Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

TIẾN SỸ 8X VIỆT NAM...

Tiến sĩ 8X Việt Nam xuất bản sách Y khoa giảng dạy đại học tại Pháp

(Dân trí) - Cuốn sách do Tiến sĩ Vũ Hải Vinh viết được dùng làm tài liệu giảng dạy cho các sinh viên Y khoa tại Pháp. Vũ Hải Vinh sinh năm 1982, công tác tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, hiện đang nghiên cứu tại Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp)

Cuốn sách viết về một bệnh truyền nhiễm thường gặp trên các bệnh nhân nhiễm trùng HIV và được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, được xuất bản trong cuốn Mycologie Médicale.
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh.
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh.

Nổi danh với nhiều công trình nghiên cứu Y học
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh sang Pháp từ năm 2010 - 2013 nghiên cứu ngành Bệnh học người, chuyên ngành, Bệnh Truyền nhiễm. Trong thời gian nghiên cứu tại đây, Vũ Hải Vinh đã có 13 công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín, trong đó có nghiên cứu về nhiễm nấm Penicillium marneffei - một bệnh truyền nhiễm thường gặp trên các bệnh nhân nhiễm trùng HIV và được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX, được xuất bản trong cuốn Mycologie Médicale, dùng làm làm tài liệu giảng dạy cho các sinh viên Y khoa. Ngoài 13 công trình nghiên cứu, Vinh còn có 12 bài phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế về Y học.
Chia sẻ với PV Dân trí, Tiến sĩ Vũ Hải Vinh khiêm tốn cho biết: “Tôi không dám nhận là “thành tích” hay “có bí quyết thành công”. Trong thời gian học tập và làm việc tại CH Pháp, được sự ủng hộ, tạo điều kiện của bệnh viện Việt Tiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn, dìu dắt của các giáo sư tại Pháp, tôi đã may mắn có được những công trình đó”.
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh trong l
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh trong l bo v lun án Tiến s: GS TS Philippe Brouqui, TS Lionel Alméras, PGS TS Sarah Bonnet, Vinh, PGS TS Nathalie Boulanger, TS Dorothée Missé, GS TS Philippe Parola (t trái sang phi).
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh trong l
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh và GS TS Philippe Parola.
 
Ngoài thời gian nghiên cứu, Hải Vinh còn tham gia lên lớp cho các sinh viên tại trường Đại học Y Marseille để có thêm cơ hội “cọ xát”, trao đổi và thảo luận cùng các bạn sinh viên.
Tiến sĩ Vinh cho hay, trong thời gian học tập và làm việc tại Pháp, các giáo sư Pháp đều rất hứng thú trong việc có thể giúp đỡ và hợp tác với Việt Nam. Hy vọng rằng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo sư, sự lãnh đạo và ủng hộ của Ban giám đốc bệnh viện, Ban lãnh đạo khoa cùng các cơ quan liên quan, mọi người có thể chung tay làm được một điều gì đó, dù nhỏ nhoi, đóng góp cho sự hợp tác hai bên trong y học cũng như nghiên cứu khoa học, cho các bệnh nhân và cho y học.
Mong muốn được tiếp tục cống hiến tại Việt Nam
Những người đi học nước ngoài, khi có cơ hội được ở lại làm việc là họ sẽ ở lại ngay vì ở đó thực sự có môi trường làm việc tốt. Tuy nhiên, sau khi bảo vệ xong Tiến sĩ, Vũ Hải Vinh có mong muốn trở lại Việt Nam, trở lại công tác tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng làm việc.
Hải Vinh chia sẻ: Thực sự thì tôi phải thừa nhận là điều kiện và môi trường làm việc tại CH Pháp nơi tôi học tập, cũng như các quốc gia phát triển khá lý tưởng. Rất nhiều du học sinh Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác đều thực sự bị cuốn hút bởi được công tác trong một điều kiện đầy đủ, một môi trường chuyên nghiệp, cùng các nhà khoa học lớn, nơi họ thực sự được làm việc, được cống hiến và được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy mà có khá nhiều bạn đã lựa chọn ở lại công tác ở nước ngoài thay vì về Việt Nam.
Đối với cá nhân tôi, khi được làm việc trong một trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, cùng các giáo sư, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới mà tôi theo đuổi, sức cuốn hút đó thật khó cưỡng lại. Cũng đã khá nhiều lần, tôi băn khoăn khi không biết nên lựa chọn như thế nào. Tuy nhiên, cuối cùng thì mong muốn được trở về quê hương đã chiến thắng, tôi lựa chọn quay về bệnh viện Việt Tiệp công tác, tiếp tục chăm sóc các bệnh nhân và bước đi con đường nghiên cứu mà mình đã lựa chọn, với mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho các bệnh nhân và cho y học” - Vinh tâm sự.
Mong ước của Tiến sĩ Vinh là được khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, được tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học mà mình theo đuổi, được tiếp tục lên lớp trao đổi kiến thức cùng các bạn sinh viên, được có thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Đó cũng là những dự định mà Vinh muốn thực hiện trong thời gian sắp tới trở về Việt Nam, tiếp tục công việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện, rồi bắt tay tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học.
Tiến sĩ Vũ Hải Vinh trong l
Từ trái sang: Tiến sĩ Lionel Alméras, Tiến sĩ Vũ Hải Vinh, và PGS TS Phm Hoàng Hip (PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2011).
Nghiên cứu bắt đầu từ những đề tài nhỏ
Về vấn đề người Việt trẻ trong nước hiện nay rất ngại tham gia nghiên cứu khoa học có phải do điều kiện, môi trường không đáp ứng, không hoàn toàn nhất trí với quan điểm này, Tiến sĩ Vinh cho rằng: “Hiện Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu được công bố và đăng tải trên các tạp chí quốc tế uy tín, khi so sánh với các quốc gia phát triển. Một phần là do điều kiện, môi trường nghiên cứu của mình chưa thực sự đáp ứng, một phần do chính bản thân các bạn thiếu sự chủ động trong việc tham gia nghiên cứu khoa học, và có lẽ một phần do thiếu sự dìu dắt, hướng dẫn của các thế hệ đi trước.
Tiến sĩ Vinh, ví dụ, như một số bạn có suy nghĩ rằng nghiên cứu khoa học là cái gì đó rất lớn lao và rất khó khăn khi thực hiện, tuy nhiên không hoàn toàn như vậy. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những đề tài nhỏ để học hỏi kinh nghiệm trước khi thực sự bắt tay tiến hành những công trình lớn hơn. Một số bạn khi đã tham gia rồi vẫn giữ tâm lý “nghiên cứu cho thày/cô, cho giáo sư, hay cho bố mẹ” chứ không phải cho chính mình, bị động đợi thày/cô “giao” tài liệu tham khảo cho đọc, “giao” việc cho làm, mà thiếu sự trăn trở, chủ động tìm tòi, thiếu tinh thần tự học, tự suy nghĩ và chủ động đặt câu hỏi khi có thắc mắc.
“Hoàn cảnh sẽ chẳng bao giờ thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của mình, vì vậy, chính chúng ta cần phải cố gắng để thích nghi với nó; điều kiện, môi trường còn chưa đáp ứng, chúng ta cần góp phần để xây dựng cho phù hợp, chứ không thể cứ ngồi chờ đến khi có điều kiện phù hợp thì mới tham gia nghiên cứu, điều đó chỉ có thể xảy ra trong chuyện cổ tích thôi” - Tiến sĩ Vinh nói.
Hồng Hạnh

Không có nhận xét nào: