Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

VĂN BẢN SAI QUY ĐỊNH BỊ "TUÝT CÒI"

50.000 văn bản sai quy định bị 'tuýt còi'

Quy định về họ tên cha, mẹ trong chứng minh nhân dân, xử phạt xe không chính chủ, hay quay phim cảnh sát giao thông làm việc phải xin phép... nằm trong 50.000 văn bản từng bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi' trong thời gian vừa qua.

>> Hàng ngàn tấn titan mờ ám
>> Vờ kiểm tra vi khuẩn, cuỗm bông tai của 14 học sinh
>> Hàng loạt trẻ em phải xác định lại giới tính

10 năm qua, Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư Pháp đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, trong đó phát hiện trên 50.000 văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.
 
 
Quy định 'quay phim cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phải xin phép', đã bị hủy bỏ một ngày sau khi Cục Kiểm tra …
46 văn bản trái pháp luật của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư đã bị Cục đề nghị xử lý. Năm 2006, Cục Kiểm tra Văn bản cũng phát hiện và kiến nghị xử lý 2 văn bản của Trung ương và 18 văn bản của 16 địa phương có nội dung sai trái về bán đấu giá tài sản. Việc này góp phần bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản được thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Cục đã góp phần vào việc bỏ Công văn số 283 ngày 18/5/2007 do một đơn vị thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành cấm học sinh, sinh viên các trường văn hóa - nghệ thuật biểu diễn, tham gia biểu diễn tại các quán bar, vũ trường, quán karaoke… giúp "cởi trói" cho hàng vạn học sinh, sinh viên các trường văn hóa - nghệ thuật, tạo điều kiện cho các em được biểu diễn, tham gia biểu diễn... 
Gần đây, Cục đã phản biện, phản ứng về một số chính sách quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích của công dân như: Quy định về ghi họ và tên cha, họ và tên mẹ trong Chứng minh nhân dân; Xử phạt xe không chính chủ; Quy định về số vòng hoa, không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài... Hay như quy định quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông làm việc phải xin phép", gây tranh cãi của Cục Cảnh sát Giao thông được Cục Kiểm tra Văn bản chỉ ra những sai trái, hơn một ngày đã được hủy bỏ.
Trước đó, Cục kiến nghị xử lý văn bản quy định về “ngực lép, chân ngắn” không được đi xe máy, vì văn bản này vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản cũng như đưa ra quá nhiều tiêu chuẩn sức khỏe không phù hợp, làm hạn chế quyền của công dân được sử dụng phương tiện giao thông của người dân.

Bá Đô

>> Ban An toàn giao thông TP.HCM: Chọn giá cao ký hợp đồng
>> Bánh trung thu 'đổ bộ' vỉa hè
>> 'Chó lạ' tấn công người được nhập cảnh vào Việt Nam?

Không có nhận xét nào: