Cha mẹ của lũ trẻ ở xóm nổi là những người vô
gia cư dạt về trú chân ở vũng nước tù đen kịt ở bãi giữa sông Hồng (Hà
Nội). Các em nhỏ sinh ra chẳng được làm giấy khai sinh, đa số chỉ học
hết cấp một.
>> Ngày mai, miền Bắc hết lạnh>> Giá vàng tăng lên 37,4 triệu đồng/lượng
>> Bãi vàng sạt lở, chết 12 chỉ báo cáo... 2
Xóm
nổi (thuộc tổ 7, cụm 2, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) nằm sâu
trong bãi giữa sông Hồng, ngay dưới chân cầu Long Biên. Nơi đây là nhà
của 20 hộ dân, dựng trên sông với các tấm ván bắc qua bờ làm đường đi,
nên có tên là xóm nổi. Đàn ông, đàn bà tìm đến với nhau, nên duyên vợ
chồng, cho ra đời những đứa trẻ với cuộc đời cũng chìm nổi, vô định như
cuộc đời của cha mẹ chúng.
Những em nhỏ sống dưới chân cầu Long Biên. Ảnh: Quỳnh Trang.
Để đi vào xóm phải qua những con đường nhỏ, ngoằn ngèo, hai bên ngập
rác rưởi và hôi thối. Những ngôi nhà tạm bợ bằng ván ép. Các gia đình
thắp sáng bằng bình ắc quy và sinh hoạt bằng nước sông xung quanh.
Bên ngoài một căn nhà ọp ẹp, đám trẻ chừng 4-5 tuổi đang chơi đùa với
những món đồ chơi tự chế. Chốc chốc, mẹ của chúng, đang trùm chăn ngủ
giữa nhà, lại nhỏm dậy, cầm chiếc roi vụt vào chân các em, cùng với
những câu mắng tục.
Hầu hết những đứa trẻ sinh ra trong xóm không có giấy khai sinh, một
số em là con ngoài giá thú. Cậu bé Ben, 3 tuổi, có anh chị đã lên 6-7
tuổi mà vẫn chưa được đi học vì nhà nghèo và không có giấy khai sinh.
Hôm nay là ngày mẹ cậu sinh em thứ tư, cậu phải ra ngoài hàng nước ngồi
chơi với bác hàng xóm. "Khổ, chị ấy toàn ăn mì tôm mà đẻ con cũng được
3,4 kg, bây giờ đang cố xoay tiền để nộp cho bệnh viện, anh chồng đi đâu
mất hút suốt mấy hôm nay rồi", bà Phượng, hàng xóm của nhà Ben, chia
sẻ.
Các
căn nhà ở bãi giữa sông Hồng dưới chân cầu Long Biên đều tạm bợ. Đường
đi từ bờ vào nhà chỉ là những miếng gỗ chắp vá. Ảnh: Quỳnh Trang.
Trong căn chòi dùng để trông vườn chuối thuê cho hợp tác xã và cũng
là nhà ở, ông Nguyễn Đăng Được, 67 tuổi, tổ trưởng xóm nổi, trầm ngâm:
"Ở đây có 20 hộ, hơn 70 nhân khẩu và 21 đứa trẻ được sinh ra trong xóm
đều không có giấy khai sinh vì bố mẹ chúng chỉ sống với nhau, không đăng
ký kết hôn. Một số trường hợp không có tiền nộp bệnh viện, không có
giấy chứng sinh nên cũng không làm được giấy khai sinh".
Lớn lên, lũ trẻ được đi học ở trường Tiểu học Nghĩa Dũng, được miễn
học phí. Xong cấp một, muốn lên trung học cơ sở, nhà trường yêu cầu bố
mẹ chúng phải có giấy khai sinh. Bố mẹ đành cho con nghỉ học. Bọn trẻ
xóm nổi đứa học cao nhất chỉ hết lớp 7, số còn lại mới ở cấp tiểu học để
xóa mù chữ. Khi trưởng thành, các em cũng đi lao động như cha mẹ, có
người trôi dạt, lang thang không về xóm nữa.
"Chúng tôi cũng muốn cho con đi học nhưng nghèo quá. Không có công
việc ổn định, nhiều lúc tiền trăm trong người còn không có, lấy đâu ra
tiền cho con đi học", một phụ nữ trong xóm tâm sự.
Những em bé sinh ra trong xóm nổi nghèo dường như ý thức được hoàn
cảnh của mình nên rất ngoan và nghe lời. Mới 3-4 tuổi, các em đã có thể
tự ăn cơm, học bài, tắm rửa. Không được đi học mẫu giáo, các em chỉ
loanh quanh ở nhà và bắt đầu tự tập viết những con chữ đầu tiên bằng bút
chì trên vở ô ly.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét