Cơn bão mạnh hiếm thấy đang "càn quét" miền Trung
(Dân trí) - Từ 15h ngày 30/9, bão số 10 đã gây nên những
thiệt hại nặng nề tại tỉnh được dự báo là tâm bão - Quảng
Bình. Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Tĩnh... cũng đang mưa rất lớn. Thời
điểm bão chưa đổ bộ song nhiều nơi đã tan hoang.
>> Hàng trăm nhà tốc mái, nhiều cây xanh gãy đổ trước giờ bão đổ bộ
>> 30 công nhân mắc kẹt, kêu cứu trong mưa bão
>> Bão số 10 gây mất điện diện rộng ở miền Trung
(Ảnh: Đặng Tài)
Đến 18h tối nay (30/9), theo thống kê sơ bộ tại địa bàn huyện Lệ Thủy, Quảng Bình,
đã có hơn 2.000 ngôi nhà dân bị tốc mái, hư hỏng nặng. Trong đó, có hai
nhà dân tại xã Sơn Thủy, Mai Thủy (huyện Lệ Thủy) bị sập hoàn toàn. Các
trường học trên địa bàn cũng bị tốc mái, hư hỏng.
Một dân quân tự vệ của xã An Ninh,
huyện Quảng Ninh đã bị trọng thương khi đang làm nhiệm vụ giúp dân ứng
phó với bão số 10. Một người dân khác của xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy)
cũng bị thương.
Bên cạnh đó, hàng ngàn héc ta cây cao
su cùng rất nhiều hoa màu của người dân bị gãy, đổ, hư hại nặng. Hàng
ngàn cột điện đã bị gãy dẫn đến địa phương này và toàn tỉnh Quảng Bình
bị mất điện từ 4h chiều nay.
Nhiều cây lớn cũng bị gãy
Hiện địa phương này vẫn đang có mưa
rất to, gió giật mạnh. Nước sông Kiến Giang cũng đang có chiều hướng lên
cao. Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt do cây
cổ thụ bị gãy, đổ và chắn ngang. Nhiều địa phương đang bị cô lập do nước
lũ dâng cao.
Bão số 10 cũng gây mưa lớn tại nhiều
địa bàn huyện Quảng Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Trạch, Bố Trạch và hai
huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa. Nhiều tuyến đường bị cô lập nặng do
cây bị gãy đổ, và nước ngập sâu.
Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí,
ông Lê Đa Sơn, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão
tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện lượng mưa tại địa phương này đã giảm,
nhưng do ảnh hưởng nặng của bão số 10 khiến gần 3.000 nhà dân bị tốc
mái, hư hại. Bên cạnh đó, hàng ngàn héc ta cây công nghiệp của người dân
đã bị hư hại nặng nề.
Một số địa phương bị thiệt hại nặng do
ảnh hưởng của bão như huyện Vĩnh Linh, Gio Linh; phần lớn nhà dân tại
huyện đảo Cồn Cỏ bị hư hại nặng. Hiện chưa có thống kê thiệt hại về
người.
Một mái tôn bị gãy, đổ
Khung cảnh tan hoang do bão số 10
Một cây cổ thụ bị bật gốc (Ảnh: Đăng Đức).
Tại Thừa Thiên - Huế,
nhiều gian hàng bán đồ hải sản tại bãi biển Thuận An đã bị gió tốc mái.
Một số nhà ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang cũng chịu cảnh tương tự.
Gần chục cây khá lớn ở khuôn viên trường tiểu học Phú Tân, thị trấn
Thuận An đã bị gió bão đánh bật gốc.
Ở huyện Phú Lộc có 1 người dân bị gãy chân trong lúc neo thuyền. Thị trấn biển Lăng Cô ở huyện này bị gió biển tràn qua phá hoại khá nặng với gần 100 nhà dân, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và trường học bị bão gây tốc mái, sập.
Ở huyện Phú Lộc có 1 người dân bị gãy chân trong lúc neo thuyền. Thị trấn biển Lăng Cô ở huyện này bị gió biển tràn qua phá hoại khá nặng với gần 100 nhà dân, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và trường học bị bão gây tốc mái, sập.
Một trong số nhiều cửa hàng bán đồ hải sản ở biển Thuận An bị thổi bay
Sóng đánh dữ dội vào kè của resort Ana Mandara
Hàng chục gốc cây xanh bị bật gốc trong sân trường Tiểu học Phú Tân
1 cây khá to đổ sập vào phòng học (Ảnh: Đại Dương)
Nhiều cây gãy đổ chắn ngang QL1A qua Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
QL 49 dẫn đến cầu Ca Cút nối vào xã Hải Dương, thị xã Hương Trà mênh mông nước
Mặc dù không nằm trong tâm bão nhưng do ảnh hưởng của bão số 10, hàng trăm mét kè biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam)
đã bị sóng đánh vỡ. Từ sáng đến chiều 30/9, những con sóng cao 2-3 đã
liên tục đánh vào bờ kè này. Đây là bờ kè được xây dựng từ vài năm trước
và hoàn thành vào đầu năm nay để bảo vệ 6 khu du lịch và khu dân cư
phía trong.
Đoạn kè bị sạt lở nặng
Đoạn kè dài hơn 100m tại khu du lịch Fusion ALYA
đang thi công đã bị sóng đánh sập, nước biển ăn sâu dưới chân làm nhiều
đoạn kè nghiêng ngả, sụt lún. Đoạn kè nối giữa khu du lịch Cát Vàng và
Vinperl Resort Hội An dài khoảng 100 mét cũng bị sụt lở nhiều đoạn, một
số đoạn kè bị sóng đánh vỡ và ăn sâu vào trong hơn 10 mét.
Ngay trong ngày, đơn vị thi công đoạn kè này đã huy
động công nhân chuẩn bị rọ đá và bao cát để chèn một số đoạn sạt lở
nặng. Ngoài ra, một số khu du lịch cũng đã thuê người và phương tiện
chèn chống các đoạn kè bị sạt lở.
Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn phường Cửa Đại – ông Lê Công Sỹ cho
biết: Từ sau bão số 8 đến nay đoạn kè này đã bắt đầu sạt lở ăn sâu vào
đất liền từ 10-15m, đe dọa đến các khu du lịch bên trong. Ủy ban phường
Cửa Đại cũng đã huy động lực lượng sẵn sàng ra quân để hạn chế sóng biển
tiếp tục xâm thực vào các khu du lịch và đất liền.
Bờ tường bảo vệ khu du lịch bị sóng đánh sập
Đoạn kè bảo vệ các khu du lịch bị sóng đánh tơi tả (Ảnh: Công Bính).
Thông
tin cập nhật từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương
lúc 16h20' ngày 30/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, ở trạm đảo
Lý Sơn đã có gió giật mạnh 22m/s (cấp 9); ở trạm đảo Bạch Long Vĩ giật
mạnh 21m/s (cấp 9); đảo Hòn Ngư có gió giật mạnh 23m/s (cấp 9); đảo Cồn
Cỏ có gió giật mạnh 34m/s (cấp 12). Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có gió giật mạnh
28m/s (cấp 10); Ở ven biển các tỉnh Thanh Hóa – Quảng Nam có gió giật
cấp 6 – 7, riêng Tp.Đồng Hới, có gió giật mạnh 31m/s (cấp 11); Ba Đồn có
gió giật mạnh 26m/s (cấp 8); Tp.Đông Hà có gió giật mạnh 23m/s (cấp 9);
Tp.Huế có gió giật mạnh 17m/s (cấp 7). Ở các tỉnh Hà Tĩnh đến Đà Nẵng
đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 50 – 120mm; một số nơi có
mưa lớn hơn Tân Mỹ (Quảng Bình) 177mm, Ba Đồn 165mm (Quảng Bình); Đồng
Hới 200mm.
Hồi 16 giờ ngày 30/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 1/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 9 – 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11 - 12, giật cấp 14 - 15. Biển động dữ dội. Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 - 9. Biển động mạnh. Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 6 – 7, riêng khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 14 - 15. Ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét. |
Nhóm phóng viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét