Thác nước Bald River đóng băng đẹp như tranh vẽ
Mỹ: Thác nước đóng băng trong trời lạnh kỷ lục
Thứ Tư, ngày 08/01/2014 13:14 PM (GMT+7)
Thời tiết lạnh kỷ lúc đến -48 độ đã khiến cả thác nước ở Mỹ cũng bị đóng băng và cuộc sống ở nhiều nơi gần như tê liệt.
Nhà chức trách Mỹ đã phát đi những lời cảnh báo về thời tiết tiêu cực tới 32 bang, từ Montana cho tới bang miền nam Florida trong ngày hôm nay. Thủ đô Washington D.C. đang chứng kiến buổi sáng mùa đông lạnh nhất trong vòng 18 năm qua với mức nhiệt độ ngoài trời dưới -8 độ C và nhiều khả năng sẽ phá vỡ kỷ lục nhiệt độ thấp nhất trong 130 năm qua.
Nước Mỹ đang trải qua những ngày lạnh giá nhất trong 2 thập kỷ qua
Đường phố ở Michigan đông cứng trong băng
Ở Detroit, nhiệt độ trong nhà giảm xuống dưới mức -1 độ C, còn nhiệt
độ ngoài trời xuống đến mức kỷ lục -37 độ C. Nhiệt độ xuống thấp đến mức
khiến thác nước Bald River cao hơn 27 mét ở hạt Monroe, Đông Tennessee
bị đông cứng lại thành một cảnh tượng đẹp như trong cổ tích.
Thác nước Bald River đóng băng đẹp như tranh vẽ
Rất nhiều người Mỹ đã đổ tới khu vực này để chiêm ngưỡng cảnh tượng
kỳ thú “trăm năm có một” bất chấp cái lạnh như cắt da cắt thịt. Nhà chức
trách cảnh báo rằng trong nhiệt độ này, những vùng da tiếp xúc với
không khí sẽ nhanh chóng bị đông cứng và gây ra tổn thương.
Hậu quả của việc làm việc ngoài trời trong thời tiết giá lạnh
Người vô gia cư đốt lửa sưởi ấm chống chọi với giá lạnh
Ở Chicago, chính quyền cho biết đã có 4 người thiệt mạng vì giá lạnh
trong khi đang xúc tuyết ở ngoài trời. Chicago đang phải chứng kiến mức
nhiệt độ thấp kỷ lục -16 độ C, còn nhiệt độ ở ngoài trời có thể xuống
tới -48 độ C. Thời tiết lạnh đến mức người dân ở đây đã đổi tên thành
phố này thành “Chiberia”, ám chỉ rằng Chicago còn lạnh hơn cả vùng
Siberia của Nga.
Thành phố Chicago đang được so sánh với vùng Siberia của Nga
Ở Ohio, 37 người đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu vì các vấn đề liên
quan đến nhiễm lạnh, trong đó có những tổn thương rất đau đớn đối với
da khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với những luồng gió lạnh buốt.
Giao thông ở nhiều nơi gần như tê liệt
Các trường học ở Minneapolis và Chicago vẫn bị đóng cửa trong ngày
thứ hai liên tiếp. Thống đốc bang Illinois và Indiana đã phải ban bố
tình trạng thảm họa trong bang khi nhiệt độ xuống thấp tới mức việc sử
dụng muối để chống trơn trượt trên đường cũng vô tác dụng, và ngay cả
nhiên liệu trong những chiếc xe cứu hộ cũng bị đông đặc lại.
Một chiếc xe gặp tai nạn vì đường trơn trượt do băng tuyết
Trong khi đó, nhiều người dân ở khu vực này đang phải sống trong cảnh
mất điện khi hệ thống điện bị phá hủy trong cơn bão tuyết cực mạnh hồi
cuối tuần qua. Hiện các nhân viên điện lực vẫn đang nỗ lực hết mình để
khắc phục sự cố và cấp điện trở lại cho hơn 40.000 người trong bang
Indiana.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ trắng xóa trong tuyết
Hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường trong mấy ngày qua ở Mỹ là
do một khối không khí có tên gọi là “gió xoáy vùng cực” từ Bắc Cực gây
ra. Khi khối gió xoáy này di chuyển xuống phía nam, nó sẽ kéo theo một
luồng không khí cực lạnh tràn xuống lãnh thổ Canada và Mỹ, khiến nhiệt
độ bị giảm một cách nhanh chóng, kèm theo đó là bão tuyết và băng giá
ảnh hưởng đến khoảng 187 triệu người Mỹ.
Ảnh vệ tinh của khối khí lạnh do gió xoáy vùng cực gây ra trên nước Mỹ
Các quan chức nhiều thành phố trên nước Mỹ đang rà soát số người vô
gia cư trên địa bàn vì sợ rằng họ sẽ bị đông cứng tới chết trong thời
tiết giá lạnh.Trong những ngày ngày, hệ thống đường sá trên khắp nước Mỹ gần như bị tê liệt hoàn toàn và trở thành những cái bẫy vô cùng nguy hiểm đối với các lái xe khi ra đường. Mặt đường đóng băng vô cùng trơn trượt khiến các tài xế không thể nào kiểm soát được tay lái, và nhiều vụ tai nạn vì xe trượt bánh trên đường đã diễn ra.
Tình hình nguy hiểm đến mức Thống đốc bang Indianapolis đã phải tuyên bố việc lái xe ra đường trong những ngày này là phạm pháp, ngoại trừ xe cấp cứu hoặc những trường hợp khẩn cấp. Đây là lần đầu tiên lệnh cấm lái xe ra đường được ban hành kể từ sau trận bão tuyết vào năm 1978.
Cơ quan khí tượng Mỹ dự báo tình hình thời tiết sẽ khả quan hơn khi khối gió xoáy vùng cực bắt đầu tiến dần lên phía bắc và nhiệt độ sẽ tăng lên từ từ vào cuối tuần nà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét