Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

TRÒ Ú TIM CỦA TQ


Trò ú tim của láng giềng gần

ASEAN không còn có thể ngồi yên khi mà các cường quốc đang sử dụng khối như một sân khấu để thể hiện những quan ngại an ninh của họ.

Hiện tại, ASEAN vẫn đang phải chứng kiến những động thái khẳng định quan điểm và các yêu sách chủ quyền đối với các lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc kể từ khi tranh chấp được đưa ra thảo luận công khai vào tháng 6/2010. Trung Quốc càng tiếp tục nhấn mạnh muốn kiểm soát tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông, họ càng gây ra nhiều quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế bởi ASEAN ngay từ đầu đã không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc.
Sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 diễn ra tại Phnom Penh vào tháng trước, các nhà lãnh đạo ASEAN đã dần mất hy vọng Trung Quốc sẽ sớm tham gia đàm phán một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, hội nghị ASEAN+1 với Trung Quốc vẫn đã diễn ra suôn sẻ khi cả hai bên tỏ ra kiềm chế. Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo kêu gọi ASEAN thảo luận vấn đề xung đột trong khuôn khổ hiện có giữa ASEAN và Trung Quốc và không nên quốc tế hóa vấn đề.
Ông nhấn mạnh Bộ quy tắc ứng xử (COC) là "sự phát triển tự nhiên" của văn bản hướng dẫn các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông đưa ra vào năm 2002 (DOC) - văn bản chính trị tuyên bố ý định và cam kết của tất cả các bên - Trung Quốc và ASEAN. Ngược lại, ASEAN khẳng định sự cần thiết phải đạt được COC càng sớm càng tốt để làm công cụ quản lý tranh chấp và hành vi của các bên tranh chấp trong tương lai.
Câu chuyện bắt đầu khi Thủ tướng Campuchia Hunsen chơi trò "bên miệng hố chiến tranh" với tuyên bố đầy tranh cãi rằng ASEAN đã thống nhất sẽ không quốc tế hóa xung đột Biển Đông trong những phút cuối cùng của cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và các nhà lãnh đạo đến từ 10 nước thành viên ASEAN. Một số nhà lãnh đạo ASEAN bao gồm cả nước trong tranh chấp và không trong tranh chấp tỏ ra không hài lòng và nói nó không được phản ánh trong các cuộc họp. Nhưng thay vì rút lại, Hun Sen chỉ đồng ý sửa đổi và vẫn đưa ra tuyên bố cuối cùng, nối dài 5 tháng lo lắng sau khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không thể đưa ra thông cáo chung kết thúc hội nghị do một bất đồng tương tự.
 
Trò ú tim của láng giềng gần
 
Và mối lo đó đang đang biến thành mối quan ngại thực sự đối với các thành viên ASEAN bởi các động thái đơn phương gần đây nhất của Trung Quốc, bao gồm sử dụng hộ chiếu mới có in hình các khu vực tranh chấp bao gồm Arunachal Pradesh, Aksai Chin (trong tranh chấp với Ấn Độ) và Biển Đông. Tiếp đến là kế hoạch bắt đầu từ tháng này cảnh sát Hải Nam sẽ tuần tra và tìm kiếm các tàu đi vào phần lãnh thổ mà Trung Quốc tự nhận là của mình trong các khu vực tranh chấp hoặc thuộc chủ quyền của nước khác. Trước đó, Bắc Kinh còn ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trong một số lần phỏng vấn trên truyền thông gần đây, Tổng thư ký ASEAN sắp mãn nhiệm Surin Pitsuwan đã nghiêm túc cảnh báo tình hình Biển Đông có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành vấn đề giống như vấn đề Palestine, tiềm ẩn nguy cơ gây xung đột sâu sắc hơn và phân cực khu vực và cộng đồng quốc tế. "Nó sẽ tạo nên một hiệu ứng hết sức rắc rối cho cả khu vực rộng lớn hơn, nó sẽ gây chia rẽ và tranh cãi với những hậu quả khó lường", ông nhắc lại nhiều lần trong bài phỏng vấn tại Bangkok.
Ông Surin, với nhiệm kỳ 5 năm sẽ kết thúc vào tháng này, cũng nhắc lại rằng ASEAN phải phối hợp hành động và đứng về một bên, bằng không sẽ rất khó thể hiện tình đoàn kết và củng cố sức sức nặng đàm phán. ASEAN không còn có thể ngồi yên khi mà các cường quốc đang sử dụng khối như một sân khấu để thể hiện những quan ngại an ninh của họ. Trong khi ASEAN đã đóng góp cho sự phục hồi toàn cầu, duy trì thương mại, nâng cao sức tiêu thụ và thu hút đầu tư nước ngoài, lôi kéo được nhiều các tập đoàn kinh tế khổng lồ về khu vực, cả khối vẫn chưa thể đồng hành cùng nhau trên các vấn đề chính trị và an ninh quan trọng. "ASEAN phải đoàn kết và phải nói chung một tiếng nói", ông nhắc lại. "Bằng không, sẽ không ai tôn trọng hay nhìn nhận chúng ta một cách nghiêm túc".
Trong một cuộc gặp Pattaya hồi tháng 10 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều cuộc tham vấn nhưng không đạt được quan điểm chung cần thiết. Cuộc họp kéo dài một ngày này trước đó được chờ đợi sẽ mở đầu cho các cuộc đàm phán COC trong tháng. Theo các quan chức tham dự, trưởng phái đoàn Trung Quốc Fu Ying đã rất cứng rắn đối với quan điểm của ASEAN về tranh chấp. Bà chỉ trích khối đã để các nước khác can thiệp cản trở các cuộc thảo luận và đàm phán giải quyết tranh chấp đang diễn ra.
Điều bà phàn nhiều nhất là vấn đề đang được thảo luận trên mọi khuôn khổ quốc tế bao gồm Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết và Hội nghị Á - Âu. Bà cũng nói thêm, tại thời điểm đặc biệt này, Trung Quốc sẽ không thể hứa trước một hạn định cụ thể bắt đầu các cuộc đàm phán COC rất được trông đợi do cuộc chuyển giao lãnh đạo tại Trung Quốc diễn ra trong năm nay.
Các nhà lãnh đạo mới được bầu sẽ nhậm chức vào tháng 3 năm sau, điều đó có nghĩa hai bên sẽ phải cùng nhau tạo ra những điều kiện thuận lợi cho đàm phán COC trong 4 tháng tới.
Tại Pattaya (Thái Lan), Trung Quốc đã liệt kê 6 điểm mà nước này gọi là"lầm tưởng" chung trong các tuyên bố và báo cáo của ASEAN liên quan đến đàm phán COC. Theo đó, lầm tưởng đầu tiên là, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ hòa bình nếu có COC; không có nó, mọi chuyện sẽ bế tắc. Thứ hai, COC chỉ nhằm điều chỉnh hành vi của Trung Quốc. Thứ ba, ASEAN sẽ sử dụng COC để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình và đẩy Trung Quốc vào thế phải từ bỏ chủ quyền. Thứ tư, COC là sản phẩm của người ngoài cuộc và họ luôn kêu gọi Trung Quốc và ASEAN tiến hành soạn thảo. Thứ năm, COC là cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN 10 như khẳng định trong các Nguyên tắc chung đã đạt được về COC. Cuối cùng, COC sẽ không giới hạn vấn đề Biển Đông là chuyện của riêng ASEAN và Trung Quốc.
Với những quan niệm như vậy ăn sâu trong suy nghĩ của Trung Quốc, thật khó có thể tìm ra cách nào để ASEAN có thể thay đổi những nhận định đó trong vòng vài tháng. Hiện tại, ASEAN vẫn đang phải chứng kiến những động thái khẳng định quan điểm và các yêu sách chủ quyền đối với các lãnh thổ tranh chấp của Trung Quốc kể từ khi tranh chấp được đưa ra thảo luận công khai vào tháng 6/2010. Trung Quốc càng tiếp tục nhấn mạnh muốn kiểm soát tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông, họ càng gây ra nhiều quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế bởi ASEAN ngay từ đầu đã không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc.
Nếu tranh chấp không sớm được giải quyết, nó sẽ tạo hiệu ứng domino mở rộng thêm hố sâu ngăn cách giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều nguy hiểm nhất là khi Trung Quốc tự thấy mình ngày càng bị dồn vào góc khi ASEAN đang nhận được sự tham gia và hỗ trợ của Mỹ và cộng đồng thế giới và họ luôn nhấn mạnh tôn trọng các luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển quốc tế LHQ. Chừng nào Trung Quốc và giới lãnh đạo còn cảm thấy họ đang bị sỉ nhục và là nạn nhân trong cuộc xung đột, họ sẽ tìm ra mọi cái cớ để "bảo vệ" mình. Như vậy, giàn lãnh đạo mới ở Bắc Kinh sẽ khó có không gian để tạo ra những thay đổi lớn. Hơn nữa, sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc được thể hiện qua các trang truyền thông xã hội và một bộ phận các nhà hoạch định chính sách an ninh đã hạn chế các lựa chọn chính sách tích cực hơn của Trung Quốc.
Theo Trâm Anh
Tuần Việt Nam/Nation Multimedia

Không có nhận xét nào: