Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

HỘI CỰU HỌC SINH TRƯỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI HẢI-DƯƠNG KỶ NIỆM 5 NĂM THÀNH LẬP

Tượng đài Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi mới khánh thành
Học sinh cũ chụp ảnh lưu niệm với thầy giáo cũ
Hội Học Sinh Cũ trao quà cho 32 em hs "Vượt Khó,Học Tốt) năm học này
300 Cựu Học Sinh dự Lễ Kỷ Niệm 5 năm thành lập
Trần Khoa (thứ 2 từ trái sang) hs cũ,nay là phó hiệu trưởng - Chủ tịch Hội Cựu Học Sinh

NGUYỄN DUY CỘNG -PHÓ HIỆU TRƯỞNG,NHÀ GIÁO LÂU NĂM NHẤT TẠI TRƯỜNG -CHO BIẾT:"TRƯỜNG ĐÃ ĐÀO TẠO 30 KHÓA VÀ ĐÃ CÓ 10.000 HỌC SINH RA TRƯỜNG .HỘI HS CŨ CỦA TRƯỜNG HIỆN CÓ 500 EM THAM GIA.HÔM NAY CÁC EM LÀM LỄ KỶ NIỆM 5 NĂM THÀNH LẬP,TRAO HỌC BỔNG CHO 32 EM HS "VƯỢT KHÓ HỌC GIỎI"NĂM HỌC NÀY,ĐỒNG THỜI GÓP KINH PHÍ DỰNG TƯỢNG DANH NHÂN LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN MẠC ĐĨNH CHI

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

NỮ SINH ẤN-ĐỘ BỊ CƯỠNG HIẾP TẬP THỂ ĐẾN CHẾT

Ấn Độ phong tỏa phần lớn thủ đô sau khi nữ sinh bị hiếp dâm tử vong

(Dân trí) - Cảnh sát Ấn Độ đã phong tỏa phần lớn trung tâm thủ đô New Delhi và ra kêu gọi dân chúng bình tĩnh sau khi nữ sinh bị hiếp dâm tập thể trên xe buýt qua đời tại một bệnh viện ở Singapore sớm ngày hôm nay.
 >>  Nạn nhân bị hiếp tập thể tại Ấn Độ chết ở bệnh viện Singapore
 >>  Ấn Độ: Biểu tình lan rộng sau vụ nữ sinh bị cưỡng hiếp trên xe buýt
 >>  Ấn Độ sục sôi vì vụ hiếp dâm nữ sinh ngay trên xe buýt

Ấn Độ phong tỏa phần lớn thủ đô sau khi nữ sinh bị hiếp dâm tử vong
Rất nhiều nữ cảnh sát và binh sỹ đã được điều động để thắt chặt an ninh ở Delhi sau cái chết của nữ sinh viên. 

Nữ sinh viên 23 tuổi, không được tiết lộ danh tính, đã qua đời vào sớm nay 29/12 tại một bệnh viện ở Singapore, nơi cô được đưa tới chữa trị từ giữa tuần qua. Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ cho biết chính phủ đã quyết định đưa cô ra nước ngoài chữa trị là theo đề xuất của bác sỹ của cô ở Ấn Độ. Nữ sinh đã bị hãm hiếp tập thể rồi bị ném từ trên xe buýt xuống khi đang cùng bạn trai đi xe buýt về nhà. Bạn trai cô cũng bị đánh đập và bị ném từ xe xuống.

Thi thể cô dự kiến được đưa trở về Ấn Độ vào cuối ngày hôm nay.

Vụ tấn công vào ngày 16/12 đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo lực ở Ấn Độ, khiến một cảnh sát thiệt mạng.

6 nam giới đã bị bắt vì liên quan đến vụ hãm hiếp và 2 cảnh sát cũng bị tạm thôi việc.

Khi tin tức về cái chết của nữ sinh được phát đi, cảnh sát Ấn Độ đã phong tỏa phần lớn trung tâm Delhi, đóng cửa một số nhà ga tàu điện và yêu cầu dân chúng không đi lại trong thành phố.

Hàng trăm cánh sát và binh sỹ chống bạo động đã được điều động, với nhiều người là phụ nữ, trong khi chỉ huy cảnh sát Delhi Neeraj Kumar đã kêu gọi dân chúng bình tĩnh. Tụ tập trên 5 người bị cấm ở trung tâm thành phố.

Nhưng vào sáng ngày thứ bảy, vài trăm người đã đổ về đài thiên văn Jantar Mantar, một trong những khu vực được phép biểu tình ở Delhi. Cũng có kêu gọi biểu tình ở các thành phố trên khắp cả nước Ấn Độ.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã “chia buồn sâu sắc” trước cái chết của nữ sinh và ông cho rằng phản ứng giận dữ của công chúng là “hoàn toàn có thể hiểu được”. Song ông cũng kêu gọi mọi người biến buồn đau thành “hành động xây dựng”.

Ông kêu gọi các chính trị gia và công chúng gạt bỏ “quyền lợi nhóm nhỏ nhen” và cùng nhau đưa Ấn Độ “tới một nơi an toàn hơn cho phụ nữ”.

Kể từ khi xảy ra vụ việc, giới chức Ấn Độ đã công bố hàng loạt biện pháp để khiến Delhi an toàn hơn đối với phụ nữ, như điều cảnh sát tuần tra đêm, kiểm tra các lái xe buýt và phụ xe, cùng cấm xe buýt với cửa sổ mờ hoặc có rèm.

Chính phủ cũng cho biết sẽ đăng ảnh, tên những kẻ hiếp dâm lên các trang web chính thức. Ngoài ra, 2 ủy ban, trong đó có một ủy ban giám sát để tăng tốc quá trình xẻ các vụ tấn công tình dục phụ nữ, đã được thành lập. Ủy ban còn lại xem xét những sai sót đã dẫn tới vụ việc liên quan đến nữ sinh viên trên.

Phan Anh
Theo BBC

BỘ TRƯỞNG CÔNG AN LÊN CHỨC ĐẠI TƯỚNG

Thăng cấp hàm Đại tướng với Bộ trưởng Bộ Công an

(VTC News) – Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã nhận quyết định thăng cấp hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, sáng 29/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao Quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng cho Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Đại tướng Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Bộ Công an cũng tham dự buổi lễ.
Thăng cấp hàm Đại tướng với Bộ trưởng Bộ Công an
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Đại tướng cho Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an). 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang được thăng cấp bậc hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng và khẳng định “đây là niềm vinh dự lớn của đồng chí Trần Đại Quang, niềm vui chung của cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng Công an nhân dân.

Đồng thời là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với công lao đóng góp, sự tiến bộ, trưởng thành của đồng chí Trần Đại Quang và lực lượng Công an nhân dân nói chung”.

Phát biểu tại buổi lễ nhận quyết định, Đại tướng Trần Đại Quang cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với cá nhân đồng chí và lực lượng Công an nhân dân; đồng thời khẳng định, với vai trò là người lãnh đạo, chỉ huy cao nhất của lực lượng CAND sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, hết lòng phụng sự nhân dân.

Tiếp tục cùng Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt là nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc gia, cùng với lực lượng Quân đội nhân dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


Nguyễn Dũng

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

NỮ PHÓ CHỦ TỊCH XÃ VÙNG CAO XINH ĐẸP , 23 TUỔI


Cận cảnh nữ Phó Chủ tịch xã vùng cao xinh đẹp tuổi 23

Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch xã Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hóa) luôn toát lên vẻ đẹp lung linh đầy nhiệt huyết và sức sống căng đầy của tuổi trẻ.

Sinh năm 1989, cao 1m65, Nguyễn Thị Hương, tốt nhiệp đại học ngành Xã Hội học và đã tham gia vào Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ - thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Cho đến thời điểm hiện nay, Hương đã làm cương vị Phó Chủ tịch xã Xuân Lẹ (Thường Xuân) được 5 tháng. Hương đang hoàn thiện đề án xây dựng mô hình trang trại nuôi lợn cỏ trên địa bàn xã, dự kiến đến đầu năm 2013 sẽ tiến hành triển khai thực hiện.

Hương chia sẻ, hiện tại cô vẫn chưa lập gia đình và điều giúp cô tham gia Dự án 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã xuất phát từ gia đình. Hương tâm sự về công tác tại xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là niềm hạnh phúc và động lực lớn để cô chứng tỏ bản thân.
 
Nữ Phó Chủ tịch xã vùng cao 23 tuổi rạng ngời giữa Thủ đô
 
"Khi tôi vừa về nhận công tác được một tháng thì ở xã xảy ra dịch bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò. Tuy không được phân công phụ trách mảng kinh tế, nhưng tôi vẫn cùng đoàn tham gia vận động bà con tiêu hủy trâu bò.

Hôm đó, gần hết giờ làm việc, tôi nhận được điện thoại của trưởng thôn Cộc Chẻ báo ở trong thôn có con trâu chết, và đang có lái buôn đến thỏa thuận mua. Xuống đến nơi, lái buôn đã cột trâu lên xe, nhưng chúng tôi kiên quyết giữ lại và tuyên truyền cho người dân phải tiêu hủy con trâu này vì đây là dịch bệnh rất nguy hiểm.

Việc thuyết phục họ tiêu hủy con trâu rất khó khăn vì hộ gia đình đó nghèo và họ đã phải vay tiền ngân hàng để mua trâu. Sau hồi lâu thuyết phục, gia đình cũng đồng ý.

Khi mới về, một số người cũng có vẻ nghi ngờ khả năng của tôi và băn khoăn liệu có làm được việc hay không.

Sau một thời gian công tác, tôi cảm nhận được người dân đã bắt đầu tin tưởng và quý mến mình hơn. Đến nhà trò chuyện với bà con, tôi cảm thấy rất thân mật và chân thành. Những kế hoạch mà tôi đưa ra đều được người dân đồng tình, ủng hộ và thực hiện.
 
Nữ Phó Chủ tịch xã vùng cao 23 tuổi rạng ngời giữa Thủ đô
 
Hiện tại, tôi đang chuyên tâm vào công việc và đây là dự án lớn nhất mà tôi dồn tâm sức để thực hiện. Còn "dự án" lớn thứ hai của cuộc đời là lập gia đình. Hiện tại, tôi vẫn chưa nghĩ đến vì vẫn còn khá trẻ và còn nhiều hoài bão phải thực hiện. Bản thân tôi vẫn chưa sẵn sàng cho việc lập gia đình nên có lẽ hiện tại vẫn chưa phải là lúc thích hợp để tính đến chuyện này.

Khi quyết định đăng ký tham gia dự án, bố mẹ cũng khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ lưỡng vì con gái một mình lên vùng núi sẽ khó khăn và nguy hiểm. Nhưng, tôi đã cố gắng để thuyết phục bố mẹ hiểu và đồng ý. Thời gian đầu khi mới xa nhà, bố mẹ cũng rất nhớ và thương con gái nên thường xuyên liên lạc và còn lên tận nơi để động viên, thăm hỏi, khích lệ tinh thần của mình.

Đến nay, gia đình luôn song hành và là nguồn động viên lớn lao đối với mình để yên tâm công tác. Ngoài những khó khăn chung như điều kiện sinh hoạt thì phụ nữ xa gia đình cũng có những khó khăn riêng.

Trong công việc, tôi là người lãnh đạo nhưng vì tuổi đời còn rất trẻ nên còn thiếu những kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng quản lý, điều hành và đôi khi không tránh khỏi việc được để mắt và bị trêu đùa. Địa hình xã cũng phức tạp nên thường xuyên phải leo đồi núi, đi bộ và lội suối để vào với bà con.

Là phụ nữ chân yếu tay mềm nên có phần hạn chế, tuy nhiên tôi cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ. Mỗi khi phải đi xa vào nhà dân, đều được lãnh đạo cử thêm một cán bộ đi cùng để hỗ trợ đảm bảo an toàn cho mình", Hương chia sẻ.
 
Theo

Theo
 
Theo

Theo

Theo

Theo Minh Đức
Tiền phong

THƠ VỀ NGƯỜI LÍNH & BỨC TƯỢNG NGƯỜI LÍNH

 

VỀ BỨC TƯỢNG NGƯỜI LÍNH 

           (thanhda blogger yahoo)

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VỀ BỨC TƯỢNG NGƯỜI LÍNH

 

Anh chết rồi – nằm lặng dưới tầng sâu

Người còn sống dựng tượng anh trên mộ

Anh quên hết niềm vui và nỗi khổ

Để đời sau ghi nhớ hộ cho mình

 

Bức tượng anh như một lời bình

Về thân thế của anh , về thế thời còn lại

Người dựng tượng muốn tạc vào mãi mãi

Những vui buồn phải trái của THỜI ANH !...

 

Làng Hóp 07-7-2012 TD 

 

 

Bức Tượng

(Điếc Không Sợ Súng blogger yahoo)



Nhìn đơn giản, đó chỉ là bức tượng

được tạo nên từ vật liệu thông thường

lính bên nào cũng vậy, đáng thương

dòng máu Việt trỏ vào nhau họng súng

chiến trận tàn hai chiến binh ướt sũng

lê thân mình loang máu đến gần nhau

chiến tuyến kia giờ có nghĩa gì đâu

"địch và ta" nắm tay nhau về đất....

bức tượng ngồi, dáng trầm tư ánh mắt

đang nhìn vào xa thẳm chốn tâm linh

bao oan hồn vương vất bởi chiến tranh

một dấu hỏi hòa muôn ngàn dấu hỏi....

19.7.2012

vài dòng suy tưởng của Điếc tặng gia chủ. Kính chúc gia chủ an bình, hạnh phúc
từ
http://blog.yahoo.com/ThanhDaLangHop/articles/784727/index

 

 

Và lão cóc ghẻ cũng có bài họa thế này

Cảm Nghĩ Trước Bức Tượng

 

Cũng là xương, là thịt, là người

Cũng lớn lên từ những vành nôi

Cũng máu thắm , da vàng, tóc khét

Cũng chỉ được một lần vĩnh biệt

Chiến tuyến nào không mất mát đau thương

Anh nhìn gì, anh hỡi! chốn xa xăm

Quê mẹ tan hoang làn pháo dập

Hay Người bạn của anh trong lòng đất

Vĩnh biệt dương gian chưa một nụ hôn đầu

Người lính bên nào cũng có khác gì nhau

Chỉ mong ước hòa bình về thăm mẹ !

Đôi mắt mẹ già nua ngày đêm rơi lệ

Thon thót giật mình . mỗi trận đánh nhau.

Lính phía nào cũng khác gì đâu

Chỉ khác chăng niềm tin vào chế độ

 Bên có nghĩa và Một phi nghĩa

Bên đánh thuê vì cuộc sống vì tiền

Khi chỉ còn nắm đất cuối nghĩa trang

như nhau cả đau thương mình gánh chịu…

 

 Lão Cóc Ghẻ

HỒI ỨC CỦA NGƯỜI MỸ CÓ MẶT Ở HÀ-NỘI CUỐI 12-1972

Hồi ức của người Mỹ có mặt tại Hà Nội dưới mưa bom 1972

(VOV) - Barry Romo là thành viên của phái đoàn hòa bình Mỹ tới Việt Nam tháng 12 năm ấy, ông đã chứng kiến những trận bom rải thảm ác liệt
Phỏng vấn của PV ĐTNVN thường trú tại Mỹ với ông Barry Romo, thành viên của phái đoàn hòa bình Mỹ tới Việt Nam tháng 12/1972 và chứng kiến chiến dịch ném bom rải thảm của không quân Mỹ tại Hà Nội.
- Là người có mặt tại Hà Nội trong chiến dịch ném bom của Mỹ xuống miền Bắc Việt Nam, xin ông cho biết bối cảnh của chuyến thăm Việt Nam khi đó?
Tôi là thành viên trong một phái đoàn hòa bình Mỹ tới Hà Nội với mục đích thúc đẩy tiến trình hòa bình với người Việt Nam. Tôi từng tham gia chiến trường miền Nam Việt Nam trước khi trở thành một cựu binh phản chiến.
Đoàn chúng tôi gồm rất nhiều người với các thành phần khác nhau, trong đó có ca sỹ nổi tiếng thế giới Joan Baez và Trung tướng Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai Telford Taylor.
Khi đó, chúng tôi không thể tin tưởng vào Tổng thống Richard Nixon hay Chính phủ Mỹ trong việc thực thi hòa bình. Ba ngày sau khi chúng tôi đặt chân tới Hà Nội, Richard Nixon tiến hành ném bom miền Bắc Việt Nam.
Barry Romo (trái) trong một buổi lễ của tổ chức cựu chiến binh Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam

 - Khi Hà Nội bị ném bom, ông có thấy bất ngờ không, phản ứng của ông khi đó như thế nào?
 Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là “Chuyện gì đang xảy ra đây?”, vì vào tháng 10/1972, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố rằng “Hòa bình trong tầm tay”. Chúng tôi đang kỳ vọng rằng chiến tranh sắp đến hồi kết nhưng không ngờ chiến dịch ném bom lại diễn ra vào đúng thời điểm đó.
Từng tham gia nhiều mặt trận, tôi và tướng Taylor hiểu thế nào là bom đạn, còn những người khác trong đoàn thì chưa từng trải qua cảm giác đó.
 - Khi máy bay Mỹ không kích Hà Nội, ông có thấy sợ không?  
 Khi máy bay B52 trút hàng tấn bom xuống Hà Nội, mặt đất như bị băm nát. Ngoài tiếng bom rơi đạn nổ, tôi còn thực sự cảm thấy mặt đất như trở thành một chiếc máy trộn khổng lồ, gần như một trận động đất và điều này cứ diễn ra liên tục cho đến khi trận bom kết thúc.
Thực sự lúc đó nỗi tức giận đã lấn át cả nỗi sợ hãi trong tôi. Như đã nói, tôi từng trải qua rất nhiều trận chiến nên chỉ cảm thấy cuồng giận khi thấy chính phủ của tôi đang định sát hại cả tôi nữa.
Phái đoàn hòa bình Mỹ tới bệnh viện Bạch Mai sau khi nơi này bị bom B52
 - Trong những ngày bom đạn đó, ông đã chứng kiến những gì và cảm nhận của ông ra sao?
 Trong hành trình tới những địa điểm bị bom Mỹ tàn phá, chúng tôi dừng chân tại một ngôi làng nhỏ gần một nhà ga xe lửa. Nhà ga đã bị phá hủy hoàn toàn, nhưng may mắn là ngôi làng gần như không hề hấn gì.
Khi thấy những người Mỹ đứng trong làng mình, các giáo viên đã đưa toàn bộ học sinh ra ngoài. Các em nhỏ trông thật ngộ nghĩnh, đáng yêu trong những chiếc mũ gắn hình các con vật. Các bé hát một bài ca chào mừng khách đến. Đó là ấn tượng mà chúng tôi khó có thể quên.
Thế nhưng, khi chúng tôi trở lại khu vực đó, ngôi làng đã bị san phẳng trong một trận bom. Dân làng chắc không ai còn sống sót nữa. Lúc đó, Telford, dù là một tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc, đã không cầm được nước mắt.
 - Ông lưu trú ở đâu trong những ngày tại Hà Nội?
 Chúng tôi ở tại khách sạn Hòa Bình. Một điều nực cười là khách sạn chúng tôi ở mang tên Hòa Bình nhưng lại được “bao bọc” bởi 150 chiếc B52.
Đã từng vào sinh ra tử nên mỗi khi có báo động thì tôi không thể chịu nổi việc phải chui vào hầm trú ẩn. Trong một trận bom, tôi được đề nghị chui vào hầm nhưng vì không chịu được dư chấn nên đã đòi ra ngoài. Sau một hồi bàn luận với cán bộ Việt Nam, tôi trở lại hầm trú ẩn. Dưới hầm có rất nhiều thanh niên, trong đó có một cặp vợ chồng trẻ bế theo một đứa con nhỏ. Dù không thể nói chuyện được với nhau do rào cản ngôn ngữ nhưng chúng tôi đã cùng nhau trải nghiệm trận bom đó, cùng nhau chứng kiến máy bay Mỹ ném bom, chứng kiến máy bay Mỹ bị bắn hạ và chúng tôi trở thành bạn trong thảm cảnh do Mỹ gây ra.
 - Ông có thể kể lại một kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày ở Hà Nội?
 Một đêm, khi máy bay Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội, tôi cùng các thành viên trong đoàn và một số nhà báo Pháp đang ở trong khách sạn. Joan Baez hỏi tôi “Có vẻ như anh không muốn xuống hầm trú ẩn phải không?”. Tôi nói “Đúng vậy!”. Thế là tất cả mọi người đều nhất trí không xuống hầm trú ẩn mà ở lại khách sạn.
Joan bước ra ban công và cất giọng hát khi vừa dứt tiếng bom. Lúc đó, ở Hà Nội chỗ nào cũng có những căn hầm nhỏ bằng bê tông để mọi người có thể trú bom trong lúc khẩn cấp. Khi Joan vừa ngừng tiếng hát thì những tiếng vỗ tay lẻ tẻ bỗng vang lên đâu đó từ những hầm trú ẩn xung quanh. Joan tiếp tục hát bài thứ hai, rồi đến bài thứ ba, trong đó có đoạn “Không gì lay chuyển được chúng ta”.
Khi đó, Joan đã chuyển lời bài hát thành “Không gì lay chuyển được Việt Nam”. Bài hát bằng tiếng Anh nhưng trong đó có từ “Việt Nam” nên tất cả mọi người trong hầm trú ẩn đều có thể hiểu được. Giọng hát của Joan tràn ngập các con phố trong mưa bom bão đạn. Khi còi báo yên vang lên, điện sáng trở lại thì cũng là lúc Joan kết thúc bài hát. Mọi người từ các khu vực xung quanh khách sạn ùa tới dưới cửa sổ ban công của Joan, vỗ tay tán thưởng. 
Một số thành viên trong đoàn 

- Theo cảm nhận của ông thì yếu tố nào đã khiến Hà Nội đứng vững trước sức mạnh của cường quốc quân sự số 1 thế giới?  
 Khi đó, đầu mối liên lạc của chúng tôi tại Hà Nội là Ủy ban đoàn kết Việt Nam với nhân dân Mỹ. Ngôi nhà của người đứng đầu Ủy ban này bị bom phá hủy hoàn toàn. Khi biết tin đó, chúng tôi rất lo sợ nhưng ông ấy nói rằng “Đừng lo, dù mất nhà nhưng gia đình vẫn bình an vô sự có nghĩa là chúng ta vẫn còn những gì quan trọng nhất”.
Tất cả chúng tôi đều thấy rõ quyết tâm trong mỗi con người Việt Nam. Tướng Telford Taylor nói, quyết tâm của người Việt Nam lớn đến nỗi dù đạn bom có ác liệt đến đâu cũng không bao giờ khuất phục được họ.
- Xin cảm ơn ông!

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

ÁO DÀI MĂC TẾT ! ÁO DÀI ĐI HỘI ! ÁO DÀI THƯỚT THA !

Thứ năm, ngày 27 tháng mười hai năm 2012


TUYỆT VỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI TÀ ÁO DÀI THƯỚT THA,THA THƯỚT

 

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 960x640 and weights 43KB.


Gió bay khép nép đôi tà áo.
Hò hẹn lâu rồi em nói đi !

(thơ Đinh Hùng)




Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.








This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 797x1200 and weights 116KB.


Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.




“Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông”

(Nguyễn Tất Nhiên)





…Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng …

(Áo Trắng, thơ Huy Cận)




This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x1024 and weights 516KB.

Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay

(Nguyên Sa)



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 854x1280 and weights 249KB.

ẢNH THẾ GIỚI TUẦN QUA

NHỚ TIẾC...
Mua hàng giảm giá (75%) ở Anh Quốc
Đất sụt ở tỉnh Thái Nguyên Trung Quốc