Gặp lương y "khắc tinh" của bệnh dạ dày
(Dân trí) - Với bài thuốc gia truyền 7 đời trị bệnh dạ dày, lương y Phạm Trọng Hùng đã chữa khỏi bệnh này cho rất nhiều người. Ông quan niệm: “Chữa bệnh cứu người là việc làm cao cả, hạnh phúc nhất”.
Dành cả đời chữa bệnh cứu người
Chúng tôi gọi điện cho ông để hẹn gặp, một giọng hào sảng, ấm áp
khác hẳn với những hình dung trước đó cất lời: “Tôi đợi các anh ở số
063, đường Cốc Lếu (TP Lào Cai - PV) vào giờ trưa”. Chúng tôi chợt nghĩ
có lẽ giờ đó ông chỉ hẹn đến quán nhậu, nhưng hóa ra đó lại là ngôi nhà
ông dùng làm nơi bốc thuốc chữa dạ dày cho người dân suốt mấy chục năm
nay.
Lương y Phạm Trọng Hùng dùng ngôi nhà nhỏ của gia đình làm nơi bốc thuốc chữa bệnh.
Sau khi lấy thuốc cho bệnh nhân, ông lóc cóc đi ra chiếc bàn nhỏ rót nước mời khách rồi bộc bạch: “Cũng may là ông trời ban cho tôi sức khỏe tốt. Có nhiều người cùng trang lứa, nghề nghiệp mà chỉ sau chục năm lên rừng thì sức cùng lực kiệt, ấy thế mà mình vẫn luồn rừng lội suối tìm thảo dược chẳng kém cạnh gì cánh trai tráng... rồi lại còn có thể bốc thuốc cho người dân đến tận đêm khuya...”.
Kể về bài thuốc chữa dạ dày của gia đình mình, ông Hùng bảo: “Trang sử đáng nhớ nhất của dòng họ vẫn còn lưu giữ trong ký ức tôi phải kể từ năm 1962. Khi đó vì nghèo khổ, đói khát mà ông nội đã dắt díu gia đình lên đây kiếm kế sinh nhai cùng với bài thuốc thần kỳ chữa bệnh dạ dày. Mới đặt gánh đến Lào Cai, ông nội đã choáng ngợp trước một mảnh đất bạt ngàn cây thuốc. Cây thuốc không chỉ có nhiều trong rừng mà cả trong vườn, ngoài đường... Mỗi khi có người bị bệnh dạ dày đến xin thuốc, ông nội chỉ cần ra vườn hái vài ba loại cây về cho người bệnh sắc lên uống là khỏi.”
Nhờ tài bốc thuốc dạ dày của ông lang Đĩnh (ông nội của Lương y
Hùng) nên chỉ một thời gian ngắn, tiếng tăm của ông đã lan khắp vùng Lào
Cai. Sau đó ít lâu, chính quyền tỉnh Lào Cai đã mời ông vào Hội Đông y
đầu tiên của tỉnh.
Mỗi năm, lương y Hùng trược tiếp lấy thuốc cho hàng ngàn người.
Đến năm khoảng 21-22 tuổi, Lương y Hùng một mình khoác ba lô lang thang đến những khu rừng ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đi tìm dược liệu quý. Thời gian đó giúp ích cho ông rất nhiều, bởi vì có nhiều loại thảo dược chỉ mọc ở vùng có khí hậu ấm như miền Trung, Tây Nguyên. Lúc ấy, ông đã khoanh vùng được những cây thuốc quý ghi trong y thư, sau này khi có điều kiện ông chỉ cần đến đó tìm là thấy.
Khắc tinh bệnh dạ dày
Khi lương y Hùng đang trò chuyện cùng chúng tôi, có thêm vài người
lạ bước vào, họ vận bộ quần áo cũ kỹ, dáng vẻ thất thểu, đôi mắt thâm
quầng. Ông Hùng đưa ánh mắt nhìn một lượt bệnh nhân vừa vào rồi lại tiếp
tục công việc kê đơn bốc thuốc.
Lương y Hùng thường xuyên đi sưu tầm những cây thuốc quí chữa bệnh dạ dày.
Tiếp tục lần theo những địa chỉ của người dân đã đến nhà ông Hùng khám bệnh, chúng tôi gặp anh Trần Văn Khôi ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để xác minh thêm. Khi hỏi về bệnh dạ dày, anh Khôi cười lớn, khoe: “Tôi khỏi bệnh lâu rồi. Trước tôi bị dạ dày đến 6 năm, đi chữa nhiều nơi mà không được. Cuối năm 2012, có người bạn bảo tôi đến chỗ ông Hùng ở đường Cốc Lếu xin thuốc. Vợ con giục nên tôi cũng cố đi vậy chứ chắc gì đã khỏi bệnh. Nhưng không ngờ tôi điều trị được 3 tháng thì thấy bụng đỡ đau, ăn cơm thấy ngon miệng hơn và đến nay tôi không còn đau bụng nữa.”
Còn ông Hùng khiêm tốn bảo: “Muốn có hiệu quả chữa bệnh tốt nhất thì trước khi đến chỗ tôi lấy thuốc, người bệnh nên đi khám ở các bệnh viện lớn để biết được nguyên nhân đau dạ dày là do đâu, bị tá tràng, hay thượng vị... Tôi sẽ căn cứ trên kết quả khám nghiệm của bệnh viện để có cách bốc thuốc phù hợp thì bệnh mới nhanh khỏi.
Khi khỏi rồi người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí, vì đa số các bệnh nhân bị dạ dày đều do ăn uống không điều độ, rượu bia, đồ cay nóng quá độ hoặc làm việc, lo nghĩ quá nhiều đều có gây ra biểu hiện như đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đầy hơi, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, dạ dày đau nóng, đầy bụng sôi bụng...”.
Theo ông Hùng, để chữa bệnh dạ dày cần đến một số loại thảo dược
như bạch thược, cam thảo, xuyên khung, hương phụ, thanh bì.... Tuy
nhiên, tùy từng trường hợp mà có cách cắt thuốc sao cho phù hợp với mỗi
người, ví như bệnh nhân quá đau bụng thì phải dùng đến chút chít, bồ
công anh để giảm đau...
Ông
Lê Văn Giỏi - cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam tại Sa Pa - cho biết: “Ông
Hùng thường xuyên đi đến những vùng rừng núi để sưu tầm, bảo tồn những
loại thảo dược chữa dạ dày, chính vì thế mà mặc dù những nơi khác các
hiệu thuốc đông y không đủ nguyên liệu để bốc thuốc phục vụ người dân
nhưng ông Hùng vẫn có vùng nguyên liệu riêng, chất lượng cao để chữa
bệnh.”
|
Ngọc Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét