'Siêu lừa' gặp nhau, Huyền Như chiếm của Bầu Kiên 700 tỷ
Vietnamnet – 1 giờ 48 phút trước
Siêu lừa 4.000 tỷ Huyền Như và 12 đồng bọn sắp ra tòa
Xem bài khác trên Vef.vn
Ngày 18-10, Viện KSND tối cao cho biết vừa ra cáo trạng vụ án Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank) chi nhánh TP HCM và nhiều đơn vị, cá nhân khác trên địa bàn
Hà Nội và TPHCM. Cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978,
thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng
phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM về 2 tội
danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ
quan tổ chức”.
Cùng với “siêu lừa” Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội
danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về
cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
bầu kiên, huyền như, lừa đảo |
Đáng chú ý, vụ án gây chấn động này có 13 bị can nguyên là trưởng,
phó phòng, cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao
dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần
thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.
Theo cáo trạng, từ tháng 3-2010 đến tháng 9-2011, để chiếm đoạt tiền
của các cơ quan, đơn vị, cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa
huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM tự
thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi
nhánh Nhà Bè và 7 công ty, 2 ngân hàng Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn
vị khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân
với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của các đơn vị, Huỳnh Thị Huyền Như còn là một “chuyên gia” làm giả. Cụ
thể: Huỳnh Thị Huyền Như khai đã đến khu vực chuyên làm dấu tại đường
Phạm Hồng Thái quận 1, TP HCM nhờ người khắc dấu với giá 8 triệu đồng.
Như đã thuê người làm giả 8 con dấu của Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh
Nhà Bè), Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát,
Công ty CP TM&ĐT Hưng Yên, Công ty CP ĐT&TM An Lộc, Công ty CP
Bảo hiểm toàn cầu, Công ty Đức Minh Quang, Công ty CP CK
Saigonbank-Beraja. Như còn làm giả hồ sơ, làm giả 110 hợp đồng tiền gửi,
làm giả nhiều hợp đồng hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng vay tiền bằng thẻ
tiết kiệm, lệnh chi…
Tuy nhiên, đối với người đàn ông Như thuê khắc 8 con dấu giả vào
tháng 7-2010 tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23-9, quận 1, TP
HCM, qua điều tra không xác định được nên không có căn cứ xử lý.
Cơ quan điều tra đã thu giữ của các bị cáo: 8 con dấu giả của các
ngân hàng; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỉ đồng;
gần 157.000 EUR, hơn 4.600 USD và thu giữ trên 217 tỉ đồng tiền mặt; 7
sổ tiết kiệm trị giá 30 tỉ; 4 xe ô tô trị giá 5 tỉ đồng; kê biên 20 bất
động sản trị giá 361 tỉ đồng…
Riêng với Như, đến khi bị bắt thu giữ: hơn 39 tỉ đồng tiền mặt; thu
hồi 31 tỉ Như đã thanh toán để mua nhà, đất của 5 công ty bất động sản;
thu giữ 3 ô tô trị giá 5,6 tỉ đồng, kê biên 13 bất động sản có trị giá
hơn 185 tỉ đồng và một số tài sản khác. Như cũng đã nộp 8 tỉ đồng để
khắc phục hậu quả.
Như chúng tôi đã đưa, tại buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương
do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, Viện KSND tối cao đã nêu đây là 1 trong
10 vụ “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, số tiền chiếm đoạt
lớn, liên quan đến nhiều cá nhân và đơn vị, cần phải xử lý nghiêm trước
pháp luật.
Được biết, theo dự kiến, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử trong quý 4-2013.
Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm
ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT
ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên các Phó
chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi
cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng.
Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng
cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP
HCM) với lãi suất từ 17,8% - 18,5%/năm song bị bà Như chiếm đoạt toàn
bộ.
Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra tiếp trong một vụ án khác.
Theo NLĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét