Việt - Mỹ vì sao chưa là đối tác chiến lược?
Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ từng bước trên một loạt lĩnh vực. Dường như cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh - GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nhận định.
Chủ tịch Sang đã truyền đạt thành công thông điệp của VN
Chuyến
thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phải được đánh giá là một thành
công. Chuyến công du của ông đã đánh dấu sự khôi phục lại trao đổi cấp
cao sau 5 năm kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới thăm Hoa Kỳ.
Vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đã rất đĩnh đạc, lưu loát và thành
công khi truyền tải lập trường và quan điểm của quốc gia mình tới các cử
tọa Hoa Kỳ. Ông đã cực kỳ khôn khéo khi giải quyết vấn đề nhân quyền.
Ông đã bày tỏ lập trường rất thẳng thắn khi đề cập đến những quan ngại
của Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề nhân quyền và còn kêu gọi đối thoại giữa
hai bên về chủ đề này. Chủ tịch Sang còn mang theo một số đại diện tôn
giáo từ Việt Nam để nói chuyện trực tiếp với phía Hoa Kỳ. Đặc biệt, ông
đã cam kết Việt Nam sẽ ký Công ước LHQ chống tra tấn và mời Quan sát
viên đặc biệt về Tự do Tôn giáo tới Việt Nam vào năm 2014.
Và
mặc dù giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng, Chủ tịch Sang và Tổng
thống Obama đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam -
Hoa Kỳ, thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong 9 lĩnh vực then chốt, nổi bật là
quan hệ chính trị - ngoại giao; kinh tế-thương mại, khoa học công nghệ
và giáo dục. Đây là một điểm cộng lớn cho Việt Nam khi nước này đang
theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế tích cực và chủ động.
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
|
Liên
quan đến chủ đề nóng là Biển Đông, cả hai bên đều chia sẻ cam kết chung
tuân thủ nguyên tắc của luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho
tranh chấp, không chấp nhận bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử
dụng vũ lực. Cả hai đều đồng ý ủng hộ việc triển khai hiệu quả Tuyên bố
Các bên về Biển Đông DOC cũng như ủng hộ tiến trình đàm phán về Bộ Quy
tắc Ứng xử COC. Điều có ý nghĩa quan trọng là Tuyên bố chung giữa Tổng
thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đề cập đến hợp tác giữa các
công ty dầu khí của Hoa Kỳ là Exxon Mobil và Murphy Oil với
PetroVietnam. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho COC và việc đưa vào tuyên bố
chung các thỏa thuận hợp tác dầu khí Việt Nam - Hoa Kỳ có thể tạo ra
một biện pháp có tính răn đe đối với bất kỳ hành động gây hấn nào từ
phía Trung Quốc.
Đối tác toàn diện là gì?
Đặc
biệt, sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng
thống Obama đã cùng công bố quyết định thiết lập quan hệ đối tác toàn
diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thỏa thuận vừa công bố giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ chủ yếu là một tuyên bố chính trị rằng mối quan hệ song phương đã
phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu trong nhiều lĩnh vực. Một khuôn
khổ đối tác toàn diện sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực
thông qua các cơ chế điều phối song phương.
Khuôn
khổ mới này cũng sẽ tạo ra các cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến thường
xuyên hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhờ đó nâng cao hiệu quả của mối
quan hệ song phương trong 9 lĩnh vực: chính trị-ngoại giao; quan hệ kinh
tế - thương mại; khoa học và công nghệ; hợp tác giáo dục; môi trường và
y tế; các vấn đề di sản chiến tranh; an ninh và quốc phòng; thúc đẩy và
bảo vệ nhân quyền. Đối tác toàn diện sẽ tạo ra nền tảng để thiết lập
những cơ chế hợp tác mới trong mỗi lĩnh vực kể trên. Thông qua những cơ
chế này, hai bên sẽ hiểu nhau hơn và xây dựng sự tin cậy, nhờ đó sẽ đem
lại sự hợp tác chặt chẽ hơn.
Tại sao không phải là đối tác chiến lược?
Cho
đến trước khi tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang được công bố, dư luận rộng rãi thường cho rằng Việt Nam
và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược,
lần đầu tiên được đề xuất bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến
thăm Hà Nội hồi năm 2010.
Tại
Đối thoại Shangri-La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh
trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ tìm kiếm đối tác chiến
lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Vì Việt
Nam đã ký đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh, điều đó có
nghĩa rằng ưu tiên còn lại sẽ được đặt vào việc thiết lập đối tác chiến
lược với Pháp và Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những cách hiểu khác nhau về nội hàm
của "đối tác chiến lược". Hoa Kỳ thì đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác
an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Trên
thực tế thì Việt Nam lần đầu tiên được Hoa Kỳ nhìn nhận như một đối tác
chiến lược tiềm năng trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010.
Trong
khi đó, Việt Nam thì đã đàm phán và ký kết thỏa thuận đối tác chiến
lược với 10 quốc gia. Đối với Việt Nam, thuật ngữ "đối tác chiến lược"
là một khái niệm chính trị dùng để định danh những quốc gia mà Việt Nam
đã phát triển các mối quan hệ song phương toàn diện và là những nước mà
Việt Nam nhìn nhận đặc biệt quan trọng đối với lợi ích quốc gia. Các đối
tác chiến lược của Việt Nam thường được thể hiện dưới các tuyên bố
chính thức dù hình thức và nội dung thì khác nhau đối với từng nước. Về
mặt tổng thể, các thỏa thuận đối tác chiến lược xác lập một cơ chế chung
ở cấp cao để giám sát quá trình triển khai và thường đi kèm với một Kế
hoạch Hành động trong nhiều năm, chỉ rõ mục tiêu trong từng lĩnh vực của
thỏa thuận như chính trị-ngoại giao, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc
phòng, vv..vv
Có
nhiều lý do có thể lý giải cho việc sau cùng hai bên đã chọn "đối tác
toàn diện" thay vì "đối tác chiến lược". Một nguyên do chủ yếu có lẽ là
bởi các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về đối tác chiến lược đã
lâm vào bế tắc từ cuối năm 2011 do hai bên có nhiều bất đồng xung quanh
vấn đề nhân quyền. Các quan chức Mỹ kể từ đó đã gắn chủ đề này với những
tiến bộ trong đàm phán TPP và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.
Hoa
Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Singapore và Indonesia.
Dường như, phía Hoa Kỳ nhận định rằng quan hệ với Việt Nam cần được phát
triển ở một tầm mức sâu rộng hơn nữa trước khi có thể được định danh là
một đối tác chiến lược. Về phần mình, Việt Nam, nước đã thúc đẩy đối
tác chiến lược với các nước lớn, dường như cũng có sự cân nhắc về việc
liệu hợp tác an ninh và quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có bị xem là
liên minh với nước này hay không. Trong khi đó, các quan chức của cả hai
bên chỉ có hai tuần để chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang. Nói cách khác, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều có lợi ích của
mình khi tránh không thúc đẩy mọi việc một cách quá nhanh.
Vậy
đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ có nên được nhìn nhận như đối tác
chiến lược dưới một tên gọi khác? Tiền lệ là đối tác toàn diện của Việt
Nam với Australia. Australia và Việt Nam đã lựa chọn nâng câp quan hệ
song phương lên đối tác toàn diện, thay vì đối tác chiến lược như ban
đầu do phản đối của Thủ tướng Kevin Rudd khi ông này lên nắm quyền thay
bà Juliard. Tuy nhiên, thỏa thuận đó còn đi kèm với một Kế hoạch hành
động và một cơ chế hỗn hợp để giám sát triển khai - giống như những thỏa
thuận đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác.
Trong
khi đó, đối tác toàn diện Việt Nam Hoa Kỳ lại là một tiến trình còn
đang khai phá. Hầu hết các mục trong chín điểm của tuyên bố chung chỉ là
sự lặp lại những lĩnh vực hợp tác vốn đang được triển khai. Tuyên bố
chung chỉ củng cố thêm vai trò của những cơ chế song phương hiện tại
trong một số lĩnh vực (Hội đồng Thỏa thuận Thương mại và Đầu tư; Ủy ban
hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ; Đối thoại Chính sách Quốc
phòng; Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng). Tuy vậy, Đối tác
Toàn diện thực sự đã thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị - ngoại
giao mới ở cấp bộ trưởng.
Đối
tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ không đề cập gì đến Kế hoạch Hành động
hay một cơ chế cấp cao để điều phối chín lĩnh vực được nêu tên trong
Tuyên bố chung. Thay vào đó, Tuyên bố chung ghi nhận rằng các cơ chế hợp
tác mới sẽ được xây dựng trong từng lĩnh vực.
Tựu
trung lại, cuộc thảo luận cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy
hợp tác song phương trong các chủ đề thương mại và kinh tế, trong đó có
cam kết hoàn tất thỏa thuận TPP và thiết lập đối thoại thường kỳ giữa
Ngoại trưởng hai nước. Tuy nhiên, hợp tác trong các lĩnh vực khác đa
phần vẫn tiếp tục trên những quỹ đạo hiện tại. Bởi vậy, Đối tác toàn
diện Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu là một thỏa thuận mô tả những tiến bộ
từng bước trên một loạt lĩnh vực. Thỏa thuận ấy khác với các thỏa thuận
đối tác chiến lược chính thức khác của Việt Nam và hiện tại cũng chưa có
tầm nhìn chiến lược như của thỏa thuận đối tác toàn diện mà Việt Nam đã
thiết lập với Úc.
GS CARL THAYER
HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG AUSTRALIA
Theo Tuần Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét