Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đích thân chọn
nơi an nghỉ cho mình tại quê hương Quảng Bình từ năm 2006. Vị trí an
táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa, trước mặt là Đảo Yến nằm cách
bờ khoảng 500 mét.
>> Máy bay ATR 72 sẽ đưa linh cữu Đại tướng về quê nhà
>> TP.HCM chuẩn bị hoa cho người dân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Clip: Ký ức về thầy giáo lịch sử Võ Nguyên Giáp
Từ giữa những năm cuối thập niên 90, Đại tướng và gia đình bắt đầu có
ý định tìm địa điểm để an nghỉ khi trăm tuổi. Ban đầu, Đại tướng có ý
định đi về căn cứ địa Việt Bắc (ở Thái Nguyên), có lúc lại nghĩ đâu đó
gần Chủ tịch Hồ Chí Minh ở vùng Sơn Tây (Hà Nội). Liên quan tới quyết
định này, Đại tướng đã để lại di bút. Bộ Chính trị cũng đồng thuận với
tâm nguyện của Đại tướng.>> TP.HCM chuẩn bị hoa cho người dân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
>> Clip: Ký ức về thầy giáo lịch sử Võ Nguyên Giáp
Vũng Chùa là vũng biển nhỏ, có bờ cát trắng và bằng phẳng, sóng êm dịu, được hình thành bởi một triền núi đá đâm …
Chia sẻ tại cuộc giao lưu trực tuyến trên Tiền Phong Online chiều 8/10, bà Võ Hạnh Phúc (con gái Đại tướng) cho hay, cuối những năm 1990, Đại tướng nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình và nghĩ mình sẽ về với quê hương. Gia đình cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh và cuối cùng địa điểm được Đại tướng quyết định lựa chọn là Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch.
Bà Phúc cho biết thêm, khi trả lời Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về vấn đề tổ chức tang lễ, đại diện gia đình bày tỏ rằng, suốt đời Đại tướng không có yêu cầu gì và đây là yêu cầu duy nhất. "Ông muốn về với miền Trung, miền đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống anh hùng. Về Quảng Bình nhưng không nhất thiết là ở quê nhà làng An Xá. Quyết định về Vũng Chùa - Đảo Yến có từ năm 2006", bà Võ Hạnh Phúc chia sẻ.
Sáng 8/10, sau khi gia đình và Ban tổ chức lễ tang thống nhất vị trí an táng thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Điện Biên (con trai Đại tướng) cùng gia đình và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã đến Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) chuẩn bị cho Lễ an táng.
Khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi đảo Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm. Vị trí an táng có cao độ 110 m, trên núi Vũng Chùa; trước mặt là Đảo Yến nằm cách bờ khoảng 500 mét; phía tây là điểm cao 136 (núi Sú); phía bắc là dãy núi cao chắn giữ những cơn gió mùa Đông Bắc; phía đông là Mũi Rồng nhô ra biển.
Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình đang điều động lực lượng, phương tiện khẩn trương sửa chữa và mở tuyến đường cơ động dài khoảng 1 km vào vị trí an táng; dự kiến hoàn thành trong hai ngày. Hiện, toàn bộ khu vực đã bị phong tỏa để phục vụ việc thi công.
Theo kế hoạch tổ chức quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ viếng tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) từ 7h30 ngày 12/10. Sau lễ truy điệu tổ chức vào 7h ngày 13/10, linh cữu của Đại tướng được chuyển ra sân bay Nội Bài để đưa lên máy bay về Quảng Bình.
Tang lễ tại Quảng Bình và TP.HCM được tiến hành cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng tại Hà Nội.
Báo Quân đội Nhân dân dẫn lời Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, theo kế hoạch, đội tiêu binh danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Hà Nội sẽ cơ động vào đảm nhiệm thực hiện các nghi thức lễ an táng trọng thể, trang nghiêm.
"25 xe tiêu binh và xe chở thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp được điều động từ Quân khu 7 (TP HCM) ra Quảng Bình bằng đường sắt", ông Hiếu chia sẻ. Nguyễn Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét