Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

HIỂM HỌA ĐẾN TỪ CÁC ĐỒ CŨ

Hiểm họa tiềm ẩn từ chợ đồ cũ

Thời trang "sida" được lòng người tiêu dùng bởi giá rẻ, nhưng từ chợ đồ cũ cũng tiềm ẩn những mầm bệnh.
>> Resort 5 sao 'chui' ở Đà Nẵng phó mặc số phận khách
>> Phiên chợ ‘ngủ gật’ ở Hà Nội
>> Tỷ phú giàu nhất thế giới, họ là ai?
Sức hút của chợ đồ cũ nơi đô thị Việt
Các chợ quần áo "sida" hầu hết đều được hình thành và xây dựng trong các khu chợ lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Chợ thời trang đồ cũ vẫn thường đặt cạnh các gian hàng thực phẩm là điều thường thấy. 3 địa điểm bán đồ sida được nhiều người biết đến là chờ Bà Chiểu (Quận Bình Thạn, tp. Hồ Chí Minh), chợ Trần Hữu Trang (Quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh và chợ Hoàng Hoa Thám (Quận Tân Bình, tp. Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó còn có các khu bán hàng sida cao cấp hơn ở đường Hồ Xuân Hương, Lê Công Kiều, Trương Định, Đinh Công Tráng...
Ở Hà Nội, khu Kim Liên (Quận Đống Đa), chợ Thành Công, Đông Tác, khu Nghĩa Tân, Bách Khoa, phố Đào Duy Anh, Hoàng Tích Chỉ... cũng là những tụ điểm lớn và nổi tiếng của thế giới hàng thùng.
Giá rẻ, hàng độc đáo, hàng hiệu đã qua sử dụng là những điểm khiến chợ đồ cũ thu hút
Cánh mày râu cũng tìm đến chợ đồ cũ để mua cho mình những món thời trang ưng ý
Chợ đồ cũ thường thu hút các bạn sinh viên trẻ
Chợ thời trang đồ cũ đều tấp nập kẻ bán người mua vào thứ bảy và chủ nhật. Theo giới chuyên "lùng" hàng "sida" thì vào hai ngày cuối tuần là dịp các cửa hàng khui hàng mới. Từng kiện hàng lớn sẽ được mở và chị em nội chợ lại có cơ hội nháo nhào trong đống đồ cũ. Họ thỏa sức lựa chọn các món đồ thời trang với giá chỉ vài ngàn tới vài chục ngàn đồng. Nhiều người hí hửng bởi giá một chiếc áo có thể mua được cả mớ đồ sành điệu không kém thua ai. Điều thú vị và tạo nên sức hút cho các gian hàng trong chợ đồ cũ là dù rằng bán các mặt hàng đã qua sử dụng nhưng nhiều nơi cũng cập nhật xu hướng khá nhanh nhạy. Ví dụ như khi làng thời trang rộ lên mốt họa tiết kẻ sọc, màu neon bắt mắt, túi nhựa trong... ở chợ đồ cũ cũng có những món thời trang thời thượng với mẫu mã phong phú, chỉ có điều kém về chất lượng.
Chợ thời trang đồ cũ thu hút các bà nội trợ bởi giá cả vô cùng hấp dẫn. Giới sinh viên lại thích tìm đến chợ đồ cũ bởi ngân sách eo hẹp, những bạn trẻ cá tính "lùng" hàng sida vì muốn có món thời trang không đụng hàng. Bên cạnh đó những quý cô văn phòng có mức thu nhập khá cũng tìm đến các khu bán đồ cũ. Bởi ở đó họ có thể sử dụng những chiếc túi hàng hiệu của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với họ, dù có cũ và có nhàu nhĩ thì hàng hiệu vẫn là hàng hiệu. Chính vì thế nhiều cô nàng rất hồ hởi việc săn hàng cũ, theo chia sẻ của họ với những hôm may mắn có thể rinh về những món đồ cực chất với giá "bèo" đến mức khó tả.
Chợ sida cũng có những món hàng hợp mốt, ví dụ như túi nhựa trong
Với nhiều người, chợ thời trang sida được xem là thiên đường mua sắm nhưng không ít người hiếm khi và thậm chí không bao giờ ghé thăm các khu chợ đồ cũ. Nguyên chính nằm ở nhu cầu mua sắm của từng người và quan trọng hơn cả, nhiều người đều hiểu rõ đồ cũ luôn là nơi "cư ngụ" các loại nấm mốc, vi khuẩn... gây bệnh cho làn da.
Quần áo cũ và mầm mống bệnh tật
Trang phục lót ở các chợ sida được các bác sĩ da liễu khuyến cáo không nên sử dụng
Hầu hết người đi mua quần áo "sida" đều có chung quan điểm, đồ mua về mang giặt sạch đồng nghĩa với việc quần áo đã được "tiệt trùng" và người sử dụng sẽ tránh được các bệnh ngoài da lây lan qua đường quần áo. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa về da liễu, khoa chống nhiễm khuẩn đều cho rằng loại quần áo này chứa rất nhiều nguy cơ truyền nhiễm các bệnh về da. Nguy hiểm nhất một số siêu vi ở dạng tiềm ẩn có thể tồn tại lâu ngày trên vật dụng, bao gồm siêu vi gây bệnh u mềm lây hay mụn cóc.
Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, khoa nhiễm khuẩn của Đại học Y Dược Thành phô Hồ Chí Minh, những ký sinh trùng như con ghẻ khi chúng ra khỏi cơ thể khoảng năm ngày thì chết. Nếu như việc thu gom, vận chuyển và buôn bán hàng sida ngắn hơn năm ngày, nguy cơ lây bệnh ghẻ rất cao. Đặc biệt nguy hại nhất là các dạng nấm - nhóm nguyên nhân gây bệnh qua da, bởi nấm có thể tồn tại rất lâu, từ năm này sang năm nọ. Do đó, một người bị nấm, sau đó thải quần áo ra mà không được giặt giũ, phơi nắng hoặc ủi..., người mặc sau đó có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh như nấm bẹn, nấm thân, lang ben, nấm đồng tiền...
Việc sử dụng trang phục lót là hành động tạo điều kiện cho dịch bệnh tiềm ẩn trong quần áo cũ vào người nhanh nhất. Bởi trang phục lót độ cọ xát cao với cơ thể, ở những vùng nhạy cảm của cơ thể đa phần độ ẩm cao giúp các loại nấm mốc có sẵn trên đồ cũ nhanh chóng hồi sinh và lây lan bệnh tật sang người sử dụng. Một số bà nội chợ và chuyên khoa da liệu khuyên nên tránh sử dụng đồ lót cũ để ngăn ngừa các bệnh nấm, ghẻ, hắc lào ở vùng kín.
Trang phục trẻ em được làm mới bằng hóa chất giặt tẩy cũng dễ dẫn đến các bênh về da
Nếu đồ cũ chưa qua xử lý sẽ kéo theo các ký sinh trùng, nấm mốc gây hại cho da, các kiện hàng đã qua xử lý cũng nguy hiểm không kém bởi "ủ" các hóa chất tẩy có hại cho sức khỏe. Nguồn hàng "sida" hầu hết đều xuất phát từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật... Quần áo bỏ đi được thu gom theo nhiều cách và được làm sạch, làm mới bằng các loạt hóa chất độc hại. Chính vì thế khi bước chân vào các gian hàng bán quần áo sida bạn dễ dàng nhận ra mùi đặc trưng. "Hương thơm" ấy là kết quả của quá trình tẩy rửa trang phục. Khi mang về, dù có được giặt dũ sạch sẽ thì những chất tẩy độc hại vẫn có khả năng ảnh hướng đến sức khỏe của người sử dụng, nhất là các bệnh về da.
Đồ chơi, thú nhồi bông cho trẻ em cũng được bày bán ở các khu chợ đồ cũ
Khi đến chợ sida nhiều người khá hồn nhiên và vô tư mặc thử các trang phục nằm ngổn ngang trong mớ đồ cũ. Đối với người có làn da mẫn cảm thì việc dị ứng và ngứa ngáy khó chịu là điều thường thấy. Nguy hiểm hơn nữa nhiều bà mẹ không ngại việc chọn quần áo cũ, gấu bông, búp bê...cho trẻ em, làn da của trẻ nhỏ rất dễ kích ứng trước những chất tẩy độc hại trên quần áo cũ và đồ chơi.

Không có nhận xét nào: