TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN -
Bài đăng : Thứ hai 24 Tháng Chín 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 24 Tháng Chín 2012
Tranh chấp Trung Nhật ở Hoa Đông: Rất có nguy cơ gây ra các sự cố hàng hải
Tàu
tuần duyên Nhật Bản (trước) và tàu ngư chính Trung Quốc (sau) trên vùng
biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư , ngày 24/08/2011.
REUTERS/Japan Coast Guard/Handout
Trong bản báo cáo nhan đề « Những vùng biển nguy hiểm », được công bố tuần trước, tổ chức nghiên cứu và tư vấn International Crisis Group – ICG, nhận định : «
Các cuộc tuần tra thường xuyên hơn của Trung Quốc cùng với việc lực
lượng tuần duyên Nhật Bản cũng tiếp tục đi tuần tra ở xung quanh quần
đảo (Senkaku/Điếu Ngư), hơn bao giờ hết, làm tăng nguy cơ đụng độ trên
biển ».
Tranh chấp chủ quyền Trung-Nhật đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên nóng bỏng, sôi sục, kể từ đầu tháng Chín, khi Tokyo quyết định mua lại một số hòn đảo, vốn thuộc sở hữu tư nhân Nhật Bản, trong quần đảo Senkaku.
Nhiều cuộc biểu tình bài Nhật diễn ra ở Trung Quốc và Bắc Kinh điều ngay lập tức nhiều tàu hải giám và ngư chính đến để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại nơi đây. Trong ngày hôm nay, ba tàu của Trung Quốc còn xâm nhập vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu khác của Trung Quốc vẫn hiện diện gần đó.
Mặt khác, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ « không nhượng bộ một centimetre vuông nào ». Báo chí Trung Quốc đe dọa trừng phạt kinh tế Nhật Bản.
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản, vào cuối tháng Bẩy, đã khẳng định là Tokyo có thể đưa lực lượng phòng vệ dân sự - tức quân đội – đến bảo vệ quần đảo Senkaku.
ICG nhắc lại là trong quá khứ, hai nước đã từng thành công trong việc làm dịu tình hình liên quan đến tranh chấp chủ quyền, ví dụ, trong năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ trong vòng hai tuần một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì đã lái tàu đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nhật Bản.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, khó có thể đạt được một giải pháp tương tự, nếu xẩy ra đụng độ giữa các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản.
Vẫn theo ICG, làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc trong những ngày qua làm lu mờ đi một động thái tiềm ẩn đầy nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột trên quy mô lớn giữa hai nước : Đó là việc Trung Quốc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho phép nước này trục xuất các tàu bè nước ngoài ra khỏi khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Ngày 10/09/2012, bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo lập trường của Bắc Kinh chính thức hoạch định đường ranh giới khu vực đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, và như vậy, đặt quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dưới sự quản lý của Trung Quốc.
ICG nhận định, đây là một thách thức trực tiếp đối với Nhật Bản, nước hiện đang kiểm soát quần đảo này. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách vốn được áp dụng cho đến nay là « thông qua đối thoại, tìm kiếm khả năng khai thác chung với Nhật Bản các nguồn tài nguyên trong vùng biển này ».
Việc Bắc Kinh « luật hóa » đòi hỏi chủ quyền của mình đối với các lãnh thổ đang có tranh chấp, buộc Trung Quốc phải khẳng định – do chính luật pháp của nước này bắt buộc và để làm hài lòng công luận trong nước - quyền tài phán của mình đối với vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mặt khác, ICG cho rằng thái độ cứng rắn hiện nay của Bắc Kinh có liên quan đến việc Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh khó khăn : « Sự bất bình ngày càng tăng về hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, nạn tham nhũng lan rộng, lạm phát và giá bất động sản tăng, tất cả những yếu tố này cộng với những tin đồn về sự chia rẽ trong giới lãnh đạo đất nước : Bắc Kinh cảm thấy là họ không thể để bị coi là phản bội lại các lợi ích quốc gia trước một kẻ thù lịch sử ».
Trên phạm vi quốc tế, cuộc đối mặt Trung-Nhật đang gây nhiều lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panette cảnh báo, các cuộc xung đột lãnh thổ hiện nay tại châu Á có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh nếu như các chính phủ liên quan tiếp tục có « các hành động khiêu khích ».
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng tuyên bố là ông cảm thấy ngày càng lo ngại do « các căng thẳng gia tăng ».
Tranh chấp chủ quyền Trung-Nhật đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên nóng bỏng, sôi sục, kể từ đầu tháng Chín, khi Tokyo quyết định mua lại một số hòn đảo, vốn thuộc sở hữu tư nhân Nhật Bản, trong quần đảo Senkaku.
Nhiều cuộc biểu tình bài Nhật diễn ra ở Trung Quốc và Bắc Kinh điều ngay lập tức nhiều tàu hải giám và ngư chính đến để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại nơi đây. Trong ngày hôm nay, ba tàu của Trung Quốc còn xâm nhập vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu khác của Trung Quốc vẫn hiện diện gần đó.
Mặt khác, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ « không nhượng bộ một centimetre vuông nào ». Báo chí Trung Quốc đe dọa trừng phạt kinh tế Nhật Bản.
Về phần mình, thủ tướng Nhật Bản, vào cuối tháng Bẩy, đã khẳng định là Tokyo có thể đưa lực lượng phòng vệ dân sự - tức quân đội – đến bảo vệ quần đảo Senkaku.
ICG nhắc lại là trong quá khứ, hai nước đã từng thành công trong việc làm dịu tình hình liên quan đến tranh chấp chủ quyền, ví dụ, trong năm 2010, khi Nhật Bản bắt giữ trong vòng hai tuần một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vì đã lái tàu đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nhật Bản.
Thế nhưng, trong bối cảnh hiện nay, khó có thể đạt được một giải pháp tương tự, nếu xẩy ra đụng độ giữa các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản.
Vẫn theo ICG, làn sóng bài Nhật tại Trung Quốc trong những ngày qua làm lu mờ đi một động thái tiềm ẩn đầy nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột trên quy mô lớn giữa hai nước : Đó là việc Trung Quốc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho phép nước này trục xuất các tàu bè nước ngoài ra khỏi khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Ngày 10/09/2012, bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo lập trường của Bắc Kinh chính thức hoạch định đường ranh giới khu vực đang có tranh chấp ở biển Hoa Đông, và như vậy, đặt quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dưới sự quản lý của Trung Quốc.
ICG nhận định, đây là một thách thức trực tiếp đối với Nhật Bản, nước hiện đang kiểm soát quần đảo này. Điều này cho thấy, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách vốn được áp dụng cho đến nay là « thông qua đối thoại, tìm kiếm khả năng khai thác chung với Nhật Bản các nguồn tài nguyên trong vùng biển này ».
Việc Bắc Kinh « luật hóa » đòi hỏi chủ quyền của mình đối với các lãnh thổ đang có tranh chấp, buộc Trung Quốc phải khẳng định – do chính luật pháp của nước này bắt buộc và để làm hài lòng công luận trong nước - quyền tài phán của mình đối với vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mặt khác, ICG cho rằng thái độ cứng rắn hiện nay của Bắc Kinh có liên quan đến việc Trung Quốc chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh khó khăn : « Sự bất bình ngày càng tăng về hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, nạn tham nhũng lan rộng, lạm phát và giá bất động sản tăng, tất cả những yếu tố này cộng với những tin đồn về sự chia rẽ trong giới lãnh đạo đất nước : Bắc Kinh cảm thấy là họ không thể để bị coi là phản bội lại các lợi ích quốc gia trước một kẻ thù lịch sử ».
Trên phạm vi quốc tế, cuộc đối mặt Trung-Nhật đang gây nhiều lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panette cảnh báo, các cuộc xung đột lãnh thổ hiện nay tại châu Á có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh nếu như các chính phủ liên quan tiếp tục có « các hành động khiêu khích ».
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cũng tuyên bố là ông cảm thấy ngày càng lo ngại do « các căng thẳng gia tăng ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét