“Thấy cướp lộng hành trước mắt mà không giúp gì được cho người dân thì áy náy vô cùng, đêm về trằn trọc khó ngủ”, hiệp sĩ trẻ 18 tuổi Nguyễn Hồ Thế Lộc tâm sự.
>> Nhìn lại ngày Halloween: Quá quắt những “ngôi nhà ma”>> Án mạng tại cuộc nhậu vỉa hè
Hiệp sĩ Nguyễn Hồ Thế Lộc trong lễ tuyên dương Sống đẹp vì cộng đồng năm 2011. Ảnh: Tiền phong. |
Lộc là thành viên trẻ nhất của câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), đã cùng đồng đội phá 120 vụ án.
Cơ duyên đưa Lộc đến với “nghiệp” bắt cướp vào dịp Noel của 3 năm trước. Anh đi chơi cùng nhóm bạn, chứng kiến một phụ nữ bị cướp giật dây chuyền, hằn vết trên cổ. Lộc phóng xe đuổi theo hai tên cướp nhưng không bắt được. Suốt đêm ấy, Lộc không chợp mắt được vì áy náy.
“Nằm trằn trọc tưởng tượng nếu người thân của mình là nạn nhân không nhẽ cứ đứng nhìn? Nếu mình để tội ác diễn ra trước mắt mà làm ngơ cũng đồng nghĩa là tiếp tay cho bọn cướp”, Lộc nói.
Sau đó, Lộc biết đến hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải và những người khác trong câu lạc bộ liên tục bắt được nhiều băng nhóm tội phạm lấy lại được tài sản giúp dân. Lộc ngưỡng mộ và tham gia CLB phòng chống tội phạm cùng các anh em.
Bà Hồ Thị Mỹ Thắm, mẹ Lộc, không giấu nổi niềm vui trước việc làm tốt của con trai. Sau niềm tự hào ấy, mẹ anh chất chứa những nỗi lo: “Mỗi lần nó tham gia đuổi bắt tội phạm nguy hiểm giữa đêm hôm khuya khoắt mà chưa thấy về là vợ chồng tôi như ngồi đống lửa".
Người mẹ tâm sự, có những hôm 2-3h trời mưa tầm tã nhưng nghe điện thoại xong, Lộc rón rén khóa trái cửa “trốn” đi. Bắt được tội phạm, bàn giao cho công an về tới nhà là miệng huýt sáo, cười vui cả ngày. Trước đây vợ chồng bà cấm đoán, nhưng sau thấy con làm được việc tốt nên rất hạnh phúc. "Nói thật, vợ chồng tôi hiếm hoi chỉ sinh được một mình nó nên lo lắm...”, bà Thắm cho biết.
Ngoài những lần đi bắt cướp, Lộc làm nghề cắt tóc tại nhà. Khách hàng đến tiệm đã quen với hình ảnh cứ nhận điện thoại người dân kêu cứu là ông chủ lên xe phóng đi. Khách biết ý, tạo điều kiện cho Lộc “hoàn thành nhiệm vụ” và tìm mẹ Lộc để trả tiền.
Cơ duyên đưa Lộc đến với “nghiệp” bắt cướp vào dịp Noel của 3 năm trước. Anh đi chơi cùng nhóm bạn, chứng kiến một phụ nữ bị cướp giật dây chuyền, hằn vết trên cổ. Lộc phóng xe đuổi theo hai tên cướp nhưng không bắt được. Suốt đêm ấy, Lộc không chợp mắt được vì áy náy.
“Nằm trằn trọc tưởng tượng nếu người thân của mình là nạn nhân không nhẽ cứ đứng nhìn? Nếu mình để tội ác diễn ra trước mắt mà làm ngơ cũng đồng nghĩa là tiếp tay cho bọn cướp”, Lộc nói.
Sau đó, Lộc biết đến hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải và những người khác trong câu lạc bộ liên tục bắt được nhiều băng nhóm tội phạm lấy lại được tài sản giúp dân. Lộc ngưỡng mộ và tham gia CLB phòng chống tội phạm cùng các anh em.
Bà Hồ Thị Mỹ Thắm, mẹ Lộc, không giấu nổi niềm vui trước việc làm tốt của con trai. Sau niềm tự hào ấy, mẹ anh chất chứa những nỗi lo: “Mỗi lần nó tham gia đuổi bắt tội phạm nguy hiểm giữa đêm hôm khuya khoắt mà chưa thấy về là vợ chồng tôi như ngồi đống lửa".
Người mẹ tâm sự, có những hôm 2-3h trời mưa tầm tã nhưng nghe điện thoại xong, Lộc rón rén khóa trái cửa “trốn” đi. Bắt được tội phạm, bàn giao cho công an về tới nhà là miệng huýt sáo, cười vui cả ngày. Trước đây vợ chồng bà cấm đoán, nhưng sau thấy con làm được việc tốt nên rất hạnh phúc. "Nói thật, vợ chồng tôi hiếm hoi chỉ sinh được một mình nó nên lo lắm...”, bà Thắm cho biết.
Ngoài những lần đi bắt cướp, Lộc làm nghề cắt tóc tại nhà. Khách hàng đến tiệm đã quen với hình ảnh cứ nhận điện thoại người dân kêu cứu là ông chủ lên xe phóng đi. Khách biết ý, tạo điều kiện cho Lộc “hoàn thành nhiệm vụ” và tìm mẹ Lộc để trả tiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét