Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

NỖI NHỚ MÙA THU

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEggmQuukWkDWhSwSaol6X2D0OOLuKUJK8RhMFGIm6CHvTeRQQyb3HqdVTz-QmPtKz-_fO-SrzlKxINH7B3EfYm2FWIEXjUQ6lJYDg5Dx-dgCRCD6Tg9KsTuG5haPZWCfNDiawWkcJAfAKk2/s1600/130908044934c730073b17.gif
Một mình bên tách cà phê 
bên trời thương nhớ tái tê thu vàng
Chàng ơi có biết chăng chàng
Người đi để những bẽ bàng cho ai ? 
 
Thơ TD . Photo Hoa Trinh Nữ

TRUNG QUỐC SỢ THUA KIỆN...

Trung Quốc sợ thua kiện chủ quyền tại Biển Đông

Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây, khi bị Philippines kiện ra tòa liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc gây sức ép đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm buộc Philippines rút đơn kiện.

Đường lưỡi bò trái phép của Trung Quốc. (Hình đồ họa: AFP).
Đường lưỡi bò trái phép của Trung Quốc. (Hình đồ họa: AFP).

Để Manila rút đơn, Bắc Kinh hiện sử dụng quân bài mang tên “Quy tắc ứng xử” dựa trên quan điểm hối thúc các bên hành động theo pháp lý nhằm ngăn chặn xung đột trên Biển Đông.

Tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982. Trước đơn kiện của Philippines, Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này, và Philippines đã yêu cầu Chánh án Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định “trọng tài viên” đại diện cho Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Manila đã chỉ định một Giáo sư về luật quốc tế người Đức và nếu 3 trọng tài viên còn lại được chỉ định, quá trình xét xử sẽ được tiến hành mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc.

Trước những diễn biến nêu trên, Trung Quốc đang gây áp lực đối với các nước ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, nhằm mục đích ngăn cản việc “xét xử vắng mặt” đối với tính bất hợp pháp trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Về các phán quyết trước đây của Tòa án Trọng tài Quốc tế, cũng không ít trường hợp tòa án này đưa ra phán quyết phân rõ trắng đen. Ví dụ như trong vụ phân xử tranh chấp giữa Argentina và Chile đối với chủ quyền 3 hòn đảo trên kênh Beagle, phía Chile đã thắng kiện với phán quyết khẳng định đối với các đảo này. Trung Quốc thực sự lo ngại về một phán quyết tương tự trong trường hợp này.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang có ý đồ cô lập Philippines với sách lược phân hóa nội bộ ASEAN, đồng thời “đóng nhát đinh” răn đe khiến các nước khác trong khu vực không có cơ hội tận dụng vụ kiện của Philippines.

Liên quan đến quy tắc ứng xử “xem xét lại” việc rút đơn kiện, phía ASEAN đang thương lượng với Trung Quốc nhằm xây dựng một dự thảo về quy tắc này song Trung Quốc vẫn liên tiếp từ chối tham gia chính thức vào các cuộc tham vấn chính thức đó.
Điều này vô hình trung tạo tâm lý lo ngại bên trong ASEAN rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc. Bắc Kinh đã khéo léo lợi dụng thực tế này để gây sức ép đối với ASEAN nhằm tạo ra tác động nhất định đến Manila.

Trong khi đó, trước sự kiện tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ lối hành xử vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” trên biển.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định rằng hành vi đó (của Hải quân Trung Quốc) “là phản ứng chính đáng đối với các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp,” trong khi phát ngôn của Hải quân Trung Quốc lớn tiếng cho rằng “Hải quân nước này đã bắn hai quả pháo sáng lên trời cảnh cáo.” Thực tế, các thuyền trưởng tàu cá Việt Nam đều khẳng định rằng họ bị tàu Trung Quốc “bắn 4-5 phát đạn”.
Theo Vietnam+

TRUYỆN CỰC NGẮN


Chủ nhật, tháng ba 31

Truyện cực ngắn: Đường Tăng- Giải nhất cuộc thi Truyện cực ngắn. Trương Quốc Dũng

  
   Truyện cực ngắn "Đường Tăng" của tác giả Trương Quốc Dũng  đoạt giải nhất cuộc thi Truyện cực ngắn của tạp chí Thế Giới Mới và Hội Nhà Văn  tổ chức năm 1994.  Tác phẩm  đã gây xôn xao dư luận, thậm chí phản ứng mạnh mẽ  trong giới Phật tử thời đó và  nhận nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng và công chúng văn học,  do văn hóa đọc, những cách đọc (tiếp nhận văn  chương) khác nhạu. TQH đăng lại truyện "Đường Tăng" và giới thiệu  cách tiếp thụ tác phẩm nầy của TS văn học Lê Ngọc Trà  và  của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Tâm


      Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật, Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.
Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tình cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở.
Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần linh thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: mau thành chính quả. Ông thương người. Nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của cõi Người và Phật, ông chợt hiểu ra cội rễ của tình thương ấy. Mỗi lần cứu giúp con người, ông chỉ thầm tính toán như xây thêm cho mình một bậc thang tới Phật đài.
Nhiều lần Đường Tăng đã tự hỏi tại sao nước mắt mình ngày càng lạnh giá. Giờ đây ông thầm biết, trên con đường thỉnh kinh về cứu rỗi người đời, ông đã dần dần xa lạ với con người.
Ông trở mình, thở dài: không là người, ta sẽ là ai? Yêu quái cản đường, biết bao kẻ chính từ trên đây xuống, pháp thuật vô biên, ác nghiệt vô cùng. Ta nhập vào chốn ấy biết rồi thành Phật hay ma?
Đường Tăng chợt nhói trong tim. Ông khẽ rên lên, hai tay ôm ngực. Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông âu lo. Cả ba hình như đều không ngủ.
Đường Tăng thở hắt: "Không sao đâu. Ta chỉ chợt nhớ tới ngày xưa?". Nói rồi lại nhắm mắt.
Nghe tiếng Ngộ Không: "Xin thầy đừng tự dối lòng. Thầy đang nhớ cả kiếp người ?"  Đường Tăng rùng mình khi giọng Ngộ Không quá u uất . " Con từ đá sinh ra. Coi thường cả thần thánh, yêu ma, chỉ mong được thành người. Thầy đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao khỏi xót xa"
Bát Giới cười khẽ: "Làm người có gì vui. Chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên, sung sướng biết bao nhiêu. Thầy đừng luyến tiếc".
Sa Tăng an ủi:  "Thầy trò mình sắp hóa Phật mang đạo xuống khai sáng cho loài người. Công quả vĩ đại lắm".
Đường Tăng lắc đầu, nằm im hồi lâu, hai tay vẫn đặt lên tim, mắt vẫn nhắm, nước mắt trào ra ấm nóng lại. Rồi như trăng trối: "Ta ước gì đêm nay đừng sáng. Ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du. Ngộ Không ơi! Một đời con mong được thành người thì bị bắt ép phải theo ta để thành Phật. Bát Giới tự dối mình giác ngộ thật ra chỉ là đi tìm một chốn hoan lạc mới. Sa Tăng rời cõi u mê này sang cõi hoang tưởng khác mà lại hy vọng khai sáng. Còn ta? Không còn là người không phải là người thì làm sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người?".
Ngộ Không sụp xuống nắm tay thầy nghẹn ngào: "Thầy đã nhận ra chân lý. Nhưng chậm quá rồi?".
 
Đường về. Qua sông. Thiên sứ vừa cười vừa chỉ cho Đường Tăng thấy thân xác ông đang trôi dạt dưới cầu.
Nhưng Đường Tăng đã không nghe thấy gì nữa. Đôi mắt vô hồn.
 Trương Quốc Dũng


 Lời bình của TS văn học Lê Ngọc Trà:

    Cũng như Ngô Thừa Ân ngày xưa, trong truyện rất ngắn trích dẫn ở trên, Trương Quốc Dũng đã hư cấu nhân vật Đường Tăng. Thành ra, đúng như Lê Ngọc Trà đã nhận định, ở đây "không phải là chuyện lựa chọn giữa Phật và đời, giữa tâm linh và vô thần, duy vật. Tác giả chỉ mượn cốt truyện xưa để gửi vào đó một điều mình suy nghĩ, vì vậy ở đây Phật chỉ có nghĩa như một điển tích, một hình ảnh". Phải chăng điều Trương Quốc Dũng muốn gửi gấm được gói trọn trong tâm sự cuối cùng của Đường Tăng: "Không còn là người, không phải là người thì sao đồng cảm mà đòi khai sáng, cứu vớt con người"?

    Nét sáng tạo độc đáo của tác giả nằm ở chỗ đề cao và gắn bó với kiếp người. "Khác với Tây Du Ký, ở đây Đường Tăng người hơn, đời hơn và dễ thương hơn. Cũng "nhại" truyện Tây Du, nhưng đến phần cuối, tác giả bất ngờ rẽ sang lối khác để cho Đường Tăng "ngộ" ra không phải cái thuộc về đạo mà là cái thuộc về đời - cái chân lý về giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của sự hy sinh và con đường "cứu vớt con người"... Hóa ra kiếp người dẫu lầm than và buồn chán bao nhiêu vẫn là một kiếp sống, một sự sống trên cõi đời này. Được sống, được làm người vẫn là điều quý giá nhất" 

  Lời bình của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Tâm 
 
  ... Hình ảnh bốn thầy trò Đường Tăng trải qua bao gian nan vất vả để đi Tây Trúc thỉnh kinh mong tu thành chính quả đã quá quen thuộc với người đọc. Trong truyện, sau khi nhiệm vụ hoàn thành, cả bốn được ban cho thoát khỏi chốn dương trần về với cõi Phật, trong đêm cuối cùng làm người, Đường Tăng không ngủ được. Tác giả đã viết về những con sóng trong lòng Đường Tăng trong đêm ấy. Trong truyện Tây Du Ký chúng ta chỉ tưởng ra sự hài lòng đến tuyệt đối của bốn thầy trò chứ chưa từng nghe nói đến một sự băn khoăn nào. Tác giả làm cho người đọc sửng sốt khi Đường Tăng tỏ ra băn khoăn về sự lựa chọn của mình, nghi ngờ chân lý mình theo đuổi. Nhưng đã quá muộn. Nếu như người đọc không hiểu dụng ý của tác giả thì sẽ ngỡ đó là sự cân đo giữa Đạo và đời, nhưng thực chất không phải thế. Phần hậu truyện này giúp chúng ta nhận ra rõ “đạo” không ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta...

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

CƯỜI KHÌ


CƯỜI KHÌ


Nồi canh có rất nhiều sâu
Đổ bỏ thì tiếc,ăn vào thì nguy
Cậy mình có kính hiển vi
Soi lui,soi tới;Cười khì:"Không sâu"!

Làng Hóp  31-3-2013 T.D

NGÔI SAO HOLLYWOOD KHOE VẺ ĐẸP TUYỆT MỸ VÌ...TRÁI ĐẤT

Ngôi sao Hollywood khỏa thân khoe vẻ đẹp tuyệt mỹ vì... trái đất

(Dân trí) - Ngày 22/4 hàng năm được coi là Ngày Trái đất. Nhiều nghệ sỹ, ngôi sao của Hollywood đã tham gia dự án chụp ảnh khỏa thân, khoe vẻ đẹp "thiên nhiên" tuyệt mỹ để ủng hộ Ngày Trái đất.

Những bức ảnh này nằm trong cuốn sách ảnh “Natural Beauty” (Vẻ đẹp tự nhiên) sắp được ra mắt vào đầu tháng 4 này. Hiện nó đang rất thu hút sự quan tâm bởi trong đó có những hình ảnh khỏa thân hiếm có của các nữ diễn viên, người mẫu nổi tiếng tại Hollywood.
Được biết, dự án nhiếp ảnh này đã mời nhiều người nổi tiếng tham gia. Những người được mời phải là những cá nhân có phong cách sống lành mạnh, có sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm đối với môi trường.
Nhiếp ảnh gia James Houston hy vọng việc tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của những người nổi tiếng sẽ giúp anh có đủ kinh phí để thực hiện những dự án bảo vệ môi trường trong tương lai. Tất cả số tiền bán sách ảnh sẽ được dành để thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường cho cộng đồng.
Nhân vật nổi tiếng đầu tiên lộ diện là Emma Watson, điều này khiến báo giới và người hâm mộ rất bất ngờ bởi đây là lần đầu tiên Emma đồng ý chụp hình bán khỏa thân để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bên cạnh Emma Watson còn có những cái tên khác nổi tiếng trong giới người mẫu như Anja Rubik và Karlie Kloss. Ngày càng có nhiều ngôi sao quyết định tham gia dự án từ thiện này. Cuốn sách ảnh có hai chủ đề lớn bao quát là vẻ đẹp con người và vẻ đẹp của giới tự nhiên.
Nhiếp ảnh gia Houston chia sẻ: “Bằng cách tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của cả thiên nhiên và con người, tôi hy vọng những hình ảnh này sẽ truyền cảm hứng cho người xem để họ thêm trân trọng và biết giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh.”
Vào tháng 4 này, những bức ảnh sẽ được đem trưng bày tại triển lãm và sau đó đem bán đấu giá gây quỹ ủng hộ cho các tổ chức hoạt động vì môi trường tại Mỹ. Trong quá khứ, nhiếp ảnh gia Houston đã từng gây quỹ ủng hộ cho các tổ chức hoạt động về giáo dục giới tính và phòng chống AIDS tại Mỹ một số tiền khổng lồ trị giá 1,5 triệu đô la.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh ấn tượng trong bộ ảnh “Natural Beauty”:


Nữ diễn viên Emma WatsonNữ diễn viên Emma Watson
Người mẫu Karlie KlossNgười mẫu Karlie Kloss
Người mẫu Arizona Muse và con traiNgười mẫu Arizona Muse và con trai
Người mẫu Irina ShaykNgười mẫu Irina Shayk
Người mẫu Irina ShaykNgười mẫu Irina Shayk
Người mẫu Lais RibeiroNgười mẫu Lais Ribeiro
Người mẫu Anja RubikNgười mẫu Anja Rubik
Chị em người mẫu Jessica và Ashley HartChị em người mẫu Jessica và Ashley Hart
Cặp diễn viên múa Edgar Anido và Christina DoolingCặp diễn viên múa Edgar Anido và Christina Dooling
Người mẫu Elettra WiedemannNgười mẫu Elettra Wiedemann
 
 
Pi Uy
Theo DailyBeast

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

"THẦN ĐÈN ĐẤT BẮC"

Thứ Sáu, 29/03/2013 - 14:11

Choáng váng vì sau một đêm, tòa nhà “chạy” gần 60m



(Dân trí) - Người dân tỉnh Bắc Ninh từng được một phen choáng váng bởi sau một đêm ngủ dậy, thấy tòa nhà của trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân” di chuyển so với vị trí móng cũ gần 60m và xoay ngược hướng so với trước đó.



Gặp gỡ “thần đèn đất Bắc” Lê Quốc Khánh tại lễ công bố danh sách các công trình đoạt giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2012 vừa diễn ra tại Hà Nội, phóng viên được nghe ông hào hứng khoe về công trình “Nghiên cứu công nghệ và thiết kế, chế tạo thử nghiệm trang thiết bị đồng bộ phục vụ xử lý sự cố lún nghiêng - sập công trình xây dựng và di dời nhà” đã được Bộ Khoa học - Công nghệ đánh giá cao. Công trình này cũng đã giúp ông được nhận Giải Nhất lĩnh vực Cơ khí tự động hóa - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam 2012, đồng thời nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Công trình là tâm huyết của hai cha con ông (TS Đỗ Quốc Việt và Ths Đỗ Quốc Khánh - Công ty xử lý lún nghiêng Việt Nam) sau 15 năm trong nghề, đối mặt với thách thức vật lộn, di chuyển chống lún an toàn cho hàng trăm cho công trình lớn nhỏ. Với công trình nghiên cứu này, ông Khánh tính toán sẽ tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng/năm.

“Hàng năm cả nước có hàng ngàn công trình có sự cố hoặc có nhu cầu di dời. Nếu công trình được ứng dụng tốt ngoài vấn đề sẽ tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng/năm còn giúp giảm thiểu chi phí của các cơ quan nhà nước khi phải huy động vào giải quyết sự cố, khiếu kiện, chi phí tháo dỡ, sơ tán các công trình lân cận”- ông Khánh say sưa chia sẻ.

Trụ sở đài phát thanh huyện Xuân
Trụ sở đài phát thanh huyện Xuân Trường, Nam Định đã được di chuyển cách vị trí cũ gần 30m, quay 180 độ




Nhớ về những kỷ niệm trong hơn chục năm làm nghề, ông Khánh nhẩm tính, đến nay đã di chuyển, chống lún gần 200 công trình lớn nhỏ. Trong số đó có những ngôi nhà cao tầng của dân bị nghiêng tới mức không ai dám tin có thể khắc phục được. Ông Khánh nhớ mãi kỷ niệm đầu tiên khi đứng trước ngôi nhà nghiêng ở quốc lộ số 6, thị trấn Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ngôi nhà ba tầng, khi thả dọi từ tầng ba xuống mặt đất là 3,1 m, tính theo góc nghiêng là 29 độ, gấp gần 8 lần độ nghiêng của tháp Pisa (Italia).

Không chỉ có độ nghiêng lớn, đằng sau ngôi nhà là cả hệ thống cáp quang của thành phố Hòa Bình. Nếu nhà đổ, hệ thống này sẽ tê liệt, thiệt hại vô cùng lớn.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ông Khánh đã “nâng bổng” ngôi nhà lên 1,5 m, sau đó thay thế chân cột bê tông cốt thép bằng cọc nhồi bê tông cốt thép để vừa chống lún vừa phòng ngừa trôi trượt. Công việc hoàn thành hơn cả mong đợi sau hai tháng thi công. Đến nay, ngôi nhà hoàn toàn không có dấu hiệu bất thường. Đó là thời điểm công ty mới hoạt động với thiết bị khá thô sơ.

Mới đây khi áp dụng máy tính điện tử và các thiết bị nâng hạ hiện đại, ông Khánh và cộng sự đã chống lún an toàn tuyệt đối cho một tòa nhà chung cư 14 tầng tại Hà Nội. Trước khi được khắc phục, tòa nhà này có hiện tượng sụt móng do mắc sai lầm về kỹ thuật trong quá trình thi công trước đó.

Trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân”
Trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân” di chuyển so với vị trí móng cũ gần 60 m

Một “tác phẩm” khác của ông Khánh khiến nhiều người khó tin là trụ sở Đài phát thanh huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cả tòa đã quay 180 độ và di chuyển cách vị trí cũ gần 30m. Theo TS Đỗ Quốc Việt (con trai ông Khánh), đây không phải là tòa nhà duy nhất ở tỉnh này được xoay hướng, nâng cao di chuyển sang vị trí móng mới. Trước đó, những công nhân kỹ thuật dưới sự chỉ đạo của ông Khánh cũng đã “phù phép” khiến trụ sở Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em của tỉnh Nam Định xoay 90 độ và di dời đến khu đất mới cách đó gần 8m. Người dân tỉnh Bắc Ninh cũng được một phen choáng váng sau một đêm ngủ dậy, thấy tòa nhà của trường trung cấp nghề Thuận Thành “mọc chân” di chuyển so với vị trí móng cũ gần 60 m và xoay ngược hướng so với trước đó.



Ông Khánh tâm sự, 15 năm làm cái nghề lạ lùng này, ông phải tự mày mò, nghiên cứu kinh nghiệm qua tài liệu nước ngoài hoặc trên internet, rồi tự thiết kế những công cụ, máy móc đặc chủng phục vụ công việc. Từ lúc chỉ là những thiết bị rất đơn sơ, đến nay công ty đã áp dụng khoa học công nghệ hiện đại giúp việc di chuyển có thể tính toán chính xác đến từng cm. May mắn là người con trai của ông Khánh cũng rất say sưa theo nghề “độc” của bố. TS Đỗ Quốc Việt sau 10 năm học tập tại Pháp đã chính thức trở về Việt Nam với quyết tâm mở rộng và phát triển nghiệp của bố.



“Điều khiến bố con tôi và các cộng sự tâm đắc nhất là suốt trong quá trình xử lý lún nghiêng, di dời hàng trăm công trình chưa có công trình nào xuất hiện vết nứt đáng kể, các công trình được giữ nguyên móng. Cũng chưa xảy ra bất cứ tai nạn lao động nào, sự cố phụ nào. Đặc biệt các hộ gia đình vẫn có thể ở trong nhà ngay khi đang chỉnh nghiêng, di dời, không phải sơ tán hoặc đi thuê nhà” - ông Khánh cho biết.



Với đề tài khoa học vừa được nhận giải Nhất từ Bộ Khoa học Công nghệ, “thần đèn đất Bắc” mong mỏi sẽ mở ra một ngành nghề mới tại Việt Nam. Kết quả của đề tài cũng sẽ là cơ sở khoa học giúp nhà nước, các nhà chuyên môn hoàn chỉnh hơn các quy trình, quy phạm cũng như sửa chữa được các thiếu sót do khảo sát, thiết kế, thi công gây ra, phòng ngừa trước các sự cố, rủi ro khác, giúp an toàn về tính mạng, tài sản cho người dân.



Phạm Thanh

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

CHUNG THUỶ VẬY


TÌNH CẢNH




Anh ăn chả,em ăn nem - đã trót !
Chuyện ly hôn đắng đót…nđâu thèm
Còn lời này,anh chắc cũng như em
"Vì con cháu…" ta đành chung thủy vậy !

thanhdalanghop@yahoo.com 29-3-2013

TRẮNG

Thứ năm, ngày 28 tháng ba năm 2013

TRẮNG


Trắng đêm,rồi lại trắng ngày
Tâm tư lưng lửng - mê say nỗi nào ?

Thanhdalanghop 29-3-2013

TƯ DUY AN PHẬN

THÔI ĐÀNH AN PHẬN


Phận mình dốt nát ngu si
Êch ngồi đáy giếng,biết gì mà lo

Cầm đèn chạy trước ô tô
Giao thông tai nạn bây giờ rất kinh

Ta về lo lấy phận mình
Cày sâu cuốc bẫm gia đình ấm no

Đêm về nằm ngáy o o
Việc trời,việc đất mặc cho thiên đình ! 

Làng Hóp 29-3-2013
NÔNG VĂN DỀN TD

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

DÂN VIỆT QUẬT CƯỜNG

Hình ảnh về một "Nước Việt Nam từ trong máu lửa"

(Dân trí)- Những ngày này, dân tộc lại sục sôi trước câu chuyện về chủ quyền biển đảo. Từ thế kỷ trước, báo chí thế giới đã từng ngợi ca Việt Nam như một "điều kỳ diệu" qua hai cuộc chiến lịch sử. Một đất nước từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
 >>  Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt
 >>  Trung Quốc đừng dại thử lòng yêu nước của dân tộc Việt

Báo Mỹ đăng tải hình ảnh cuộc chiến ở Việt Nam 50 năm trước
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng cả phía Mỹ và Việt Nam đều chưa thể quên cuộc chiến từ thế kỷ trước. 45 năm sau, báo Mỹ vẫn nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai như một tội ác. Năm 1963, khi số lượng binh lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam tăng từ con số vài trăm lên tới hơn 10.000. Việc người Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến cách họ nửa vòng trái đất khi đó đã trở thành đề tài lớn để báo chí Mỹ khai thác. Việt Nam khi đó là một trong những danh từ riêng xuất hiện liên tục trên sóng phát thanh, truyền hình của nhiều quốc gia. Việt Nam - một danh từ bí ẩn đã nhanh chóng khiến cả nhân loại phải biết tới: một đất nước nhỏ bé với những người dân bé nhỏ nhưng chiến đấu ngoan cường, bất khuất dù trong tay họ khi đó gần như… chẳng có gì.
Hình ảnh về một Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Những bức ảnh chụp từ cuộc chiến tranh Việt Nam đoạt giải thưởng lớn, gây rúng động khắp thế giới. Bức ảnh "Em bé Na-pan" này đã giúp phóng viên ảnh chiến trường Nick Út đoạt giải Pulitzer.
Những người lính du kích bị sát hại trên đồng bằng sông Cửu Long.
..."Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"..
(Trích thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Một lính Việt Minh bị bắt và bị đưa đến sở chỉ huy để thẩm vấn.
Cuộc chiến ấy đã lấy đi bao nhiêu máu và nước mắt của dân tộc. Chính báo Mỹ sau này đã bình luận, có lẽ máu và nước mắt đã tôi luyện cho những chiến sỹ Việt Nam trở nên sắt đá. Chính máu và nước mắt đã biến một dân tộc nhỏ bé trở thành anh hùng.
Sa lầy trong một khu rừng thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Một tay súng đang do thám khu vực bên dưới.
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.
Đối với người Mỹ khi đó, họ vốn quen với việc tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền hình, phát thanh lớn, khái niệm về việc thu nhận tin tức qua ảnh đăng tải trên những tờ tuần báo từng khiến họ thấy sốc. Hóa ra một phần sự thật đã bị những kênh tin tức chính thống che giấu hoặc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng.
Bích Ngọc
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.

 Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan

Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn dứng dậy sáng lòa (trích thơ Nguyễn Đình Thi)
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Buộc những người Mỹ đã phải cúi đầu
Khi cho đăng tải lại những bức ảnh chân thực về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, một tờ báo Mỹ có viết "Đối với những độc giả trẻ, những người không sinh ra trong thời kỳ ấy, chúng tôi cho rằng rất đáng để nhắc lại cho các bạn nhớ lại lịch sử qua những bức ảnh không hề có sự sắp đặt hay dàn dựng này". 

Chúng tôi cũng vậy. Nhìn lại lịch sử để thấy thiêng liêng hơn với từng tấc đất của tổ quốc mình. Mỗi tấc đất ấy đều thấm đẫm máu xương của những người đã ngã xuống. Điều ấy có thể đã nghe quen rồi. Nhưng lịch sử là đây.


Hiền Hương- Bích Ngọc

TRUNG QUỐC MUỐN GÌ ?

next


Thứ Tư, 27/03/2013 - 16:40

Tàu hải quân Trung Quốc "đổ" xuống Biển Đông, tiến sát Malaysia

(Dân trí) - Một đội tàu đặc nhiệm lưỡng cư, được trang bị tối tân của hải quân Trung Quốc đã tới bãi cạn James, cách Malaysia chỉ khoảng 80 km, trong động thái phô trương lực lượng chưa từng có tiền lệ ở vùng biển mà Trung Quốc coi là “cực nam” của “đường lưỡi bò”.

 Jinggangshan trong cuộc diễn tập gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3 vừa qua.
Jinggangshan trong cuộc diễn tập gần tỉnh Hải Nam ngày 20/3 vừa qua.
Hạm đội gồm 4 tàu do tàu đổ bộ Jinggangshan dẫn đầu, đã tới bãi cạn James, cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km và cách bờ biển lục địa chính của Trung Quốc tới 1.800m. Đây là khu vực gần với đường giới hạn của cái gọi là “đường 9 đoạn” Trung Quốc tự đưa ra hòng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông.

Tân Hoa xã hôm qua 26/3 cho biết, trong buổi lễ được thực hiện ngay bên ngoài bãi cạn James, lính thủy đánh bộ và thủy thủ đã tập trung trên boong tàu Jinggangshan, một trong 3 tàu đổ bộ dài 200m của hải quân Trung Quốc, cam kết “bảo vệ” Biển Đông, “duy trì chủ quyền quốc gia và vươn tới giấc mơ về một Trung Hoa mạnh mẽ”. 
“Đây là một thông điệp mạnh mẽ đầy bất ngờ được lực lượng đặc nhiệm này phát đi, trong vai trò hoạt động mới so với các cuộc tuần tra trước của Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong khu vực”, Gary Li, nhà phân tích cấp cao tại IHS Fairplay ở London nhận định.
 Lính thủy đánh bộ và thủy thủ trên boong tàu Jinggangshan ngày 26/3.
Lính thủy đánh bộ và thủy thủ trên boong tàu Jinggangshan ngày 26/3.
“Giờ đây không chỉ là vài tàu xuất hiện ở đâu đó, mà là một tàu đổ bộ tiên tiến, chở lính thủy đánh bộ cùng tàu đệm khí và được hộ tống bởi một đội tàu hộ tống tốt nhất trong hạm đội PLAN”, ông cho hay. Ông cũng cho biết thêm các chiến đấu cơ cũng được triển khai nhằm bảo vệ cho lực lượng đặc nhiệm.

“Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến điều gì như thế này từ trước tới nay, xét về cả số lượng và chất lượng…Khó có thể biết đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng chắc chắn nó phản ánh tham vọng của ông Tập Cận Bình về những cuộc diễn tập mang tính thực tế hơn nữa”.
Các tàu đổ bộ trên được xem là một trong những tàu tiên tiến nhất của PLA. Việc triển khai các tàu này được các nước trong khu vực theo dõi sát sao. Tàu đổ bộ đầu tiên của Trung Quốc, Kunlunshan, đã được sử dụng trong công tác chống hải tặc ở Sừng châu Phi.

Hình ảnh được phát tán trên mạng Trung Quốc cho thấy lính thủy đánh bộ xông lên bờ biển và được tàu đệm khí cùng trực thăng triển khai từ Jinggangshan hỗ trợ, trong đợt tập trận kéo dài ngày trên các vùng biển mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.

Theo Tân Hoa xã, các tàu này dự kiến quay trở lại hướng bắc, qua eo Bashi giữa Đài Loan và Philippines, tới tây Thái Bình Dương để tiến hành thập trận thêm.

Tin tức về sự xuất hiện của Jinggangshan ngoài khơi bãi cạn James vào tối qua đã là chủ đề bàn luận nóng trong giới chức quân sự khu vực. Theo một tùy viên quân sự, việc triển khai lực lượng đặc nhiệm lưỡng cư cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền của mình. Theo ông “Trường Sa đã là một nhẽ, nhưng hướng tới bãi James một lần nữa cho thấy Trung Quốc không ngần ngại gửi thông điệp tới khu vực, trong năm mà Brunei làm chủ tịch ASEAN”.

Vũ Quý
Theo South China Morning Post

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

PHẢI LÀM CHO TRUNG QUỐC CHÙN BƯỚC...

Phải làm Trung Quốc chùn bước, chấm dứt hành động thô bạo trên biển Đông

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao cho rằng, Trung Quốc đang leo thang trên biển Đông, sử dụng vũ lực để trực tiếp xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển này.


 >> Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc

 

Luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao
Luật sư - tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao là Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

Việc tàu Trung Quốc (TQ) cản trở, xua đuổi ngư dân Việt Nam (VN) trên biển Đông đã diễn ra nhiều lần và VN cũng nhiều lần kiên quyết phản đối. Mới đây theo phản ánh của một số ngư dân Quảng Ngãi, tàu của họ đã bị tàu tuần tra TQ bắn và làm nóc cabin tàu bị cháy. Ông nhận định thế nào về hành vi này?

Trước đây TQ chỉ đe dọa bằng lời nói và thực hiện các hành động mang tính chất hành chính, ít nhiều còn giữ kiềm chế ở mức dân sự, nhưng hành động gần đây nhất thể hiện sự leo thang hết sức nguy hiểm, đó là đẩy lên mức độ bắt đầu dùng vũ lực trực tiếp xâm phạm các quyền, chủ quyền hợp pháp của VN trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Đây không còn là sự đe dọa vũ lực nữa mà là sử dụng vũ lực trực tiếp rồi. Xét trên tất cả các hành vi của TQ, ta có đủ căn cứ để khẳng định rằng TQ đang vi phạm một cách thô bạo pháp luật quốc tế.

TQ tuyên bố tăng cường tuần tra ở biển Đông trong năm 2013 với hàng loạt tàu ngư chính để thực hiện cái gọi là “nghiên cứu khoa học” và đưa hàng nghìn nhân viên hoạt động phi pháp ở biển Đông trong năm nay. Đây là hành động xuất phát từ “cơn khát” thủy sản, hay hành động uy hiếp và lấn tới?

TQ thực hiện chính sách bành trướng một cách đồng bộ và tinh vi. Họ không ngượng gì khi sẵn sàng nói dối một cách trắng trợn rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. TQ dã tâm lấn biển bằng những biện pháp cụ thể như đưa tàu thuyền ngư dân áp chế, tàu ngư chính xuống phía nam giám sát, tuyên bố những thời vụ cấm đánh bắt hải sản. Bước tiếp theo là đưa tàu quân sự xuống tập trận.

Từ thực tế, lời nói, trên phương diện ngoại giao cũng như thông tin tuyên truyền đã thể hiện rõ dã tâm của TQ là bằng bất kỳ mọi giá phải xuống phía nam, độc chiếm biển Đông, mặc dù họ luôn nói là sẵn sàng giải quyết bằng hòa bình, đàm phán. Nhưng sợ dư luận quốc tế nên TQ không dám đàm phán đa phương, chỉ đàm phán song phương. Ngay cả đàm phán song phương, nếu giải quyết bằng cơ chế thứ 3 tức là cơ chế tài phán quốc tế như Philippines đã đề xuất, thì TQ lại từ chối.

VN cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của ngư dân để ngư dân bám biển?

VN cần mềm dẻo nhưng cũng cần bản lĩnh và kiên quyết. Trước hết nhà nước phải có phương thức bảo vệ ngư dân, tăng cường các tàu kiểm ngư hiện đại ra biển, sát cánh để bảo vệ ngư dân. Ta không đối đầu, đụng độ với tàu TQ, nhưng ít nhất sự hiện diện của các lực lượng thực thi pháp luật một mặt làm cho họ chùn tay, mặt khác để ngư dân an lòng.

Thứ hai, nhà nước cần có chế độ chính sách bảo hiểm cụ thể với ngư dân trong trường hợp họ bị cướp hết, tàu bị đâm chìm, thậm chí nếu cần phải lấy tiền ngân sách để đền bù thiệt hại, đóng tàu mới. Ngư dân không chỉ đánh bắt hải sản, họ còn đang làm nhiệm vụ tiền tiêu, bảo vệ chủ quyền.

Ngoài ra, ngư dân cũng có thể đi biển theo một hội nhiều thuyền, trang bị bộ đàm hiện đại để hỗ trợ lẫn nhau, báo cho tàu cảnh sát biển hoặc lực lượng hải quân. Cần ghi nhận những hình ảnh xâm phạm từ phía TQ để vạch trần những hành vi này với quốc tế.

VN có thể tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế như thế nào?

Đối với biển Đông, dường như TQ đã bất chấp, giả vờ nói là giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, vờ đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử. Nếu TQ có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, biết ý thức cần phải xây dựng quan hệ quốc tế trên nền tảng những quy tắc chứ không phải nền tảng bạo lực và lớn tiếng thì chắc đã khác. Tuy nhiên, VN cũng cần tranh thủ diễn đàn ASEAN, các nước bên ngoài như Châu Âu, Mỹ để họ nhận thức đúng đắn vấn đề cốt lõi.

Xin cảm ơn ông!

Theo Vân Anh
 Lao Động

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

BỐ CỦA KỸ SƯ

"LÔNG RÂN" VIỆT TA "RỎI" QUÁ!

Nếu còn cái B.L yahoo (bờ lốc y-a-hu ấy) thì cái tin sau ai cũng đọc,nhưng sang đây có thể nhiều bạn chưa,vậy nên H.N tha vđể bạn bè biết cái TUYỆT VỜI của nông dân Việt mình nhé!
ĐÁNG TỰ HÀO-Nhưng cũng buồn vì cái công trình của người chân lấm tay bùn này KHÔNG CÓ CHỖ SỐNG TRÊN QUÊ MẸ.

(Nếu bạn nào xem bài này thì đọc cả cái này cho nó thêm thoải cái con gà trống về tinh thần nữa nhé:>>Người phụ nữ bán nhà kêu oan cho chồng.)

***

Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại

TT - 10 năm trước đây, tên tuổi ông Trần Quốc Hải (ngụ Suối Dây, Tân Châu, Tây Ninh) nổi như cồn với những chiếc máy bay trực thăng mang thương hiệu “Hai lúa”. Không bay được ở trong nước nhưng những chiếc trực thăng đó đã được xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc.
>> Quả bom lớn nhất Việt Nam >>Người phụ nữ bán nhà kêu oan cho chồng >> Chuyện khó tin ở ngôi làng giết chó lớn nhất Việt Nam


Ông Hải và chiếc máy đào củ mì do mình sáng chế - Ảnh: N.Hậu
Ước mơ chế tạo máy bay trực thăng để bay trên vùng rẫy bón phân như ngành nông nghiệp Mỹ đã thực hiện, ông Hải dành nhiều thời gian tìm tòi, học hỏi quy trình vận hành, nguyên tắc hoạt động của máy bay.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, năm 2003 ông chế tạo chiếc máy bay trực thăng đầu tiên. Năm 2005 chiếc máy bay thứ hai ra đời, cải tiến, hiện đại hơn chiếc trước mà giá thành chỉ bằng... một chiếc ôtô. Ông đã cùng cộng sự đưa máy bay ra đồng bay thử. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kết luận máy bay “không thể bay được”.
Xuất khẩu máy bay
Việc một nông dân chế tạo máy bay bằng phương pháp thủ công đã được một số tổ chức khoa học kỹ thuật trên thế giới ghi nhận. Họ đã liên hệ để đưa chiếc “trực thăng ông Hải” đi chu du, triển lãm ở nhiều nước, từ Mỹ, Đức, Nhật đến Hàn Quốc, Singapore, Úc... và công nhận ông là “kỹ sư - nhà nông”.


Thông qua Internet, ông Hải gặp lại “đứa con” của mình, hiện được trưng bày ở một bảo tàng ở nước ngoài - Ảnh: N.H.
Từ đơn đặt hàng của nông dân
Theo ông Hải, nông dân hiện nay trồng mì vẫn dựa vào sức người là chính. Với tiền công khoảng 120.000 đồng/người, khoảng 17 người mới trồng hết 1 ha/ngày - tức tốn gần 2 triệu đồng/ha. Nhưng vấn đề ở chỗ tìm nhân công không dễ vì đến mùa vụ nhiều rẫy cần người cùng lúc nên xảy ra tình trạng “giành giật” nhân công. Nhiều người gợi ý ông chế tạo máy trồng mì.
Và chiếc máy đã ra đời đáp ứng nhu cầu của người nông dân. Với máy trồng mì, mỗi ngày cùng với năm nhân công, có thể trồng được 10 ha với chi phí nhân công và xăng dầu chỉ hết 1,5 triệu đồng. Giá mỗi chiếc máy như vậy khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa tính đầu máy kéo). Ngoài máy trồng mì, ông còn sản xuất hàng loạt máy như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ, máy bón phân..., cơ giới hóa gần như toàn bộ quy trình trồng mì.
Nhiều nông dân gặp ông than rằng thanh niên không gắn bó với đồng ruộng, bỏ đi làm công nhân dẫn đến thiếu người bốc vác, vận chuyển nông sản. Ông lại mày mò chế tạo chiếc máy sáu bánh chở nông sản có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả đồi núi.
Khi người trồng cao su lo lắng mùa khô lá rụng nhiều chỉ cần bất cẩn thì cả vườn cao su bạc tỉ sẽ có nguy cơ cháy. Vườn cao su 5ha phải cần đến 10 người quét gom lá trong một ngày. Với hàng ngàn hecta cao su như hiện nay thì không thể tìm đâu ra người để làm. Nhận được lời đặt hàng, ông suy nghĩ, bắt tay vào chế tạo. Và chiếc máy thổi lá cao su đã ra đời. Chỉ cần một người một máy có thể thổi lá cao su ra khỏi gốc cây và gom lại thành hàng thẳng tắp với công suất 25 ha/ngày.
Chưa hết, nhiều người đặt hàng chế tạo máy tận thu mủ cao su lẫn trong đất cát. Sau một thời gian ngắn, ông đã khiến nhiều nông dân vui mừng khôn xiết khi cho ra đời máy “giặt” mủ cao su. Mỗi giờ máy “giặt” được 800kg mủ. Lợi ích kinh tế ở chỗ: 1kg mủ bẩn giá khoảng 9.000 đồng, sau khi “giặt” sẽ cho ra 0,5kg mủ sạch với giá khoảng 22.000 đồng/kg, giúp nông dân thu lợi hàng tỉ đồng mỗi năm...
Cứ vậy, khi có người đặt hàng ông lại tìm tòi và cho ra đời một loại máy mới. Xưởng máy chỉ với sáu người, trong đó có ông và con trai, nhưng đã chế tạo hàng trăm loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Máy nông nghiệp của ông Hải không chỉ được tiêu thụ trong nước mà đã xuất sang Lào, Campuchia và Thái Lan. “Nhiều người ngoài Hà Nội đến đặt cọc để tôi chế tạo máy đưa sang Lào. Chính phủ Campuchia cũng đặt mua 10 bộ gồm ba máy trồng, làm cỏ và bón phân cho cây mì”- ông Hải cho biết.
Tuy thành công từ “đơn đặt hàng” của nông dân nhưng khi đụng đến “Nhà nước” thì ông Hải không khỏi chạnh lòng. Ông cho biết vừa qua tỉnh Tây Ninh đã đặt hàng ông chế tạo máy nhổ củ mì, thế nhưng hiện máy này đã hoàn tất song thủ tục hành chính lại rất nhiêu khê. Thậm chí, vẫn chưa thấy tỉnh thành lập hội đồng khoa học để nghiệm thu và do vậy tiền tài trợ cho dự án vẫn chưa có. Tương tự, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Tây Ninh yêu cầu ông chế tạo máy thu hoạch mía và chiếc máy này đang giai đoạn hoàn tất, nhưng vẫn chưa thấy sở này đả động gì đến việc thử nghiệm để hỗ trợ vốn nghiên cứu chế tạo.
>> Bộ Y tế sốt sắng 'hạ hỏa' bệnh viện >> Tàu biển: đến ve chai cũng lắc đầu >> Bill Gates thưởng 100.000 USD cho bao cao su mới
NGỌC HẬU