Thứ bảy, ngày 12 tháng mười năm 2013
“ DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI” THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NGƯỜI…
ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY:
DÒNG
SÔNG LƯƠNG TRI
Thơ:
Phạm Trung Dũng
(Kính
tặng Hương hồn Đại tướng Võ Nguyên Giáp -
Người anh hùng dân tộc ).
Người anh hùng dân tộc ).
Dòng
sông ấy hình thành không định trước
Trời không mưa, không nước vẫn thành sông
Dòng người đi lặng lẽ sóng trong lòng
Đường Hoàng Diệu cây nghiêng bóng lặng.
Trời không mưa, không nước vẫn thành sông
Dòng người đi lặng lẽ sóng trong lòng
Đường Hoàng Diệu cây nghiêng bóng lặng.
Hoa
tang trắng. Ngập trời hoa tang trắng!
Cả hoa vàng, hoa đỏ, với cờ sao . . .
Tiễn đưa ông - gìm nước mắt trào
Kiêu hãnh - tự hào nâng ta đứng dậy.
Cả hoa vàng, hoa đỏ, với cờ sao . . .
Tiễn đưa ông - gìm nước mắt trào
Kiêu hãnh - tự hào nâng ta đứng dậy.
Đi
cho năm Châu nhìn thấy
Lòng dân nước Việt ơn ông
Một tài năng lỗi lạc vô song
Một nhân cách sáng ngời không tì vết.
Lòng dân nước Việt ơn ông
Một tài năng lỗi lạc vô song
Một nhân cách sáng ngời không tì vết.
Đi
để hồi sinh cái chết
Ngàn năm bất diệt tấm gương trong
Cho những ai ăn ở hai lòng
Nhìn mà ngẫm: Luật đời nhân quả.
Ngàn năm bất diệt tấm gương trong
Cho những ai ăn ở hai lòng
Nhìn mà ngẫm: Luật đời nhân quả.
Tài
năng lớn, tầm nhìn khác lạ
Ông trở về như Lá giữa quê hương
Đất Quảng Bình cát trắng, hàng dương
Sóng biển, chim ca, lòng dân . . . ru ông ngủ.
Ông trở về như Lá giữa quê hương
Đất Quảng Bình cát trắng, hàng dương
Sóng biển, chim ca, lòng dân . . . ru ông ngủ.
Trong
dòng người tiễn Ông con nhìn thấy đủ:
Cụ già, em bé, bà mẹ, bác công nhân . . .
Nhiều người đi bằng xe lăn
Nhiều người Huân chương ngực đỏ
Cho con gọi Dòng sông người đó:
DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI !
Cụ già, em bé, bà mẹ, bác công nhân . . .
Nhiều người đi bằng xe lăn
Nhiều người Huân chương ngực đỏ
Cho con gọi Dòng sông người đó:
DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI !
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI BÌNH CỦA BÙI THỊ SƠN
“ DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI”
THƯƠNG TIẾC VĨNH BIỆT NGƯỜI…
Mùa thu cách đây bốn mươi tư năm trước, Bác Hồ kính yêu của
nhân dân ta: “…đã lên đường theo tổ tiên/ Mác- Lê nin thế giới người hiền”trong
nỗi tiếc thương vô hạn của nhân loại “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa “ (Tố
Hữu).Và mùa thu năm nay- ngay sau những ngày bão lũ bịt bùng vây bủa, gây bao
đau thương tang tóc cho đồng bào Miền Trung, Người học trò xuất sắc của Bác Hồ-
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh viễn ra
đi để lại trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới niềm đớn đau, nhớ
tiếc khôn nguôi…Dẫu biết rằng ai rồi cũng sẽ đi về phương ấy, dẫu biết rằng Đại
tướng đã bước qua cái tuổi “ Xưa nay
hiếm” hơn ba chục năm như thế là trường
thọ lắm rồi, mà sao khi được tin Người mất, ai cũng cảm thấy đường đột, bàng
hoàng, hẫng hụt đớn đau như không tin nổi vào tai mắt mình nữa? Ròng rã gần
tuần lễ, dòng người nườm nượp đổ về số nhà 30 Hoàng Diệu viếng Người ….Hòa mình
trong người kéo dài tưởng như vô tận đó có Cựụ trí thức Phạm Trung Dũng- một
bloggerquen thuộc của làng blogtiengviet.net.
Ngay khi hay tin Đại
tướng mất, anh đã xúc động thốt lên:
“Ngôi sao ấy đã băng rồi
Mà sao tôi thấy mặt trời giữa đêm”
Câu lục bát hàm ngôn giàu hình tượng ấy có sức lay động con
tim khối óc của bao người đọc về một vầng
“Mặt Trời” không bao giờ tắt trong lòng nhân loại. Ba lần đến viếng Người là ba
lần anh hòa dòng nước mắt của mình trong dòng nước mắt của hàng chục ngàn người
khóc thương Bác. Đọc “ dòng sông lương
tri”, ta nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào, nức nở của muôn triệu con người
trước sự ra đi của một vị tướng đã trở thành huyền thoại và niềm kiêu hãnh vô
bờ của con dân đất Việt.
Nhan đề bài thơ giản dị mà rất hình tượng, độc đáo. Hòa mình
trong dòng người từ muôn nẻo đến viếng Đại tướng, anh tưởng tượng đó là “dòng
sông lương tri”- dòng sông của những con người có khả năng hiểu biết đúng đắn
điều phải trái, đúng sai trong thực tiễn cuộc sống- dòng sông của những con
người yêu kính, cảm phục ,tự hào, tiếc thương Bác Võ Nguyên Giáp vô bờ…
“
Dòng sông ấy hình thành không định trước
Trời không mưa, không nước vẫn thành sông
Dòng người đi lặng lẽ sóng trong lòng
Đường Hoàng Diệu cây nghiêng bóng lặng”
Trời không mưa, không nước vẫn thành sông
Dòng người đi lặng lẽ sóng trong lòng
Đường Hoàng Diệu cây nghiêng bóng lặng”
Vâng ! Ngày Bác Giáp mất là một ngày nắng đẹp ! Và dòng sông
ấy là sự thôi thúc tự trong tâm, là
tiếng gọi của trái tim tìm đến với trái tim.Phải chăng nơi dòng sông
lặng nhất chính là nơi nước sâu lắng nhất , trong veo nhất? Không khoa trương,
ồn ào, náo nhiệt, từ con người đến cảnh vật cứ âm thầm lặng lẽ tiễn đưa Bác
Giáp…Ở xa không về viếng Đại tướng được, đọc đến đây, tôi cảm thấy mình như
được hòa mình trong” dòng sông lương tri “ ấy với nỗi đau chung lớn lao ấy,
được “ mặt trời giữa đêm” ấy sưởi ấm, soi dọi…để mình không trở thành người lạc
lõng, thờ ơ trước nỗi đau nhân tình thế thái…
Tác giả đã nhìn thấy những gì trong “ dòng sông lương tri”
ấy?
“Hoa
tang trắng. Ngập trời hoa tang trắng!
Cả hoa vàng, hoa đỏ, với cờ sao . . .
Tiễn đưa ông - gìm nước mắt trào
Kiêu hãnh - tự hào nâng ta đứng dậy.”
Cả hoa vàng, hoa đỏ, với cờ sao . . .
Tiễn đưa ông - gìm nước mắt trào
Kiêu hãnh - tự hào nâng ta đứng dậy.”
“Hoa tang trắng” điệp ngữ ấy được nhắc đi nhắc lại hai lần
trong một câu thơ khiến độc giả không chỉ hình dung ra số lượng, màu sắc chủ
đạo của dòng người đến viếng Bác mà còn
nhấn mạnh tình cảm vô tư trong sáng của lương tri nhân loại trước một con Người suốt đời sống thanh bạch,
xứng đáng với chữ “ Người” viết hoa.
Hai sắc hoa vàng,
đỏ hòa trong” ngập trời” sắc trắng kia,
ngoài nghĩa đen ra, còn mang nghĩa bóng là màu của lá cờ đỏ sao vàng cách mạng,
là máu đào của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập tự
do của dân tộc. Chính vì mục tiêu thiêng liêng cao cả ấy mà Bác Võ Nguyên Giaps đã trọn đời quên mình
cho Tổ quốc. Trước nghĩa cả cao đẹp của
Người, mọi nỗi đau thương mất mát dường
như được mọi người ghìm nén lại, nhường
chỗ cho niềm” kiêu hãnh, tự hào nâng ta
đứng dậy”. Sự vĩ đại của Bác Võ Nguyên Giaps
chính là ở chỗ vẻ đẹp trong tâm hồn, trí tuệ, nhân cách của Người đã trở
thành bất tử, có sức lan tỏa rộng lớn trong lòng muôn dân, khiến mọi người xích
lại gần nhau hơn trong “dòng sông lương tri” đang trải dài vô tận…Suốt từ đêm 4/10 đến nay, bao
người quên ăn, quên ngủ , lặng lẽ hòa vào” dòng sông lương tri” đến vĩnh biệt
Người.Dọc đường Hoàng Diệu, có bao người tình nguyện đem cơm hộp, đem sữa đến
cho đồng bào dùng tạm qua cơn đói khát, lấy sức
cùng nhau thức trắng đêm để lần cuối được chiêm ngưỡng , tri ân vị tướng
huyền thoại có lòng nhân ái bao la…
Nếu ở khổ thơ đầu, “dòng sông” người ấy “hình thành không
định trước” mà chỉ là sự thôi thúc tự tình cảm kính yêu, thương tiếc Bác Giáp
vô sbờ thì đến khổ thơ thứ ba, thứ tư sự
hòa mình trong “ dòng sông lương tri” ấy đã có sự suy ngẫm sâu sắc của lí trí:
“Đi
cho năm Châu nhìn thấy
Lòng dân nước Việt ơn ông
Một tài năng lỗi lạc vô song
Một nhân cách sáng ngời không tì vết.
Lòng dân nước Việt ơn ông
Một tài năng lỗi lạc vô song
Một nhân cách sáng ngời không tì vết.
Đi
để hồi sinh cái chết
Ngàn năm bất diệt tấm gương trong
Cho những ai ăn ở hai lòng
Nhìn mà ngẫm: Luật đời nhân quả”
Ngàn năm bất diệt tấm gương trong
Cho những ai ăn ở hai lòng
Nhìn mà ngẫm: Luật đời nhân quả”
Đọc đến câu “ Cho những ai ăn ở hai lòng…” tim tôi như quặn
thắt,! Dẫu “ những ai” ấy chỉ là số ít,
nhưng vẫn đau lòng lắm ! Liệu “ những ai”
đó có thời gian lắng nghe tâm nguyện của muôn dân mà thức tỉnh lương tri? Với tầm vóc của một
nhân cách lớn, Bác Võ Nguyên Giáp giành
thời gian, trí tuệ, tình cảm đau nỗi đau lớn lao của dân tộc: chiến tranh kết
thúc lâu rồi nhưng nhân dân ta vẫn còn nhiều người đói khổ lắm…
Chợt nhớ lại cách đây 3 năm, trong bài thơ “ Mùa Vu Lan mừng
tướng Giáp vừa tròn trăm tuổi” (in trong tập thơ “ Trai rừng- NXB Văn Hóa,
2011), Bùi Thị Sơn viết:
“Trở về sau hai cuộc chiến tranh
Người vẫn luôn trọn nghĩa, vẹn tình
Bình dị quên mình cho Tổ quốc
Cho nhân dân- một Đại gia đình.
Người vẫn luôn trọn nghĩa, vẹn tình
Bình dị quên mình cho Tổ quốc
Cho nhân dân- một Đại gia đình.
Người chọn cho mình khoảng lặng im
Như cây cổ thụ giữa đại ngàn
Lặng lẽ dâng cho đời bóng mát
Nhận về mình: Bỏng rát, chói chang...”
Như cây cổ thụ giữa đại ngàn
Lặng lẽ dâng cho đời bóng mát
Nhận về mình: Bỏng rát, chói chang...”
Càng cảm phục chữ “ Tâm”. Chữ“ Nhẫn”trong cốt cách của một
vị Thánh hiền, bao dung, cao cả mà gần gũi, thân thương giản dị xiết bao!
Từ cảm xúc mãnh liệt
của con tim đến ngẫm suy biện chứng của lí trí, Phạm Trung Dũng đã truyền đến độc giả
thông điệp về một vị tướng vĩ
đại khi “trở về như Lá giữa quê
hương”. Cuộc đời sắc sắc không không, Người đi vào cõi vĩnh hằng nhẹ nhàng
thanh thản như một Tiên Ông trong thần thoại:
“Đất
Quảng Bình cát trắng, hàng dương
Sóng biển, chim ca, lòng dân . . . ru ông ngủ”
Sóng biển, chim ca, lòng dân . . . ru ông ngủ”
Câu
thơ thiền đẹp và ung dung, tự tại như phong thái tự tin, không vướng bận bụi
trần của một Vị Thánh làm tôi rưng rưng liên tưởng đến hình ảnh vua Trần Nhân Tông- vị vua anh minh, quyết đoán,
giàu lòng nhân ái đời Trần qua những câu
thơ của Nhà báo- Nhà thơ- Đạo diễn Điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn:
“ Như có hẹn tự bao kiếp bao đời
“ Như có hẹn tự bao kiếp bao đời
Người bôn ba chốn thị phi, nơi trận mạc
Rồi trở về với bóng trăng cô tịch
Để ngàn năm lưu lại một rừng thương…”
Rồi trở về với bóng trăng cô tịch
Để ngàn năm lưu lại một rừng thương…”
(Trích trong bài thơ “Về Yên Tử nhớ vua Phật”)
Ghìm nén niềm xúc động trào dâng, với trái tim nhạy cảm được chiếu sáng
bằng lương tri người cầm bút, Phạm Trung
Dũng giành những giây phút thiêng liêng
hiếm hoi bên Người để quan sát, miêu tả , lắng trong cảm xúc của muôn
người đủ mọi thành phần , lứa tuổi đến viếng Bác: từ cụ già , em bé đến bà mẹ,
bác công nhân…;có “ nhiều người đi bằng xe lăn”; có “ nhiều người Huân chương
ngực đỏ”…Tác giả thốt lên nh ững lời tự trong tim như muốn nói cùng Bác ước
nguyện của mình:
“Cho con gọi Dòng sông người đó:
DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI”
“Dòng sông lương tri” ! Tứ thơ mở màn và khép lại thật Đẹp
mà ngân vọng mãi dư ba…
Tâm nguyện của Phạm Trung Dũng, anh linh Bác
chắc nghe thấú…Cám ơn tác giả đã
nói hộ niềm tiếc thương và nhớ ơn vô hạn
của muôn người đối với vị tướng tài ba lỗi lạc của thế giới và vô cùng yêu
nước, thương dân.
“ Dòng sông lương tri” là
một trong những bài thơ đặc sắc của cộng đồng dân cư mạng viết về vị
tướng huyền thoại Võ Nguyên Giap mà tôi được đọc trong những ngày tang lễ đau
thương của cả dân tộc và toàn nhân loại .
Bài thơ viết theo thể tự do nên dễ dàng chuyển tải các cung bậc tình cảm của tác giả
đến độc giả. Đó là tấm lòng của muôn triệu con tim hướng về nơi một trong những
“con Người đẹp nhất” đã bay về với” Mác Lênin- thế giới người hiền”.
Bằng biện
pháp tu từ ẩn dụ xuyên suốt bài thơ, với nhịp điệu thơ mang nhạc tính cao,lúc trải dài êm ả, lúc trùng điệp
cuộn dâng như sóng… “ dòng sông lương tri” là một hình tượng thơ độc đáo, sáng
tạo rất riêng của Phạm Trung Dũng. Hòa nhịp đập chung của muôn triệu trái tim,
anh đã dâng tặng Người một đóa thơ Đẹp. Tôi rất tâm đắc
với cảm nhận của Nguyễn Duệ Mai- một blogger trên cộng đồng blogtiengviet.net:
“Dòng sông cuộn chảy âm thầm
Có chung nguồn cội từ TÂM mỗi người”
Tôi xin mượn lời nhà thơ Chử Thu Hằng để kết thúc bài viết này:
“ DÒNG SÔNG LƯƠNG TRI” mấy chục vạn người là chữ
dùng” đắt” và sáng tạo của anh ( Phạm Trung Dũng). Cuộc đời Đại tướng là minh
chứng cho câu “ Lửa thử Vàng”. Sự ra đi của Đại tướng và lòng yêu kính, tiếc
thương vô hạn của nhân dân đã khẳng định niềm tin của chúng ta vào những giá
trị đích thực, vĩnh hằng của cuộc sống.
Lai Châu, ngày 12/10/2013.
Bùi Thị Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét