Có công thì dân dựng "đền thờ"
-Tiếng
nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu. Như câu của nhà thơ
Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” – đó là đền thờ trong tấm
lòng mỗi con người.
>>Sẽ có người kế tiếp "thế hệ vàng" của Đại tướng
>> Nhân dân đang sắc phong cho Đại tướng
>> Tinh anh Đại tướng mãi bảo vệ Tổ quốc
• Lan Hương (thực hiện)
(Còn nữa)
>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam
>>Sẽ có người kế tiếp "thế hệ vàng" của Đại tướng
>> Nhân dân đang sắc phong cho Đại tướng
>> Tinh anh Đại tướng mãi bảo vệ Tổ quốc
LTS:Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ gieo niềm tiếc nhớ mà còn gieo những “hạt mầm hy vọng” , về tình đoàn kết , lòng yêu nước , tinh thần tự tôn dân tộc , khát vọng về
những người đứng đầu hội tụ cả đức - tài, nhân cách… Chỉ một người ra
đi, mà khiến cả dân tộc thấy mình yêu nước nhiều đến vậy.
Cùng
phóng viên Tuần Việt Nam hiểu rõ hơn những giá trị này, trong cuộc trò
chuyện với nhà sử học Dương Trung Quốc và GS Chu Hảo.
“Thế hệ vàng” trong sáng
Suốt
những ngày trước khi diễn ra Quốc tang, người ta nói rất nhiều về hiện
tượng dòng người đứng xếp hàng trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Dòng người
đó ngày hôm sau lại đông hơn hôm trước… Ông gọi tên hiện tượng mà chúng
ta đang thấy là gì?
GS Chu Hảo: Đối với con người “nghĩa tử là nghĩa tận”. Khi một người đã nằm xuống, những người ở lại sẽ nhớ đến những gì tốt đẹp nhất.
Câu
chuyện người dân ở 30 Hoàng Diệu trước hết thể hiện tấm lòng của mọi
tầng lớp nhân dân với Đại tướng – người đại diện cho thế hệ cách mạng
đầu tiên còn sống cho đến bây giờ. Cuộc đời Võ Nguyên Giáp là biểu tượng
của lòng yêu đất nước, và trung thành tuyệt đối với quyền lợi của dân
tộc. Nhắc về thế hệ những người cách mạng như Võ Nguyên Giáp là nhắc đến
một thế hệ vàng: Vô cùng dũng cảm, trong sáng và lãng mạn cách mạng.
Ông Chu Hảo: "E rằng trong nhiều thập kỷ tới, hiếm thêm người nào còn được nhân dân ngưỡng mộ chân thành đến thế. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Có thể còn có những nhận thức, những quan điểm chính trị khác nhau sẽ
dẫn đến những đánh giá khác nhau về những việc mà thế hệ đó đã làm.
Nhưng có thể khẳng định chắc chắn một điều: Thế hệ đó là những người đã
không ngại hy sinh bản thân mình để phục vụ một lý tưởng mà họ cho là
hết sức chân chính và vĩ đại.
Trong thế hệ đó, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp là một trong những biểu tượng và đến bây giờ mọi người tôn
kính và yêu quý ông với tinh thần như thế. E rằng trong nhiều thập kỷ
tới hiếm có thêm một người nào lại còn được nhân dân ngưỡng mộ chân
thành đến thế.
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Tôi không bất ngờ về hiện tượng này, mặc dù là chưa ai có thể lường được nó lại diễn ra như thế.
Đã
từng có những điều tương tự diễn ra trong quá khứ. Vào thời điểm này,
sự kiện cụ Giáp mất khiến nhiều người hay liên tưởng đến khi Bác Hồ qua
đời. Nhưng ví dụ như đám tang cụ Phan Chu Trinh năm 1926, cụ Lương Văn
Can năm 1927 và kể cả những đám tang của những chiến sĩ cộng sản yêu
nước như cụ Phan Thanh, cụ Nguyễn Thế Rục hay gần đây là đám tang của
Giáo sư Tôn Thất Tùng. Dễ nhận ra một điều là người dân họ rất công
bằng. Và tiếng nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu.
Như câu của nhà thơ Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” –
đó là đền thờ trong tấm lòng mỗi con người. Có thể vào giai đoạn nào
đó, những điều này tưởng như đã biến mất, đã mai một, nhưng khi có cơ
hội, nó lại bộc lộ.
Kiểm nghiệm những gì đang diễn ra dưới góc độ lịch sử, tôi gọi đó là chân lý.
Không “quyền năng” vẫn có khả năng tập hợp
-
Thưa ông Dương Trung Quốc, nếu nhân dân là thước đo chính xác nhất, vậy
theo ông tại sao những con người như ông vừa kể ra lại tạo được ảnh
hưởng và khả năng chinh phục nhân tâm mạnh mẽ đến thế?
Ông Dương Trung Quốc:
Bởi vì những con người đó khi còn sống họ đã sống vì mọi người và cao
hơn là vì lý tưởng yêu nước, lý tưởng cộng sản – những lý tưởng mà họ đã
thực sự nhìn thấy không chỉ là cái bề ngoài, mà còn là cái cốt lõi, cái
cốt lõi đó luôn là VÌ MỌI NGƯỜI.
Khi nghiên cứu những nhân vật
lịch sử, những vĩ nhân, người ta thường quan tâm đến sự nghiệp, đến
những đóng góp to lớn và sự khác biệt ở họ.
Ông Dương Trung Quốc: "Ông luôn quan tâm đến việc làm sao tập hợp được trí tuệ của những người xung quanh mình". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhưng có lẽ phải có một cái nhìn toàn diện hơn, là phải nhìn vào những
cái gì rất đời thường của một con người trọn vẹn với cả cái chung, cái
riêng; với cả những lúc thăng, lúc trầm.
Tôi là một người có may
mắn gặp gỡ và làm việc với Đại tướng khi ông đã rời khỏi các vị trí
quyền lực. Ông dành phần lớn thời gian cho công tác nghiên cứu lịch sử
và là Hội trưởng danh dự của Hội Sử học chúng tôi.
Chúng tôi thấy
rõ là chính cuộc sống đời thường, cuộc sống của một người mà nếu theo
sự phân tích bề ngoài là không còn ở đỉnh cao vinh quang nữa – khi mà
ông có thể bộc lộ thoải mái con người mình.
"Hình như trong những quyết định của cuộc đời ông, có những quyết định là của cá nhân ông, nhưng để có những quyết định ấy, ông đã biết cách quy tụ mọi người. Ngay cả thời kỳ ông không còn nắm trong tay những “quyền năng” về chính trị, thì ông vẫn có khả năng tập hợp rất nhiều trí tuệ khác xung quanh mình và rất nhiều người đã đến với ông". |
Tôi đã nhìn thấy ở Đại tướng trong chính thời điểm đó một tinh thần hết
sức bình thản thường có ở những người có một nhận thức thật sự về tính
tất yếu, về những điều mang tính quy luật và đồng thời con người ấy có
thể vượt qua mọi thăng trầm nhưng không bao giờ thay đổi mục tiêu của
mình.
Tôi thấy đó là một đặc điểm rất nổi bật ở con người Võ
Nguyên Giáp. Người ta nói rất nhiều đến Võ Nguyên Giáp ở khía cạnh trí
tuệ. Khi gần gũi ông, tôi nhận ra điều quan trọng hơn cả khi nói về nó,
ông luôn luôn quan tâm đến việc làm sao tập hợp được trí tuệ của những
người xung quanh mình. Hình như trong những quyết định của cuộc đời ông,
có những quyết định là của cá nhân ông, nhưng để có những quyết định
ấy, ông đã biết cách quy tụ mọi người.
Ngay cả thời kỳ ông không
còn nắm trong tay những “quyền năng” về chính trị, thì ông vẫn có khả
năng tập hợp rất nhiều trí tuệ khác xung quanh mình và rất nhiều người
đã đến với ông. Và mỗi quyết định của ông đều là mỗi quyết định đã được
tham khảo kỹ lưỡng từ những người mà ông tham vấn.
- Có độc
giả chia sẻ với Tuần Việt Nam, là chỉ một người ra đi mà làm cho cả dân
tộc thấy mình yêu nước nhiều đến thế? Ông bình luận gì?
Ông Dương Trung Quốc: Lòng
yêu nước là phẩm chất mà ai cũng có. Nói đơn giản như một nhà thơ Nga:
Yêu nước là yêu những thứ rất bình thường trong đời sống, yêu quê hương,
yêu gia đình.
Nhưng “chủ nghĩa yêu nước” thì khác. Nó có mục tiêu, con đường và phản ánh quan điểm của một số người nào đó.
Người dân nhẫn nại xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng trước nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Lòng yêu nước khi tìm được tiếng nói chung thì có thể chia sẻ với nhau
rất dễ dàng. Nhưng nếu phải tranh luận thế nào là yêu nước thì chắc chắn
sẽ có sự khác biệt nhau về quan điểm, thậm chí vô cùng gay gắt. Mấy
ngày vừa qua chúng ta đã có một cơ hội, một môi trường để cùng bộc lộ
lòng yêu nước của mình mà vượt qua tất cả các yếu tố khác.
Có
những bạn trẻ không quan tâm về chính trị, nhưng họ vẫn không hề vô cảm
trước một người tiêu biểu của thế hệ cha anh. Chắc bạn cũng đồng ý với
tôi, giây phút mà nhiều người chờ đợi nhất là giây phút câu hỏi “Chúng ta có thực hiện nghi lễ Quốc tang với Đại tướng hay không?”, bởi chúng ta cũng bị ràng buộc bởi những quy định về tổ chức Quốc tang.
Quyết định cuối cùng, tôi cho đó là một quyết định hợp với lòng dân.
Nghi thức hay lòng dân?
-
Ông có nghĩ sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời là một sự thức
tỉnh đối với chúng ta: Thức tỉnh cả về tình yêu, về lòng tự hào dân tộc,
thức tỉnh cả về nhận thức, và cả niềm trông đợi những điểm tựa tinh
thần cao đẹp?
Ông Dương Trung Quốc: Đôi khi có những cái chết sẽ mang lại mầm sống mà ở đây là đánh thức những gì đã có trong tâm thức người Việt.
Đây
cũng là cơ hội để ta chiêm nghiệm những gì đang diễn ra trong đời sống
hàng ngày, trong những chính sách tồn tại quá lâu và quá cứng nhắc so
với cuộc sống hiện nay. Vấn đề còn lại là khi đám tang kết thúc, khi mà
ta đã phát hiện ra những nhân tố tích cực như thế, chúng ta phải làm thế
nào để nuôi dưỡng nó, thúc đẩy nó, đưa nó lên…
Việc người dân
dành tình cảm cho Đại tướng nhiều như thế cũng là một lời nhắc nhở, một
lời cảnh báo với những người đương thời. Tôi cho rằng tất cả đều phải
suy nghĩ. Các vị ở những chức vụ cao nhất của đất nước nếu có mệnh hệ gì
sẽ được tổ chức Quốc tang sẽ nghĩ gì về chuyện Quốc tang, nghĩ xem
thước đo nào là quan trọng hơn: Nghi thức hay lòng dân?
Sự suy nghĩ sẽ điều chỉnh ý thức, giúp chúng ta phải sống tốt hơn, như thế hệ Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Điều chỉnh như thế nào, thưa ông?
Ông Dương Trung Quốc: Một yếu tố rất quan trọng đã trở thành đặc tính ở ta là sự gương mẫu.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hay những người như cụ Phan
Chu Trinh, là những người tiêu biểu cho một thời đại lịch sử. Nhắc đến
họ để thấy rằng người dân luôn nhìn vào những tấm gương. Rất tiếc là
hiện trong những người đang sống, chưa có được những tấm gương lớn như
vậy, thì làm sao để nhân dân học theo?
Chúng ta đã nói rất nhiều
về lòng tin và tôi cho lòng tin là điều rất quan trọng. Trong thời gian
vừa rồi, hơn bao giờ hết Chính phủ nói rất nhiều về việc xây dựng lòng
tin với bạn bè thế giới. Nhưng còn việc quan trọng hơn nữa chính là xây
dựng lòng tin với người dân trong nước.
Ông Chu Hảo: Lịch
sử đã ghi rõ, sau khoảnh khắc tưng bừng khi thống nhất đất nước, chúng
ta đã rơi vào một giai đoạn hết sức khó khăn, vì sai lầm trong những
chính sách lớn về mặt kinh tế - xã hội. Sau đó là thời kỳ đổi mới, phát
huy tác dụng rất tốt cho đến khoảng cuối những năm 1990.
Việc người dân Việt Nam cùng bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc chân thành với Đại tướng như những ngày qua, phần nào đó biếu lộ lòng khao khát được quay lại thời kỳ mà họ đã thực sự có niềm tin, thực sự có được sự kính trọng với những người đứng đầu – điều mà bây giờ đã bị mai một đi rất nhiều. |
Nhưng từ đó đến giờ, như mọi người đều thấy rõ, đất nước ta đang trải
qua một thời kỳ khó khăn cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức xã
hội.
Đương nhiên là trong chiến tranh thì niềm tin dễ dàng được
tập hợp, được hun đúc, được dấy lên vì một mục tiêu chung của cả dân tộc
trước tình thế cấp bách. Nhưng trong hòa bình, hoàn cảnh và nhu cầu của
mọi người đã khác đi: Lúc này vai trò của cá nhân nổi lên, đòi hỏi phải
khẳng định cá nhân của mình trong mỗi lĩnh vực. Người ta sẽ không dễ
dàng tin một cách tuyệt đối và vô tư như xưa.
Việc người dân Việt
Nam cùng bày tỏ lòng kính trọng và thương tiếc chân thành với Đại tướng
như những ngày qua, phần nào đó biếu lộ lòng khao khát được quay lại
thời kỳ mà họ đã thực sự có niềm tin, thực sự có được sự kính trọng với
những người đứng đầu – điều mà bây giờ đã bị mai một đi rất nhiều.
Từ
tình cảm mà người dân bày tỏ trước sự ra đi của Đại tướng, tôi cảm nhận
được sự nuối tiếc. Khi biểu tượng cuối cùng cho một thế hệ đặc biệt của
dân tộc đã ra đi mãi mãi.
• Lan Hương (thực hiện)
(Còn nữa)
Tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhân dân đang sắc phong cho Đại tướng Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên chở trên sức mạnh của huyền thoại.
“Hiện tượng các bạn trẻ bày tỏ tình cảm với Đại tướng những ngày
này cho ta niềm tin rằng, sự nghiệp của “thế hệ vàng” sẽ có người kế
tiếp”, ông Vũ Khoan nói.
Đại tướng đã trải qua không ít gian truân
Ông đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng trải qua không ít gian truân.
Vào những lúc đó, ông vẫn giữ trọn niềm tin để vượt qua.
"Tình
cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có
trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được
niềm tin của người dân" - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng
Viện chiến lược, Bộ Công an.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét