Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN CỦA CƠN BÃO SỐ 8

Những "bước đi" đầu tiên của cơn bão số 8

(Dân trí) - Trưa 18/9, thông tin mới nhất từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Đắk Lắk, do ảnh hưởng bão số 8, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có hàng trăm ngôi nhà bị ngập. Tại nhiều tỉnh thành miền Trung, cơn bão đã gây ra những thiệt hại đầu tiên.
 >>  Bị mưa lũ cô lập, người dân phải leo cây tránh lũ

Tỉnh Đăk Lăk, tại địa bàn huyện Ea H'leo, mưa lớn đã gây lũ nghiêm trọng trên các sông, suối ở nhiều xã. Tại thị trấn Ea Drăng bị trôi 6 căn nhà, sập 3 căn nhà, 57 nhà dân bị ngập úng. Lũ quét đã cuốn trôi hết tài sản những ngôi nhà bị trôi, sập. Tại xã Ea Khal, lũ lớn đã làm trôi 4 nhà dân; xã Ea Hiao 2 mố cầu bị xói lở nghiêm trọng và hư hại 5 ha lúa. Tại xã Ea Wy mưa lũ đã gây ngập tại địa bàn nhiều thôn; 2 cây cầu bị trôi.
Tại xã Cư A Mung đã bị sập mố, hư hỏng cầu bê tông đường liên xã Ea Wy đi Cư A Mung. Nhiều nơi bị ngập lụt cục bộ, trôi 1 căn nhà, ngập 14 căn nhà. Xã Cư Amung cũng có gần 80 ha hoa màu bị ngập lụt, trong đó 12ha bị mất trắng.

Ngập lụt nghiêm trọng tại địa bàn huyện Ea H'leo (Ảnh Báo Đắk Lắk)
Ngập lụt nghiêm trọng tại địa bàn huyện Ea H'leo (Ảnh Báo Đắk Lắk)
Tại huyện Ea Súp, do mưa lớn vùng đầu nguồn, hiện nay lượng nước đổ về hồ Ea Súp đang rất lớn, lượng nước xả qua tràn là 200m3/s, đã gây ngập úng nhiều điểm trên địa bàn huyện này.
Thông tin từ Ban Chỉ huy PCLB&GNTT tỉnh Đắk Lắk cho biết, có 50 người dân đi làm rẫy đã bị nước lũ cô lập. Ban chỉ huy PCLB & GNTT huyện Ea Súp đã tổ chức lực lượng vào ứng cứu người dân và hiện đã đưa về nơi an toàn 37 người, trong khi đó vẫn còn kẹt lại trong rẫy 13 người.
Tại huyện Krông Búk, theo dự báo, nếu mưa lớn kéo dài thì các công trình có nguy cơ mất an toàn gồm: đập Ea Gin, xã Cư Né mực nước dâng lên nhanh, tràn xả lũ thoát nước không kịp, hiện tại mực nước đã dâng lên khá cao. Trong khi đó, đập Buôn Thia, xã Cư Né hiện tại nước đã tràn qua thân đập; đập thủy điện, xã Chứ Kbô do công trình đang thi công tràn xả lũ dở dang, nên việc thoát nước chậm, có nguy cơ mất an toàn.
Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã thông báo cho các địa phương về tình hình thời tiết nguy hiểm, ban hành công điện chỉ đạo công tác ứng phó tình hình mưa lũ; kiểm tra thực tế, phối hợp với UBND huyện Ea Hleo chỉ đạo công tác ứng phó lũ lụt tại địa bàn huyện Ea Hleo; kiểm tra tình hình lũ lụt tại một vùng thuộc huyện Krông Buk.
Sáng nay 18/9, UBND tỉnh TT-Huế đã họp khẩn cấp nhằm đối phó với cơn bão số 8 đang tiến gần bờ. Một số thiệt hại ban đầu đã được ghi nhận. Đại diện Điện lực tỉnh cho biết một số đường dây điện tuyến 35KW huyện A Lưới; ở huyện Phú Lộc là các xã Vinh Mỹ, Vinh Hiền; huyện Phú Vang là xã Vinh Thanh, Vinh An (chủ yếu đường dây diện hạ thế) đã bị đứt do mưa gió lớn gây tắt điện. Ngành đã khắc phục sự cố lại trong sáng hôm nay.
Hiện đáng lo ngại nhất là đường dây điện lên A Lưới men theo con đường gần như độc đạo qua QL 49A. Khả năng mất điện có thể xảy ra nếu mưa dài ngày trong và sau cơn bão. Cũng tại tuyến đường QL 49A đi huyện miền núi A Lưới đã bị sạt lở 2 điểm là Km67+700 và Km75+150. Ngành giao thông đang khẩn trương xử lý để thông tuyến trong thời gian sớm nhất
Mưa lớn tiếp tục diễn ra vào sáng nay tại TP Huế
Mưa lớn tiếp tục diễn ra vào sáng nay tại TP Huế (Ảnh: Đại Dương)
Ngành du lịch Huế trong hôm qua đã thông báo đến các khách sạn, nhà hàng hủy các tour đi về các vùng nguy hiểm ven sông, đầm phá như tham quan làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn, đi đầm Tam Giang. Các dịch vụ đi thuyền rồng nghe ca Huế trên sông Hương phải được hoãn. Hiện đang có khoảng 4.000 khách đang lưu trú tại cố đô trong hôm nay.
Ở sân vận động Huế đã chằng chéo lại mái, rút kinh nghiệm có một số cơn bão trước bị tốc mái. Riêng các dàn đèn do quá to và cồng kềnh nên tạm thời để nguyên vị trí cũ. Về phía các di tích và các công trình di tích đang phục hồi, đã được nhân viên ngành này chống đỡ cẩn thận. Một số hệ thống cây xanh trong Thành nội cắt tỉa gọn từ những ngày trước. Việc chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 20 năm quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào cuối tuần này được tạm hoãn.
Lượng mưa đo được trên 3 con sông chính là sông Hương, Bồ, Ô Lâu đang vừa phải, mực nước đang dưới báo động 1. Hai hồ thủy điện Bình Điền, Hương Điền và 2 hồ chứa nước Truồi, Hòa Mỹ đang hoạt động an toàn. Nước ở đây chưa qua tràn, hiện đang ở dưới mực nước dâng bình thường. Cho đến 6h sáng nay, toàn bộ 1.874 phương tiện (1.810 của tỉnh và 64 phương tiện tỉnh bạn) đã vào bờ neo đậu an toàn, không còn phương tiện đánh bắt trên vùng biển TT-Huế.
Nước sông Hương đã dâng lên và đục ngầu do nước mưa từ thượng nguồn
Nước sông Hương đã dâng lên và đục ngầu do nước mưa từ thượng nguồn tràn về
Ông Lê Trường Lưu, PCT UBND tỉnh TT-Huế chỉ đạo cuộc họp đã yêu cầu tất cả ban ngành, vì Huế là tâm điểm của bão nên phải dốc sức toàn bộ. Vấn đề trọng yếu ở đê biển Hải Dương (Thị xã Hương Trà) đã được giải quyết xong hôm nay khi đoạn đê đá 150m đắp hoàn tất. Trong chiều nay, cán bộ địa phương phải di chuyển 51 hộ dân ở sát đê biển Hải Dươngvào nơi an toàn trong đất liền. Ngoài ra, các xã miền biển khác như Phú Thuận, Quảng Công, Phú Diên, Vinh Hải có phương án di dân khẩn cấp khi xảy ra bão lớn. Toàn tỉnh có 2.884 hộ với hơn 11.561 khẩu dự kiến cần phải sơ tán di dời ra khỏi vùng sạt lở, vùng ven biển khi có bão, lũ.
Tiếp đến là vấn đề ngập lụt phía bắc sông Ô Lâu (huyện Phong Điền) thường hay xảy ra. Trong những năm trước, đoạn sông này bị sạt lở nhiều nên phải hết sức chú ý. Học sinh toàn tỉnh phải được cho nghỉ học nếu sáng mai bão đổ bộ vào đất liền gây mưa gió lớn. Riêng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên lý thuyết vẫn còn nước ít, nhưng nếu mưa quá lớn ví dụ từ 200mm lên 500mm/ngày thì phải theo sát, đề phòng các sự cố xảy ra, có kế hoạch điều tiết nước về hạ lưu hợp lý. Thực tế trong cơn lũ lịch sử năm 1999, chỉ một ngày mà lượng mưa đã vượt quá hơn 1.000mm làm ngập lụt nặng toàn tỉnh.
Một số hình ảnh trước cơn bão số 8 chuẩn bị đổ vào Huế do PV Dân trí ghi lại trong trưa 18/9:
Hơn chục thuyền rồng du lịch đã neo đậu kỹ tại bến thuyền trước đường Hàn Mặc Tử
Hơn chục thuyền rồng du lịch đã neo đậu kỹ tại bến thuyền trước đường Hàn Mặc Tử
Hơn chục thuyền rồng du lịch đã neo đậu kỹ tại bến thuyền trước đường Hàn Mặc Tử
Dù sông Hương có sóng khá to nhưng một số người dân nghèo vẫn chèo ghe đi mưu sinh bắt cá
Dù sông Hương có sóng khá to nhưng một số người dân nghèo vẫn chèo ghe đi mưu sinh bắt cá
Dù sông Hương có sóng khá to nhưng một số người dân nghèo vẫn chèo ghe đi mưu sinh bắt cá
Người dân Huế đến gần 11h30 vẫn tấp nập ra chợ Đông Ba đi mua hàng về trữ trong nhà, chuẩn bị đối phó với bão lụt.
 
Do ảnh hưởng của bão số 8, bắt đầu từ sáng hôm qua (17/9), Đà Nẵng đã có mưa. Đến sáng hôm nay (18/9), mưa xối xả liên tục, nhiều khu dân cư đã bị ngập. Có đoạn ngập sâu 30-40 cm khiến giao thông đi lại khó khăn. Nước tràn cả vào nhà dân. Để chủ động ứng phó với ngập lụt, nhiều hộ dân đã lo chở đất, be bờ để nước không vào nhà.
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn khu vực miền Trung - Tây Nguyên, chiều và đêm nay, trên các sông từ Quảng Bình đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Viết Hảo - Đại Dương - Khánh Hồng
Viết Hảo - Đại Dương - Khánh Hồng
Viết Hảo - Đại Dương - Khánh Hồng
Viết Hảo - Đại Dương - Khánh Hồng
(Ảnh: Khánh Hồng) 
Từ đêm qua và sáng hôm nay, tỉnh Quảng Bình bắt đầu xuất hiện mưa rất to, gió lớn. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, tỉnh Quảng Bình đã có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp phòng chống bão, sử dụng các phương tiện thông tin phối hợp với các địa phương, gia đình giữ vững liên lạc với tất cả các tàu cá đang hoạt động trên biển (nhất là khu vực Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa), hướng dẫn tàu cá vào nơi neo đậu an toàn.
Người dân khẩn trương neo đậu tàu thuyền tránh bão
Người dân khẩn trương neo đậu tàu thuyền tránh bão

Tổ chức các đoàn kiểm tra về các xã ven biển thuộc huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và TP Đồng Hới, yêu cầu các địa phương kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú bão, hướng dẫn người dân neo, chằng chống nhà và lên phương án di dời các hộ ở các vùng xung yếu.
Thu dọn đồ đạc tránh bão
Thu dọn đồ đạc tránh bão
Mưa to, gió lớn đã khiến cho cây cối bị gãy đổ
Mưa to, gió lớn đã khiến cho cây cối bị gãy đổ (Ảnh: Đức Tài)

Trưa 18/9, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Ngọc Phụng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình. Ông Phụng cho biết, hiện có 3.745 tàu thuyền hoạt động trên biển với 14.971 lao động. Hầu hết đều nắm rõ hướng di chuyển của bão số 8 và đã vào nơi trú ẩn. Đến 6 giờ sáng ngày 18/9, đã có 3.638 tàu cá với 14.087 thuyền viên vào bờ tránh, trú bão an toàn.
 
Do ảnh hưởng bão số 8, tại tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn kéo dài, một số điểm bị sạt lở núi, đường giao thông gây ách tắc giao thông trên đèo Violet thuộc huyện Ba Tơ đi các tỉnh Tây Nguyên.

Điểm sạt lở tại Km102 trên QL 24B (thuộc đoạn qua xã Ba Ngạc, huyện Ba Tơ) có khoảng 50.000 m3 đất đá đổ xuống. Ngoài ra, còn có hàng chục điểm sạt lở trên đèo Violet nối hai tỉnh Quảng Ngãi - Kon Tum và các tuyến đường Trà Bồng - Trà Phong, Trà Phong - Trà Thanh, Di Lăng - Trà Trung, Sơn Hà - Sơn Tây.
 
Những bước đi đầu tiên của cơn bão số 8
(Ảnh: Hồng Long)

Hiện Sở GTVT Quảng Ngãi đã huy động nhiều phương tiện, nhân lực để khẩn trương khắc phục các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường lưu thông không bị ách tắc. Bên cạnh đó, cán bộ Sở GTVT thường xuyên túc trực tại các điểm sạt lở, hướng dẫn người dân qua lại và cắm biển cảnh báo lở núi cho người dân biết.

Với ảnh hưởng bão số 8 và đối phó trước mùa mưa bão, huyện Ba Tơ huy động lực lượng di dời 46 hộ dân (200 nhân khẩu) ở thôn Làng Mâm, xã Ba Bích có nguy cơ bị nứt núi và sạt lở núi đến nơi an toàn.
 
Theo báo cáo của Trung tâm khí tượng Quảng Nam, từ 3 ngày qua, đặc biệt từ tối ngày 17/9, nhiều nơi trên địa bàn đã có mưa lớn, nhất là các huyện miền núi, có nơi lượng mưa đo được từ 200-250mm. Dự báo sẽ có lũ lớn xuất trên một số sông. Trước diễn biến của cơn bão số 8, ngày 18/9, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công điện khẩn gửi các Chủ tịch huyện, thành phố, Bộ đội biên phòng... yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão và triển khai các biện pháp phòng chống.
Nông dân Quảng Nam đang tất bật thu hoạch nông sản “chạy” bão số 8 (Ảnh: Công Bính)
Nông dân Quảng Nam đang tất bật thu hoạch nông sản “chạy” bão số 8 (Ảnh: Công Bính)
Thông tin từ Sở GTVT Quảng Nam, bắt đầu từ sáng ngày mai (19/9), tất cả các bến đò ngang trên địa bàn tỉnh sẽ ngừng hoạt động đưa đón khách. Ông Trương Văn Nhựt - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Quảng Nam cũng cho biết, bắt đầu từ chiều 18/9, tất cả học sinh trên địa bàn nghỉ học tránh bão.
Trao đổi với PV Dân trí, Phó Chủ tịch huyện miền núi Tây Giang - ông Phạm A - cho biết, từ đêm qua đến sáng nay 18/9, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to, đã xảy ra gần 10 điểm sạt lở. “Lãnh đạo huyện vừa đi xuống địa bàn về nên chưa có báo cáo cụ thể về số điểm sạt lở. Chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát để báo cáo lãnh đạo tỉnh biết và chỉ đạo”, ông Phạm A cho biết.
Thông tin các huyện miền núi khác như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn… thì tình hình mưa cũng khá lớn, dự báo sẽ có lũ xuất hiện. Hiện lãnh đạo các địa phương đều xuống cơ sở để tuyên truyền công tác phòng chống lụt bão.
Nhóm PV

Không có nhận xét nào: