Những vụ đánh bom rúng động nước Mỹ
(Dân trí) - Trước vụ đánh bom kép tại cuộc thi marathon ở Boston, nước
Mỹ từng trở thành mục tiêu của hàng loạt vụ đánh bom trong những năm gần
đây, mà kinh hoàng nhất là vụ khủng bố 11/9 vốn làm gần 3.000 người
thiệt mạng.
>> Người thứ 3 thiệt mạng trong vụ nổ tại Boston là công dân Trung Quốc
>> Xôn xao ảnh nhân vật bí ẩn trên nóc nhà trong vụ nổ tại Boston
>> Hình ảnh hé lộ quả bom và nghi phạm trong vụ nổ ở Boston
26/2/1993: Vụ tấn công đầu tiên nhằm vào Trung tâm thương mại thế giới. Một quả bom giấu trong xe tải đã phát nổ tại bãi đỗ xe ở tầng hầm của Trung tâm thương mại thế giới tại New York, làm 6 người chết và hơn 1.000 người bị thương. 5 kẻ cực đoan cuối cùng đã bị kết án.
Một cảnh sát đang nhìn vào một hố sâu sau vụ đánh bom Trung tâm thương mại thế giới.
19/4/1995:
Một chiếc xe gài bom đã phát nổ bên ngoài tòa nhà liên bang Murrah ở
thành phố Oklahoma, làm 168 người chết và hơn 500 người bị thương. Đó là
vụ tấn công đẫm máu nhất tại Mỹ trong 75 năm. Hai thủ phạm Timothy
McVeigh và Terry Nichols đã bị kết án. McVeigh bị xử tử năm 2001, còn
Nichols lĩnh án tù chung thân.
27/7/1996:
Một quả bom phát nổ tại Công viên Centennial Olympic ở Atlanta trong
Đại hội thể thao mùa hè, làm 2 người chết và hơn 100 người bị thương.
Thủ phạm Eric Robert Rudolph bị bắt năm 2003. Tên này đã nhận tội và bị
kết án tù chung thân.
Thi thể một nạn nhân nằm tại hiện trường vụ đánh bom Công viên Centennial Olympic.
14/12/1999:
Kẻ khủng bố từng được al-Qaeda huấn luyện, Ahmed Ressam, đã bị bắt khi
đang cố gắng đưa thuốc nố qua biên giới Canada vào Mỹ trên một chiếc xe
đi thuê và sau đó bị kết án trong “âm mưu thiên niên kỷ” nhằm đánh bom
sân bay quốc tế Los Angeles dịp năm mới năm 2000.
11/9/2001:
19 phần tử al-Qaeda đã cướp 4 chiếc máy bay thương mại và sử dụng chúng
như những quả bom, đánh sập 2 tòa tháp của Trung tâm thương mại thế
giới tại New York và lao vào Lầu Năm Góc.
Các vụ tấn công khủng bố 11/9 làm gần 3.000 người đã thiệt mạng tại New York, Washington và Pennsylvania.
Khói bốc lên từ mặt phía tây của Lầu Năm Góc sau khi một chiếc máy bay bị cướp đâm vào tòa nhà và gây ra một vụ nổ lớn.
22/12/2001:
Khi nỗi kinh hoàng vụ 11/9 còn chưa lắng xuống, một thành viên của
al-Qaeda lại gây ra một vụ nỗi sợ hãi khác từ bầu trời. Ngày 22/12,
Richard Reid, 29 tuổi, đã lên chuyến bay mang số hiệu 63 của hãng hàng
không American Airlines từ Paris đi Miami với một quả bom tự chế giấu
trong giầy. Reid định làm nổ tung máy bay nhưng không thể kích hoạt
thiết bị nổ, trước khi bị các hành khách và phi hành đoàn khống chế.
Reid sau đó bị kết án tù chung thân.
Đôi giày chứa bom của Richard Reid.
25/12/2009:
Umar Farouk Abdulmutallab, một công dân Nigeria, đã bị các hành khách
khống chế sau khi định cho nổ tung một chiếc máy bay từ Paris đi
Detroit, sử dụng thuốc nổ giấu trong quần lót. Tên này đã bị kết án tù
chung thân.
Chiếc quần lót giấu thuốc nổ của Umar Farouk Abdulmutallab.
1/5/2010:
Faisal Shahzad, một người nhập cư từ Pakistan, đã đỗ một chiếc xe gài
bom tại Quảng trường Thời đại ở New York, hi vọng nó sẽ phát nổ trong
một buổi tối đông đúc. May mắn là những người bán hàng đường phố đã phát
hiện khói bốc ra từ chiếc xe và quả bom bị vô hiệu hóa. Shahzad bị bắt
khi đang định chạy khỏi nước Mỹ và lĩnh án tù chung thân sau đó.
Đồ họa mô phỏng chiếc xe gài bom của Faisal Shahzad.
An BìnhTổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét