúc Tân. Còn bên
trái là những ngôi nhà ẩm thấp, xệp xệ của những lao động nghèo thuộc
phường Phúc Xá. Do không có nhiều sự lựa chọn nên những người lao động
nghèo chẳng hề than vãn mà vẫn lầm lũi sống hết ngày này qua ngày khác
để mưu sinh.
Lê Hồng Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét