Hình ảnh Việt Nam mạnh mẽ sau chiến tranh
(Dân trí) - “Vietnam at Peace” (Việt Nam thời bình) là bộ ảnh tài liệu lịch sử về đất nước Việt Nam sau khi giành được độc lập và tiếp tục trỗi dậy mạnh mẽ trong quá trình khôi phục đất nước thời hậu chiến.
Nhiếp ảnh gia người Anh - Philip Jones Griffiths đã nổi tiếng với
những bộ ảnh tài liệu như “Vietnam Inc.” khắc họa cuộc chiến tranh Việt
Nam trong thời kỳ ác liệt nhất hay bộ ảnh “Nạn nhân chất độc màu da cam -
Hậu quả dài lâu tại Việt Nam”. Tên tuổi của ông trong làng nhiếp ảnh
thế giới gắn liền với đề tài về Việt Nam.
Một bộ ảnh ít nổi tiếng hơn của ông mang tên “Vietnam at Peace” (Việt
Nam thời bình) đã ghi lại hình ảnh đất nước Việt Nam trong thời kỳ hậu
chiến. Griffiths là một trong số ít những phóng viên sớm quay trở lại
Việt Nam trong thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh.
Từ những ngày đầu tiên khi Việt Nam còn vật lộn trong gian khó, phải
đối mặt với những ảnh hưởng ghê ghớm từ cuộc chiến tranh chống Mỹ,
Griffiths đã tới đây và ghi lại hàng trăm bức ảnh về cuộc sống đời
thường của người dân trong những năm tháng thiếu thốn đó.
Đây không chỉ đơn thuần là một bộ ảnh tư liệu khắc họa những địa danh
từng bị tàn phá trong chiến tranh, nó còn lưu giữ lại những khoảnh khắc
gây xúc động, khắc họa niềm hy vọng mới của người dân Việt Nam trong
thời bình.
Hào trú ẩn trong một ngôi trường ở vùng quê vẫn chưa vùi lấp.
Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh – hậu quả của việc quân Mỹ phun chất diệt cỏ.
Một em bé bị nhiễm chất độc màu da cam.
Nghĩa trang Trường Sơn có tới hơn 10 ngàn ngôi mộ và một đài tưởng niệm ghi danh những anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ non sông.
Người dân bắt đầu tới dựng nhà trên đường băng quân sự của lính Mỹ tại căn cứ Khe Sanh.
Những người phụ nữ vào thu nhặt phế liệu tại một nơi từng là căn cứ quân sự của bộ binh Mỹ.
Từ một khu dân cư bị bom Mỹ san phẳng ở Hải Phòng mọc lên những dãy nhà tập thể.
Những người lính háo hức rước ảnh Bác Hồ trong lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam.
Thanh niên Việt Nam và những bài học về Giáo dục Quốc phòng trong trường Đại học.
Hai đứa trẻ đứng nhìn những trái bom được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh.
Bích Ngọc
Theo Magnum Photos
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét