Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

NỮ PHÓ CHỦ TỊCH XÃ 8X XINH ĐẸP NƠI VÙNG CAO

Nữ Phó chủ tịch xã 8X xinh đẹp nơi vùng cao

(Dân trí) - Đã hết giờ làm việc nhưng nữ Phó chủ tịch xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) Hà Thị Hạnh vẫn còn mải mê với công việc. Những ngày này, chị đang tất bật với việc chuẩn bị cho lễ khai trương xã văn hóa của huyện…
 >> Cận cảnh nữ Phó Chủ tịch xã vùng cao xinh đẹp tuổi 23

Cùng với những cán bộ trẻ khác thuộc dự án đưa 600 trí thức trẻ về 62 huyện nghèo làm Phó chủ tịch xã trong cả nước, nữ cán bộ trẻ Hà Thị Hạnh, hiện đang làm Phó chủ tịch xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa đang dần phát huy khả năng đem lại niềm tin với chính quyền và bà con dân bản.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa - Hà Thị Hạnh.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa - Hà Thị Hạnh.
Hà Thị Hạnh, sinh năm 1988, quê ở huyện Thường Xuân, là con gái út trong gia đình có ba anh chị em. Năm 2010, Hạnh tốt nghiệp trường ĐH Hồng Đức, chuyên ngành Việt Nam học với tấm bằng loại ưu. Ước mơ sau khi ra trường sẽ có được một công việc ổn định ở quê. Những ngày mới ra trường, cô tân cử nhân đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi áp lực tìm việc như bao sinh viên mới tốt nghiệp ra trường.
Sau hơn một năm kể từ khi ra trường, Hạnh phải ở nhà làm nhiều công việc phụ giúp gia đình. Năm 2012, khi Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo được triển khai. Xét thấy đây là cơ hội tốt cho mình, Hạnh làm hồ sơ đăng kí tham gia mong muốn tìm cơ hội cho mình có một công việc làm ổn định.
Sau khi vượt qua những vòng thi với nhiều thử thách cùng những đề án về phát triển nông thôn, Hạnh cùng với 59 bạn trẻ tại Thanh Hóa đã lọt vào danh sách 600 bạn trẻ trên toàn quốc để được chọn đi làm Phó chủ tịch xã.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa - Hà Thị Hạnh.
Được sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền và sự tiếp sức từ bà con dân bản, Hạnh đang dần trưởng thành trên cương vị của mình.
Hạnh nhớ lại: “Hôm nhận được kết quả trúng tuyển vào danh sách được đi làm việc theo đề án, lúc này, trong lòng cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Vui vì mình đã vượt qua được, nhưng cũng lo lắng rất nhiều, không biết rồi mình có hoàn thành công việc được giao hay không. Rồi phải đi làm việc tại một nơi xa xôi chưa bao giờ biết và được đặt chân tới, những ngày tiếp theo rồi sẽ như thế nào”.
“Tôi lo lắng và suy nghĩ nhiều lắm. Đang ở với bố mẹ được chăm sóc yêu thương, giờ phải đi làm việc tại nơi xa, xa bố mẹ và gia đình không biết sẽ sống sao. Rồi nơi mình sẽ đến làm việc với biết bao sự khác biệt về phong tục tập quán, văn hóa… tôi lo không biết rồi có hòa nhập được không để hoàn thành công việc.
 
Đến ngày xuống thành phố Thanh Hóa tập trung chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới, mình thấy các bạn khác có tinh thần quyết tâm cao nên tôi cũng đã quyết tâm để lên đường”, Hạnh chia sẻ thêm.
Theo quyết định thì tháng 8/2012, Hạnh mới phải đến xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa nhận nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, ngay từ tháng 6 khi biết mình sẽ lên làm việc tại đây, Hạnh đã chủ động tìm đến xã để làm quen với địa hình và nơi làm việc mới. Với tinh thần quyết tâm cao của bản thân là không sợ khó, không sợ khổ, quyết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Hiện Hạnh đang bận rộn với công việc chuẩn bị khai trương xã văn hóa của huyện.
Hiện Hạnh đang bận rộn với công việc chuẩn bị khai trương xã văn hóa của huyện.
Những ngày đầu đặt chân đến vùng đất mới, nữ Phó chủ tịch xã trẻ đã gặp không ít khó khăn. Hạnh cho biết, bản thân là người dân tộc Thái Trắng, nhưng gia đình đã chuyển xuống thị trấn từ lâu nên đã quen với cuộc sống nhộn nhịp của phố phường. Khi lên xã Phú Nghiêm, hầu hết bà con nơi đây cũng là dân tộc Thái, nhưng lại là Thái Đen, sống ở nhà sàn, làm nương rẫy…
Hạnh chia sẻ: “Bản thân cũng là người Thái, nhưng mỗi vùng một khác, nên phải mất một thời gian tôi mới bắt nhịp được cuộc sống bà con dân bản. Một số phong tục văn hóa, đời sống của bà con cũng khác nên tôi phải học hỏi và dần làm quen để hiểu và chia sẻ với bà con”.
Khó khăn là vậy, nhưng với lòng quyết tâm của bản thân cùng với sự giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền địa phương, bà con dân bản, Hạnh đã dần làm quen được với công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cương vị là một Phó chủ tịch xã phụ trách mảng văn xã.
 
Chính từ công việc hiện tại của mình, Hạnh đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Cô không chỉ hiểu biết sâu rộng thêm về bộ máy lãnh chính quyền các cấp mà còn hiểu hơn chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan ban ngành.
Hiện Hạnh đang bận rộn với công việc chuẩn bị khai trương xã văn hóa của huyện.
Sau những giờ bận rộn với công việc, Hạnh lại làm những công việc của một người nội trợ cho chính mình.
Điều làm cho Hạnh nhớ và tâm đắc nhất đó chính là được học và rõ hơn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của một người cán bộ. Văn hóa ứng xử của người cán bộ với nhân dân theo lời Bác Hồ dạy. Cán bộ phải là đầy tớ trung thành của nhân dân, hết lòng vì dân…
Không chỉ công việc đem đến cho nữ Phó chủ tịch xã Hà Thị Hạnh có niềm say mê mà bên cạnh đó chính là bà con dân bản. “Tôi vô cùng ấn tượng với người dân nơi đây, bà con sống rất tình cảm, thật thà, chất phác và nhiệt tình. Chỉ cần bà con có lòng tin tưởng đối với mình thì họ sẽ giúp đỡ rất nhiệt tình”, nữ Phó chủ tịch xã nói.
Mới ngày nào còn lạ lẫm với vùng đất mới, mà đến nay, Hạnh đã đảm nhận cương vị Phó chủ tịch xã được hơn một năm. Nữ Phó chủ tịch xã trẻ trung, xinh đẹp đã góp phần đem lại nhiều đổi thay nơi xã vùng cao Phú Nghiêm.
 
Phong trào Văn hóa - Văn nghệ được triển khai sâu rộng đến từng bản làng; phong trào luyện tập thể dục - thể thao cũng được bà con tham gia nhiệt tình. Các dịp lễ tết, cưới xin, tang ma, cúng lúa mới… của bà con, nữ Phó chủ tịch xã đều được bà con mời tham gia.
Khi hoàng hôn đang dần bao trùm nơi vùng núi cao, chúng tôi theo chân nữ Phó chủ tịch về thăm nơi sinh hoạt hàng ngày của chị. Gặp chúng tôi, chị Hà Thị Liên, bản Đồng Tâm chia sẻ: “Cán bộ Hạnh là người rất nhiệt tình và năng nổ trong công việc. Là cán bộ trẻ nên có sức khỏe cũng như nhiệt huyết rất cao.
 
Mới lên đây công tác được một năm nhưng bà con chúng tôi rất có tình cảm với cán bộ. Cô ấy luôn sống gần gũi, chia sẻ thân tình với bà con. Mọi phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, cô ấy đều đứng ra tổ chức và tham gia tích cực. Nhờ cán bộ Hạnh mà xã đã đạt được một số kết quả cao”.
Và đi thăm bà con hàng xóm trong bản nơi mình ở.
Và đi thăm bà con hàng xóm trong bản nơi mình ở.
Cuộc sống xa nhà vất vả khi chỉ có một thân một mình ở nơi vùng núi xa xôi hẻo lánh. Lâu lâu, Hạnh mới thu xếp công việc về thăm gia đình một lần. Sau thời gian bận rộn với việc công, nữ Phó chủ tịch xã lại một mình trở về căn phòng nhỏ và tự chăm sóc cho bản thân, từ đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo…
Căn phòng rộng chừng 10m2, nằm sau Bưu điện văn hóa xã, chỉ kê được một chiếc giường ngủ và một bàn làm việc. Đồ đạc trong phòng cũng rất đơn giản và được sắp xếp ngăn nắp.
 
Hạnh cho biết: “Lúc đầu khi mới lên đây, cuộc sống sinh hoạt còn khó khăn nhưng đến nay đã ổn định. Đây là sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và bà con tạo điều kiện cho tôi có chỗ ở để chuyên tâm vào công việc. Tôi phải tự túc nấu ăn, chăm lo cho bản thân thì mới có sức khỏe làm việc tốt được”.
Tâm sự về những dự định cho tương lai của mình, Hạnh cho biết, hiện tại vẫn chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. “Sau khi kết thúc dự án, tôi mong muốn sẽ tiếp tục được công tác tiếp, sau đó tôi mới tính đến chuyện lập gia đình.
 
Bây giờ tôi muốn dốc toàn tâm lực vào công việc, cố gắng làm sao để sau khi kết thúc công việc tại đây mà mọi người vẫn nhớ đến những điều mà tôi đã làm”, Hạnh chia sẻ.
Thái Bá - Duy Tuyên

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

ĐỂ KHÔNG BỊ LẠNH HƠN TRONG MÙA ĐÔNG

DÙNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH,CÓ THỂ BỊ UNG THƯ !


9 cách sử dụng điện thoại tránh bị ung thư

Tổ chức WHO đã công bố rằng, điện thoại di động có thể gây ung thư não. Vậy làm thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sử dụng điện thoại di động?

Điện thoại di động giao tiếp bằng sử dụng các tín hiệu trong phổ tần sóng vô tuyến. Các chùm tín hiệu RF (tần số vô tuyến) vô hình thâm nhập vào cơ thể con người khi thiết bị sử dụng và tiềm ẩn lâu dài có thể gây  bệnh ung thư, cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức bộ nhớ như gây ra mất phương phướng và chóng mặt.

Dưới đây là cách phòng tránh để không ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng ĐTDĐ:



Cân bằng giữa sự an tàn và tiện lợi

Trong khi có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng phụ của việc sử dụng ĐTDĐ, thì cũng có nhiều nghiên cứu bác bỏ ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này tạo ra một sự không chắc chắn và vì vậy, họ vẫn tiếp tục sở thích đó, tăng cường sử dụng ĐTDĐ. Điều này cũng là dễ hiểu vì ĐTDĐ rất thuận tiện, chúng cho phép mọi người kết nối với nhau nhanh chóng và giữ cho mọi người liên lạc với thế giới.

Tuy nhiên, một cuộc thí nghiệm lớn với hơn 2-4 tỷ người trên thế giới cho thấy, 70-80% năng lượng của ĐTDĐ đã thâm nhập vào bộ não nhưng hậu quả lâu dài chưa được biết chính xác. Vì vậy, khi cân nhắc giữa sự thuận tiện và sự ảnh hưởng tới sức khỏe, người dùng nên cân bằng lại, nên giảm tiếp xúc với các sóng vô tuyến phát ra từ ĐTDĐ.

Quay lại dùng điện thoại có dây

Nên sử dụng điện thoại có dây để liên lạc thay cho điện thoại di động khi ở nơi làm việc, ở nhà,…Nên sử dụng điện thoại có dây cho các cuộc đàm thoại dài.

Hạn chế các cuộc gọi quá lâu bằng ĐTDĐ

Đàm thoại quá lâu qua ĐTDĐ sẽ làm tăng tiếp xúc tín hiệu vô tuyến phát ra từ thiết bị với não người, thậm chí một cuộc gọi 2 phút cũng làm biến đổi hoạt động điện não. Vì vậy, bằng việc giảm thời gian sử dụng ĐTDĐ và dành cho việc sử dụng khi cần thiết, người dùng có thể giảm tác động tới não.

Sử dụng tai nghe để tăng khoảng cách giữa điện thoại và đầu của bạn

Cách tiếp cận tốt nhất để sử dụng ĐTDĐ là tăng khoảng cách giữa người dùng và sóng vô tuyến phát ra từ điện thoại. Khi đàm thoại, nên để điện thoại ở chế độ loa ngoài.

Sử dụng nhắn tin nhiều hơn là gọi điện cũng là cách để tránh điện thoại tiếp xúc gần đầu người. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc nhắn tin. Khi nhắn tin, gửi mail,… nên giữ điện thoại cách xa cơ thể người.

Nên để điện thoại trong cặp (túi xách), tránh xa khỏi cơ thể. Giữ điện thoại cách xa khi bấm số kết nối. Vì lúc đó điện thoại sử dụng bức xạ nhiều hơn so với thời gian đàm thoại. Vì vậy, hãy nhìn vào màn hình đến khi cuộc gọi được kết nối mới đưa lên nghe.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu đàn ông để điện thoại trong túi quần có thể giảm tới 30% số lượng tinh trùng. Vì vậy, cần giữ điện thoại tránh xa khỏi tất cả các bộ phận quan trọng của người (tim, gan,…).

Đứng một chỗ khi gọi ĐTDĐ

Nếu bạn vừa gọi vừa di chuyển, bức xạ nhiều hơn sẽ được phát ra vì điện thoại cần giữ cho liên lạc luôn được kết nối khi người dùng di chuyển. Điều này bao gồm cả đi bộ và đi trên xe. Khi người dùng di chuyển, điện thoại tiếp tục quét để giữ được kết nối khi vị trí thay đổi.

Tắt điện thoại khi không sử dụng

ĐTDĐ khi ở chế độ chờ vẫn phát ra bức xạ, chỉ có tắt chúng đi thì bức xạ mới chấm dứt. Vì vậy, khi không cần dùng nên tắt điện thoại đi.

Hãy cân nhắc có nên cho trẻ sử dụng ĐTDĐ hoặc hạn chế chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Hãy nhớ rằng, trẻ con nhạy cảm hơn với các bức xạ phát ra từ ĐTDĐ. Hộp sọ của trẻ thường mỏng hơn và bộ não đang phát triển. Vì chúng đang phát triển, các tế bào phân chia với tỉ lệ nhanh hơn, điều này có nghĩa rằng, ảnh hưởng của bức xạ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.

Tìm kiếm các sản phẩm thiết kế để bảo vệ khi sử dụng ĐTDĐ

Có một số thiết bị trên thị trường được tạo ra vì mục đích đó, chẳng hạn, thiết bị bảo vệ EMF của điện thoại. Chúng có chip nhỏ hoặc các nút để giảm thiểu tác động của tín hiệu phát ra từ  ĐTDĐ.

Mua ĐTDĐ có tỷ lệ phát xạ thấp

Người dùng có thể tham khảo các thương hiệu điện thoại có tỷ lệ phát xạ thấp tại đây. Kích vào từng thương hiệu điện thoại, người dùng sẽ nhìn thấy các loại điện thoại được bán trên thị trường và mức bức xạ của chúng.

Theo VnMedia

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

XỬ THAM NHŨNG Ở CÔNG TY VIFON


Nguyên phó giám đốc Vifon khóc khi nhận 30 năm tù

Xác định bà Huyền nhiều lần chiếm đoạt số tiền rất lớn, TAND TP HCM đã tuyên mức án tù có thời hạn cao nhất đối với nguyên phó giám đốc Công ty Vifon.
Ngày 27/11, TAND TP HCM đã tuyên phạt bà Nguyễn Thanh Huyền (58 tuổi, nguyên phó giám đốc Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon) 30 năm tù về các tội Tham ô tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Là đồng phạm, ông Nguyễn Bi (64 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Vifon) phải nhận 22 năm tù (cao hơn mức đề nghị của VKS) về các tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
Tòa cũng buộc bà Huyền phải hoàn trả cho Nhà nước số tiền chiếm đoạt là 9,8 tỷ đồng và hoàn trả cho Công ty Vifon 1,3 tỷ đồng. Ông Bi hoàn trả cho Vifon 2,3 tỷ đồng.

Ngoài hình phạt tù, bị cáo Bi và Huyền phải bồi thường số tiền thiệt hại cho Bộ công thương và công ty Vifon. Ảnh: Hải Duyên.

Liên quan đến vụ án, các bị cáo Đàm Tú Liên (52 tuổi, nguyên kế toán trưởng Vifon), bà Dương Thị Mẫn (66 tuổi, nguyên kế toán thanh toán Vifon) và bà Ca Thị Thu Hồng (56 tuổi, nguyên thủ quỹ Vifon) phải nhận mức án 7-8 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo HĐXX, với vai trò là người cầm đầu, bị cáo Huyền đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, nhiều lần tổ chức chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện các chứng từ giả, tráo tài khoản, mạo danh người nhận tiền… để chuyển gần 10 tỷ đồng của công ty Vifon vào tài khoản cá nhân sau đó chiếm đoạt khi công ty này còn là công ty 100% vốn nhà nước. Với thủ đoạn tương tự, khi Vifon được cổ phần hóa, bà Huyền đã nhiều lần chỉ đạo phòng kế toán làm các thủ tục gian dối để chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng của các cổ đông. "Hành vi của bị cáo Huyền thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải xử lý nghiêm", bản án nêu.
Đối với bị cáo Nguyễn Bi, toà cho rằng ông này đã tự ý chỉ đạo bà Huyền chia thưởng trái phép 290.000 USD có nguồn gốc từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty cho 7 cán bộ lãnh đạo, trong khi số tiền này là của tập thể cán bộ nhân viên toàn công ty. Đồng thời, ông Bi còn phải chịu trách nhiệm về hành vi ký duyệt nhiều phiếu thu chi khống do bà Huyền đề nghị, tạo điều kiện cho cấp dưới chiếm đoạt số tiền lớn. Ngoài ra, vị cựu tổng giám đốc còn chỉ đạo cho bà Huyền chuyển số tiền 2,3 tỷ đồng của công ty vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Tổng cộng, các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng, trong đó riêng bị cáo Huyền tham ô hơn 10 tỷ.

Bà Huyền khóc nức nở khi nhận mức án tù có thời hạn cao nhất. Ảnh: Hải Duyên.

Vụ tham nhũng tại công ty Vifon là một trong số 10 “đại án” được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo sẽ đưa ra xét xử vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Trước đó, cũng trong tháng 11, TAND TP HCM đã đưa ra xét xử đại án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài chính II, thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hải Duyên

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

CỤ BÀ ĐẶNG-THỊ-XẠ 75 TUỔI CẶM CỤI LO CHO 3 CHÁU ĂN HỌC

Cà Mau:

75 tuổi vẫn cặm cụi lo cho 3 cháu ăn học

(Dân trí) - Tuy tuổi đã về chiều nhưng hàng ngày, cụ bà Đặng Thị Xạ (ngụ huyện Cái Nước, Cà Mau) vẫn ngồi bên bếp lửa chiên từng cái bánh chuối bán kiếm tiền lo cho 3 đứa cháu cắp sách đến trường.

Bếp lửa soi sáng tương lai
Hiện ở tuổi 75, hàng ngày cụ bà Đặng Thị Xạ hàng ngày cụ vẫn ngồi chiên từng cái bánh bán kiếm tiền lo cho 3 đứa cháu ăn học và lo cho cuộc sống gia đình. Đáp lại công ơn của bà, các cháu đứa nào cũng ngoan hiền và luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú chia sẻ: “Nhờ có những cái bánh của cụ mà 3 đứa cháu mới được cắp sách đến trường. Tuy thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng nhiều năm qua, những cái bánh này đã nuôi bốn miệng ăn trong gia đình cụ Xạ”.
Cụ Xạ đang chiên bánh bán lấy tiền nuôi cháu ăn học.
Cụ Xạ đang chiên bánh bán lấy tiền nuôi cháu ăn học.

Sau khi bài viết được đăng trên báo điện tử Dân trí, đông đảo độc giả gửi bình luận ngỏ ý muốn động viên 4 bà cháu cụ Đặng Thị Xạ (địa chỉ: ấp Tân Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Độc giả có thể chia sẻ với gia đình cụ Xạ qua số điện thoại của cô Lê Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú:  0975 014 202

Qua tìm hiểu được biết, cụ Xạ đã gắn bó với bếp lửa đã gần suốt 7 năm qua,  kể từ khi người con trai duy nhất của cụ bị đột tử qua đời. Nước mắt khóc cho con trai chưa ráo thì cô con dâu của cụ cũng lặng lẽ ra đi không nói lời từ biệt, để lại cho cụ 3 đứa cháu nheo nhóc. Tuổi già sức yếu, cộng với nỗi buồn đau trước những mất mát quá lớn, nhưng cụ Xạ vẫn đứng vững để nuôi 3 đứa cháu nên người.
“Nhiều đêm ngồi suy nghĩ, tui chọn nghề bán bánh để làm kế sinh nhai, bởi việc chiên bánh bán không cần sức lao động, chỉ cần kiên trì là có thể làm được”, cụ Xạ nhớ lại.
Cái thời cụ Xạ mới “ra nghề”, ở vùng quê hẻo lánh này người ta chỉ làm bánh để ăn chứ đâu ai buôn bán nên việc bán bánh của cụ hết sức suôn sẻ, mỗi ngày có thể kiếm lời được vài chục ngàn đồng mua gạo lo cho cuộc sống gia đình. Dù vậy, không phải ngày nào cũng bán được bánh, có những lúc bánh bán không hết, cả bốn bà cháu phải ăn bánh thay cơm.
Bà con lân cận cho biết, gia cảnh của cụ Xạ rơi vào túng quẫn là từ khi 3 đứa cháu bắt đầu đi học. “Mỗi ngày, ngoài việc lo cho bốn miệng ăn, còn phải tốn từ 15 - 20 ngàn đồng cho tụi nó đi học, rồi nào phải đóng phí lớp, tiền sách vở… Gần 7 năm qua, bếp lửa nhà cụ Xạ đã soi sáng tương lai của các cháu, nhưng hiện nay gia cảnh của cụ Xạ cũng gặp rất nhiều khó khăn”, bà Lê Thị Bích Thủy - Chủ tịch Hội Khuyến học xã Thạnh Phú cho biết.
Gia cảnh hết sức khó khăn nhưng cụ Xạ luôn quyết tâm lo cho các cháu học tập. Cụ quan niệm rằng chỉ có ánh sáng của tri thức mới soi sáng tương lai của con trẻ. “Nhà không có một cục đất để chọi chim, nếu không cho tụi nó học, sau này lớn lên tụi nó biết làm gì để sống”, cụ Xạ nghẹn ngào nói.
Nhờ có những cái bánh chuối chiên của bà nội, các cháu mới được đến trường.
Nhờ có những cái bánh chuối chiên của bà nội, các cháu mới được đến trường.
 Ước mơ đến xót lòng
Bà Võ Thị Lộc (một người hàng xóm của cụ Xạ) cho biết: “Thời gian gần đây, do tuổi già sức yếu, việc đi lại hết sức khó khăn nên cụ Xạ không còn đi bán nữa mà chỉ ngồi nhà chiên rồi giao cho các cháu đi bán. Nói thật, mỗi khi qua nhà cụ Xạ chơi, thấy có bánh dư là tôi kêu con cháu đến mua giúp, vì thấy cảnh 4 bà cháu ngồi ăn bánh thay cơm làm tui phải rơi nước mắt”.
Do gia cảnh quá nghèo khổ, các cháu của cụ Xạ phải lam lũ mưu sinh ở cái tuổi còn cắp sách đến trường, vậy mà cháu nào cũng ngoan hiền, học giỏi. Cháu lớn Nguyễn Thanh Nhã (13 tuổi, học lớp 7, Trường THCS Trần Quốc Toản) đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 4 năm liền; cháu kế Nguyễn Thanh Nhịn, đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến suốt 5 năm học tập; còn cháu út Nguyễn Thùy Trang, hiện đang học lớp 2.
“Tụi nghiệp nó lắm, có khi vào học thấy nó ngồi lấy tay bóp bụng tưởng đâu nó bị bệnh, hỏi ra mới biết từ sáng đến đi học nó chỉ ăn được một cái bánh chuối chiên duy nhất. Có những lúc tôi phải bỏ tiền túi cho nó đi ăn sáng để no bụng mà học”, thầy Ngô Trường Giang - giáo viên chủ nhiệm của em Nguyễn Thanh Nhã nói về em như vậy.
Khi chúng tôi hỏi về ước mơ của mình, hai em Nhã và Nhịn đều nhìn lắc đầu lặng thinh. Chỉ riêng em Nguyễn Thùy Trang tươi cười nói: “Em ước gì ngày nào cũng bán hết bánh, tụi em và bà nội không phải ăn bánh chuối chiên thay cơm nữa”, một ước mơ nghe đến xót lòng.
Nhờ có những cái bánh chuối chiên của bà nội, các cháu mới được đến trường.
     Đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời nhưng cụ Xã vẫn lo cho 3 cháu được đến trường.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho hay: “Biết rất rõ về gia cảnh của cụ Xạ nhưng địa phương còn khó khăn nên chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ nhất thời để giúp gia đình cụ giải quyết khó khăn trước mắt, còn về lâu dài rất cần sự chung tay chia sẻ của mọi người”.
Nhìn nụ cười của 3 đứa trẻ thơ ngây bên mâm bánh chuối chiên mà chúng tôi thấy chạnh lòng. Một mai, khi bà nội ngày một già yếu hơn thì không biết tương lai của các em sẽ ra sao?
Tuấn Thanh

ĐỒ PHONG THỦY GIÁ HÀNG CHỤC TỶ ĐỒNG


Tận mục đồ phong thủy hàng chục tỷ đồng của đại gia

Những vật phẩm phong thủy giá cao ngất ngưởng từ vài tỷ đến gần chục tỷ đồng được các cửa hàng rục rịch chuẩn bị bán Tết.
>> Bò Úc thượng hạng rẻ hơn cả gà công nghiệp?
>> Nguy cơ độc hại từ gừng Trung Quốc
>> Cam Vinh dưới 50.000 đồng/kg là hàng Trung Quốc
Trên thị trường, đồ phong thủy có giá thấp nhất chỉ vài trăm ngàn, nhưng những món đắt giá thì lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tại một số cửa hàng phong thủy trên đường Hoàng Hoa Thám, chuyên cung cấp đồ phong thủy, anh Phong chủ hàng cho biết, những ngày này khách hàng đã bắt đầu đặt hàng Tết, mỗi món quà thường có giá từ 3- 5 triệu đồng nhưng cũng có khách đặt cả trăm triệu đồng.
Còn những đại gia thì đặt hàng trăm triệu, thậm chí có khách hàng đã từng bỏ ra 4 tỷ để mua được ấn ngọc.
Để có được một vật phẩm phong thủy hàng trăm triệu, khách hàng phải mất 3 tháng chờ đợi. Trong đó, việc nhập nguyên liệu đã mất gần 2 tháng và một tháng để thợ chế tác. Nguồn nhập nguyên liệu như đá, ngọc tự nhiên thường từ các nước Brazil, Ai Cập, Mianma....
Nói đến những món đồ đắt tiền, chủ cửa hàng cho biết, chiếc sập bằng đá tự nhiên này có giá gần chục tỷ đồng.
Sập bằng đá tự nhiên được giới thiệu có giá gần chục tỷ đồng.
Tuy nhiên đẳng cấp nhất vẫn là vật phẩm phong thủy từ ngọc. Ngọc được xem là tốt cho vận khí, sức khỏe và tiền tài, danh vọng nên từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có vương giả thường dùng cho bậc đế vương.
Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng. Một đại gia ở Hà Nội đã mạnh tay bỏ ra khoản tiền này để có được bộ Niên niên hữu dư này nhằm chiêu tài lộc, vượng đinh, vượng của, hóa giải hướng xấu, nâng bước công danh.
Bộ niên niên hữu dư được chế tác bằng ngọc huyết dụ, có giá 2 tỷ đồng
Kể về món đồ bằng ngọc có giá "khủng", chủ cửa hàng chia sẻ đó là ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng. Đây là món đồ có từ thời nhà Thanh, là ngọc ấn vua ban cho các quan có công. Anh Phong cho biết để có được nó, anh đã phải đấu giá ở nước ngoài. Sau đó anh đã bán món đồ này cho một vị quan chức với giá 4 tỷ đồng.
Cũng theo anh Phong ở Việt Nam chỉ còn duy nhất một bộ. Ngọc ấn cổ này rất quý hiếm và không phải ai cũng có cơ duyên sở hữu nó, người ta thường nói "quý vật tìm quý nhân" là thế. Ngọc càng cổ càng quý giá và càng có nguyên khí lớn.
Ấn ngọc cổ có giá 4 tỷ đồng
Tuy nhiên việc lựa chọn, bày trí vật phẩm phong thủy không được tùy tiện. Nói về vấn đề này, anh Phong cho biết, có không ít người mang đồ phong thủy đến đây để tư vấn nhờ đổi món đồ khác vì do người tặng, biếu không nắm rõ được tuổi, mệnh của người ta.
Chẳng hạn người mệnh kim thì nên chọn đồ phong thủy bằng đá có màu vàng, trắng. Hay những đồ phong thủy chế tác bằng ngọc huyết dụ dành thích hợp cho một số năm tuổi như những người sinh năm Mậu Thân, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Đinh Dậu.
Có người mang một quả cầu đá đến đây sẵn sang đổi lấy quả nhỏ hơn vì mệnh ngược nhau nên tiền tài, sức khỏe suy giảm. Cho nên thông thường chơi đồ phong thủy khách hàng thường phải nhờ đến sự tham vấn.

Ông cóc ngậm tiền giá hàng trăm triệu đồng
Những vật phẩm bằng ngọc nhân tạo thường có rẻ hơn, còn đá hay ngọc tự nhiên dao động từ 4 triệu đến hàng trăm triệu đồng tùy vào khối lượng, kích thước, độ tuổi của chất liệu.
Anh Phong, chủ cửa hàng cho biết, những vật phẩm phong thủy có giá trị lớn hàng trăm triệu anh không dám trưng bày nhiều ở cửa hàng. Chỉ về chiếc vòng cổ của mình, anh Phong cho biết, chẳng hạn như miếng ngọc nhỏ xíu đã có giá 15 triệu đồng nên chỉ khi khách đặt hàng thì anh mới đem ra.

Đồ bằng ngọc có giá thấp nhất là 15 triệu đồng.
Theo anh Phong, những vật phong thủy bằng ngọc hay đá tự nhiên rất hiếm, ở Việt Nam gần như không có nên phải đặt hàng từ nước ngoài. Thông thường khách hàng là doanh nghiệp thường đặt những vật có giá trị từ 3 đến 5 triệu đồng làm quà tặng

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

NGÀY NHÀ GIÁO Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI


Ngày nhà giáo khắp nơi trên thế giới

Ngoài ngày Nhà giáo thế giới 5/10, nhiều nước cũng có ngày tôn vinh các thầy cô giáo với nhiều nét độc đáo, thú vị riêng.

Trung Quốc

Ngày Nhà giáo tổ chức vào 10/9 hàng năm. Người dân rất quan tâm đến ngày lễ đặc biệt này. Các trường học tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa cho cả giáo viên và học sinh tham gia.
Ngày Hiến chương các nhà giáo tại Trung Quốc cũng được tổ chức sôi nổi như ở Việt Nam. Ảnh: News.cn.


Có một điểm khá giống với Việt Nam là nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc cũng đau đầu chọn quà tặng thầy cô giáo. Trong vài năm trở lại đây, cứ đến ngày này, rất nhiều mặt hàng thú vị được bày bán như xà phòng hình hoa, lược bằng gỗ mun và sừng hay những chiếc khăn dập nổi với dòng chữ bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo...

Mai Phương, du học sinh tại Đại học Thể dục thể thao Vũ Hán, cho biết: "Ngày nhà giáo ở bên này cũng khá vui. Chúng mình thường mời thầy cô giáo đi ăn, trò chuyện cởi mở, một không khí vui vẻ và rất thân thiện".

Hàn Quốc

Ngày Hiến chương nhà giáo là ngày 15/5. Vào ngày này, các học sinh được nghỉ học. Các trường thường tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, vui chơi, chúc mừng thầy cô giáo.

Bạn Hải Linh, sinh viên Đại học Hanyang, cho biết: "Ở đây, các học sinh thường tặng thầy cô giáo những bông hoa cẩm chướng để thể hiện tình yêu và lòng tôn kính. Đây là loại hoa thường được tặng cho những người lớn tuổi. Ngày của bố người dân Hàn Quốc cũng tặng hoa này".

Ngoài ra, cũng giống như ở Việt Nam, các cựu học sinh thường đến viếng thăm và tặng những món quà đầy ý nghĩa cho thầy cô giáo cũ.

Mỹ

Tuần đầu tiên của tháng 5 được coi là tuần Tôn vinh các nhà giáo, trong đó ngày Nhà giáo thường được tổ chức vào thứ ba đầu tiên của tháng.

Thủy Tiên, học sinh trường Trung học The Newman, Boston, Massachussett, cho biết, ở Mỹ, ngày nhà giáo không tổ chức rầm rộ như nhiều nước khác. Một số trường có tổ chức hoạt động văn nghệ, tặng hoa, thiệp thầy cô... nhưng không đồng nhất và sôi nổi như ở Việt Nam. Thường các học sinh cuối năm viết note hoặc gửi email để cảm ơn những thầy cô giáo dạy dỗ mình. Vào sinh nhật thầy cô, học sinh có thể tặng quà, tổ chức tiệc chứ cũng không câu nệ vấn đề quà cáp, đặc biệt là trong ngày Nhà giáo.

Những tấm thiệp nho nhỏ xinh xinh tự làm được các học sinh gửi tặng thầy cô giáo. Ảnh: Dlvr.


Bùi Tú, sinh viên trường Đại học Hope College Holland, Michigan chia sẻ: "Các trường học bên này hầu như không tổ chức các hoạt động gì nhân ngày nhà giáo cả, học sinh cũng không được nghỉ học. Vì ở Mỹ, mỗi một học kỳ lại có các thầy cô khác nhau, như ở trường mình, mỗi kỳ có tới 5 thầy cô sau đó sang kỳ khác lại thay đổi liên tục, nên mọi người không quan trọng chuyện tặng quà lắm".

Ba Lan


14/10 là ngày kỷ niệm Hiến chương các nhà giáo tại Ba Lan. Cũng giống ở Hàn Quốc, người dân Ba Lan thường tổ chức ngày lễ này khá tưng bừng với những buổi tụ tập, liên hoan tại các trường học.

Linh Nga, sinh viên trường Đại học Civitas, chia sẻ: "Ngày nhà giáo bên này mình có cảm giác như ở Việt Nam vậy. Các bạn học sinh cũng tổ chức nhiều hoạt động, văn nghệ mừng thầy cô. Những bó hoa, và nhiều món quà dễ thương như một cuốn sách, cà vạt, tấm thiệp hay chiếc bánh ga tô được học sinh gửi tặng những thầy cô giáo mà họ yêu quý. Nhiều phụ huynh cũng đến trường cùng con cái để cảm ơn các nhà giáo".

Ấn Độ


Ngày Nhà giáo được tổ chức vào 5/9 với một loạt hoạt động tưng bừng diễn ra khắp cả nước. Có một điều đặc biệt là trong ngày này, học sinh cuối cấp sẽ đảm nhận trách nhiệm giảng dạy các em nhỏ dưới sự giám sát của giáo viên.

Nga

Trước khi thống nhất lấy ngày 5/10 làm ngày Hiến chương các Nhà giáo như nhiều nước khác trên thế giới, nước Nga thường lấy ngày thứ sáu đầu tiên của tháng 10 làm ngày chúc mừng các thầy cô. Người dân Nga kỷ niệm ngày lễ này với nhiều hoạt động tưng bừng, như tổ chức các hoạt động, vui chơi, văn nghệ. Học sinh thường tặng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm, những viên kẹo ngọt ngào và một số món quà xinh xinh ý nghĩa.


Lê Anh

NHÀ SƯ 9X BẮT CÓC TRẺ EM...

Sư thầy 9X bắt cóc trẻ em vì nghĩ là con mình

Nhà sư 9X có quan hệ với phụ nữ có chồng. Khi người này sinh con, sư thầy đã nghĩ đó là con mình nên gây ra vụ bắt cóc tai tiếng.
>> Chánh án Trương Hòa Bình trả lời chất vấn vụ ông Nguyễn Thanh Chấn
>> Lo ngại trộm chó dùng cyanua để đánh bả
>> Vụ hỏa hoạn làm 6 người chết: Cận cảnh tình trạng xuống cấp của Zone 9
Lê Thanh Trưởng (sinh năm 1990), là con út trong gia đình có 8 người con. Mẹ mất sớm nên Trưởng chọn con đường tu hành tại Chùa Bích Nam, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước (Bình Định), lấy pháp danh là Thích Trí Nghĩa.
Năm 2009, Lê Thanh Trưởng được các phật tử trên địa bàn TP Vinh mời về giúp đỡ và sinh hoạt trong Ban hộ tự của Chùa Phổ Môn. Để được chứng nhận là sư trụ trì Chùa Phổ Môn, vào khoảng tháng 10/2009, Lê Thanh Trưởng nhờ một người đàn bà tên Hòa ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) làm giả bằng tốt nghiệp THPT và bằng tốt nghiệp trung cấp Phật học mang tên mình để trình cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Tháng 11/2009, nhận được bằng giả từ Hòa, Trưởng đưa cho chị Trần Thị Kim Loan, thành viên của Ban hộ tự Chùa Phổ Môn, để chị này đến UBND phường Hưng Phúc chứng thực thành nhiều bản. Sau đó, Trưởng sử dụng chứng thực của hai tấm bằng giả này để nộp hồ sơ cùng với đơn bày tỏ nguyện vọng muốn làm trụ trì Chùa Phổ Môn gửi UBND TP Vinh thì bị phát hiện bằng giả.

Chùa Phổ Môn, nơi sư thầy Thích Trí Nghĩa từng trụ trì.
Quá trình tu học, sinh hoạt tại Chùa Phổ Môn, sư thầy Thích Trí Nghĩa quen biết và đi lại với gia đình anh Tú trú tại khối 7, phường Quán Bàu, TP Vinh). Giữa nhà sư với vợ anh là chị Nguyễn Thị Mai đã có quan hệ tình cảm.
Tháng 5/2012, vợ chồng anh chị Mai sinh cháu trai. Chuyện tình cảm giữa Lê Thanh Trưởng với chị Nguyễn Thị Mai vỡ lở khi Trưởng nghĩ rằng, cháu Minh Hữu là giọt máu của mình chứ không phải con đẻ của anh Tú, nên nảy sinh ý định bắt cóc cháu bé đưa về Bình Định nuôi dưỡng.
Ngày 4/2, Trưởng đến nhà chị Mai chơi thì thấy hai mẹ con đi chơi về bằng taxi, vì nhiều đồ đạc nên chị đã trao con mình cho Trưởng bế. Nhận thấy thời cơ tốt, nên nhân lúc chị Mai đang bận bịu xách đồ đạc vào nhà, Trưởng bế cháu bé lên taxi chạy về Bình Định.
Khi chị Mai trở ra không thấy con, cứ nghĩ Trưởng đưa đi chơi như mọi ngày nên không bận tâm, song đến chiều tối, khi anh Tú đi làm về, hai vợ chồng tìm kiếm khắp nơi trên địa bàn TP Vinh nhưng không thấy, gọi điện thì Trưởng không cầm máy. Mãi đến tối cùng ngày, Lê Thanh Trưởng mới nhắn tin cho chị Mai, thông báo về việc đưa cháu bé vào Bình Định nuôi dưỡng, 18 năm sau sẽ quay ra tạ lỗi. Sau đó, Trưởng còn nhắn tin cho chị Mai, bảo đi vào Hà Tĩnh để nhận con, nhưng phải đi một mình.
Sự việc được gia đình báo lên Chùa Phổ Môn, nhà chùa đã cử tu sĩ Thích Trí Huy và anh họ của Trưởng là Võ Mạnh Quý, cùng với chị Mai đón xe vào Hà Tĩnh. Trên đường đi, Lê Thanh Trưởng lại nhắn tin yêu cầu chị Mai đi một mình vào Huế để nhận con, nếu biết đi cùng ai sẽ tự tử và bóp mũi cháu bé chết. Nghe vậy, hai người đi cùng quay về Vinh, còn chị Mai đón xe vào Huế, đồng thời, gọi điện về cho chồng thông báo tình hình và trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ.
Khoảng 6h ngày 5/2, chị Nguyễn Thị Mai vào đến TP Huế, gặp Trưởng và con trai, sau khi ra chợ mua đồ đạc xong, Trưởng thuê xe đưa hai mẹ con chị Mai vào Bình Định. Khi đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), Trưởng xuống xe, vẫy xe khách tiếp tục cuộc hành trình.
Khi đến đèo Phú Gia, ba người bị công an phát hiện và đưa về trụ sở làm việc. Lê Thanh Trưởng sau đó bị bắt giữ với 2 tội danh Chiếm đoạt trẻ em và Làm giả tài liệu của các cơ quan, tổ chức.
Sau khi xảy ra vụ việc Lê Thanh Trưởng có hành vi bắt cóc, chiếm đoạt con mình, chị Nguyễn Thị Mai lại có đơn tố cáo bản thân đã bị Trưởng lợi dụng, hiếp dâm. Ngoài ra, Trưởng còn bị tố lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, song quá trình điều tra, không đủ cơ sở để kết luận.
Ngày 12/11, TAND TP Vinh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai bị cáo Lê Thanh Trưởng, tức tu sĩ Thích Trí Nghĩa, nguyên trụ trì Chùa Phổ Môn phạm tội Chiếm đoạt trẻ em và Làm giả tài liệu của các cơ quan, tổ chức, tuyên phạt 6 năm tù cho cả hai hành vi trên.

Theo Công An Nghệ An

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

TÒA ÁN TÂY-BAN-NHA RA LỆNH TRUY NÃ QUỐC TẾ GIANG-TRẠCH-DÂN & LÝ-BẰNG (TQ)

Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng

Một cuộc biểu tình của cộng đồng Tây Tạng lưu vong - Reuters
Một cuộc biểu tình của cộng đồng Tây Tạng lưu vong - Reuters

Thụy My
Tư pháp Tây Ban Nha hôm qua 19/11/2013 đã ra lệnh truy nã quốc tế cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng, trong khuôn khổ một vụ án được thụ lý từ năm 2006 vì tội « diệt chủng » đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Trung Quốc hôm nay lên tiếng đòi Tây Ban Nha phải « làm rõ » vấn đề.

Tòa án quốc gia ở Madrid nhận thấy có thẩm quyền điều tra vì một trong số các nguyên đơn là Thubten Wangchen, một người Tây Tạng lưu vong mang quốc tịch Tây Ban Nha ; và tư pháp Trung Quốc không mở điều tra về vụ kiện này.
Từ năm 2005, tư pháp Tây Ban Nha có thẩm quyền trên toàn cầu để truy tố các tội phạm hàng loạt như tội diệt chủng, với điều kiện là chưa được điều tra tại nước liên quan.
Trong phán quyết hôm qua, tòa án Madrid nhận định có « những dấu hiệu cho thấy có sự tham gia » của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và ba lãnh đạo khác vào thời đó vào tội ác diệt chủng người Tây Tạng. Đó là do « trách nhiệm về chính trị và quân sự của từng người trong suốt một thời kỳ dài được điều tra ». Xét các yếu tố trên, tòa án Madrid « cho rằng cần thiết phải ra lệnh truy nã quốc tế » đối với họ.
Đơn kiện chủ yếu do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng (CAT) và quỹ « Nhà Tây Tạng » đệ trình, tố cáo năm người này về tội « diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tra tấn và khủng bố đối với nhân dân Tây Tạng » trong thập niên 80-90.
Ba bị cáo khác là cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc Kiều Thạch (Qiao Shi), cựu Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (1992-2000) Trần Khuê Nguyên (Chen Kuiyuan), và cựu Bộ trưởng Kế hoạch hóa gia đình thập niên 80 Bành Bội Vân (Peng Pelyun).
Hôm 11/10, tòa án Madrid đã mở rộng điều tra đến cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì không còn được quyền đặc miễn từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Cũng như các nguyên đơn, tòa án Tây Ban Nha cho rằng Hồ Cẩm Đào, nguyên Bí thư Tây Tạng, « có thẩm quyền và quyền hạn đủ để tiến hành một loạt các hoạt động trong những chiến dịch nhắm vào việc quấy nhiễu nhân dân Tây Tạng ». Và ông Hồ Cẩm Đào « là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, trong nhiều chiến dịch đàn áp khác nhau ở vùng này trong những năm 1988-1992 ».
Hơn nữa, tòa án nhắc lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nhìn nhận rằng « chính quyền Trung Quốc đã quyết định tiến hành một loạt hành động nhắm vào việc loại trừ tính đặc thù và sự hiện hữu của đất nước Tây Tạng, bằng cách áp đặt lệnh thiết quân luật, cưỡng bức di dời, tung ra các chiến dịch triệt sản hàng loạt, tra tấn các nhà ly khai ».
Hôm nay Bắc Kinh cho biết đã đòi hỏi Madrid « làm rõ » về lệnh truy nã này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết « hết sức bất bình và kiên quyết phản đối các định chế liên quan của Tây Ban Nha ». Bắc Kinh hy vọng chính quyền Tây Ban Nha sẽ không « tiến hành những hành động có thể gây tổn hại cho Trung Quốc và cho quan hệ hai nước ».
tags: Quốc tế - Tây Ban Nha - Trung Quốc - Tư pháp quốc tế

MỘT BỨC ẢNH VN ĐẠT GIẢI NHẤT QUỐC TẾ

Một bức ảnh xúc động của Việt Nam đoạt giải Nhất ảnh quốc tế

(Dân trí) - Năm 2013 thực sự là một năm thắng lợi của nhiếp ảnh Việt Nam ở nhiều cuộc thi, với nhiều đề tài.
 >>  Tạp chí Mỹ tôn vinh bức ảnh “Quăng lưới” của Việt Nam
 >>  Việt Nam và những bức ảnh đoạt giải quốc tế năm 2013

Nhiếp ảnh gia Trương Minh Điền đã vượt qua các nhiếp ảnh gia từ 91 quốc gia trên thế giới và giành giải nhất cuộc thi Ảnh CGAP 2013 với tác phẩm gây xúc động lòng người “Chiều mưa”.
 
Bức ảnh “Chiều mưa”được hội đồng ban giám khảo gồm 4 thành viên chọn từ 3.890 bức ảnh được các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư từ 91 quốc gia gửi đến.
 
Bức ảnh mô tả một phụ nữ mang khoai ra chợ bán trong một cơn mưa lớn. Số tiền bán khoai này giúp đóng góp sinh kế cho cuộc sống gia đình gồm chồng và hai con của chị.
 
Chiều mưa - Trương Minh Điền
"Chiều mưa" - Trương Minh Điền

Ban giám khảo đánh giá cao bức “Chiều mưa” của Trương Minh Điền bởi cách thể hiện đầy suy tư về sự bền bỉ dễ thích ứng của những hộ kinh doanh thu nhập thấp tại Việt Nam. Ngoài câu chuyện lôi cuốn, bức ảnh cũng được đánh giá có kỹ thuật hoàn hảo.

Người chiến thắng được tặng phần thưởng trị giá 2.000 USD.

Bức "Người giấy" của nhiếp ảnh gia Md Farhad Rahman (Băng-la-đét), mô tả một người đàn ông kiếm sống hàng ngày bằng việc bán báo ở ga tàu, đã đoạt giải nhì.
 
Người giấy - Md Farhad Rahman (Băng-la-đét)
"Người giấy" - Md Farhad Rahman (Băng-la-đét)

Trong khi đó "Hai đường cong" của nhiếp ảnh gia người Mali, Chi Keung Wong, đã đoạt giải ba nhờ mô tả thành công hai người đàn ông làm việc tại chợ đầu mối gạo Bamako.
 
Hai đường cong - Chi Keung Wong (Mali)
"Hai đường cong" - Chi Keung Wong (Mali)

Bức “Nesma tài giỏi” của Mohamad Gouda từ Ai Cập đoạt giải Lựa chọn của công chúng. Bức ảnh  mô tả một phụ nữ dùng tiền vay từ nguồn tín dụng vi mô khởi tạo một doanh nghiệp vẽ tranh và thêu đã được công chúng lựa chọn. Bức ảnh được 1.236 phiếu chọn, hơn tác phẩm đứng sau nó gần 400 phiếu.
 
“Nesma tài giỏi” - Mohamad Gouda (Ai Cập)
“Nesma tài giỏi” - Mohamad Gouda (Ai Cập)

Ban giám khảo cũng chọn các tác phẩm khác để trao giải khu vực, giải đặc biệt, dựa trên các tiêu chí về kỹ thuật, nội dung và nghệ thuật về chủ đề hỗ trợ tài chính. Bức “Công nhân làm gạch” của Moksumul Haque gửi đến từ Băng-la-đét đã đoạt giải khu vực Nam Á cũng là một điểm đáng chú ý. Bức ảnh chụp những viên gạch được ném trong không trung buộc người xem tự hỏi điều gì đã xảy ra ngay sau khi bức ảnh được chụp.
 
“Công nhân làm gạch” - Moksumul Haque (Băng-la-đét)
“Công nhân làm gạch” - Moksumul Haque (Băng-la-đét)
Một số bức ảnh lọt vào vòng chung khảo:
 
Ta-lông mới - Pauline Opmeer (Tanzania)
"Ta-lông mới" - Pauline Opmeer (Tanzania)
Đời vàng - Võ Chí Trung
"Đời vàng" - Võ Chí Trung (Việt Nam)
Tiệm sửa giầy - Bulent Suberk (Thổ Nhĩ Kỳ)
"Tiệm sửa giầy" - Bulent Suberk (Thổ Nhĩ Kỳ)
Thợ in - Soumya Shankar Ghosal (Ấn Độ)
"Thợ in" - Soumya Shankar Ghosal (Ấn Độ)
Nụ cười -  Oddvar Paulsen (Uganda)
"Nụ cười" -  Oddvar Paulsen (Uganda)
Người bán trứng rong - Danilo Victoriano Jr. (Phi-líp-pin)
"Người bán trứng rong" - Danilo Victoriano Jr. (Philppines)
Ngày mới, lưới mới - Tran Bao Hoa
"Ngày mới, lưới mới" - Trần Bảo Hòa (Việt Nam)
Vẫy chào hạnh phúc - Roger Alfonso (Thái Lan)
"Vẫy chào hạnh phúc" - Roger Alfonso (Thái Lan)
 
Đây là cuộc thi ảnh hàng năm do cơ quan CGAP (Consultative Group To Assist The Poor) tổ chức nhằm vinh danh các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư, những người đã mô tả và thể hiện được sự hỗ trợ tài chính trên toàn thế giới bằng nghệ thuật nhiếp ảnh.
 
CGAP đã thể hiện những cách thức khác nhau về quản lý tài chính của các hộ nghèo và cách thức mà những hỗ trợ tài chính này giúp nâng cao cuộc sống cho nhóm dân cư thu nhập thấp nhất trong nền kinh tế.
 
Thảo Nguyên
Theo WB/CGAP

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

CẢNH SƠN NỮ TẮM TIÊN Ở MÓ NƯỚC THẦN TỈNH SƠN-LA

Thi vị cảnh sơn nữ vùng cao tắm tiên ở mó nước thần

Những sơn nữ lần lượt trút bỏ xiêm y để lộ làn da trắng ngần rồi từ từ ngâm mình dưới dòng nước. Tiếng cười đùa xôn xao cả núi rừng...
>> Ngoạn mục cảnh xả lũ đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc
>> Ký ức người cháu về hai phu nhân Đại tướng
>> Núi lửa Indonesia phun cột tro khói cao 8.000 mét
'Mó nước thần' giữa đại ngàn
Con đường vào bản Niềng (còn gọi là bản Liềng), xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La ngoằn nghèo với những khúc cua bẻ gập tay áo, dốc dựng đứng và lổn nhổn đá sỏi gan trâu. Chính bởi đường đi lại khó khăn như thế, nên vùng đất miền biên viễn nghèo xơ xác.
“Mùa khô thì bụi bay mịt mùng, đường đi gập ghềnh, mùa mưa thì lầy lội tuyệt nhiên không đi lại được. Đường đi lại như thế nên dù người dân có cố gắng chăm chỉ làm nương làm rẫy thì nông sản cũng khó mà bán… Nên bao đời nay, nghèo vẫn hoàn nghèo…”, ông Lèo Văn Thuận, Bí thư Đảng Ủy xã Mường Lèo thở dài mở đầu câu chuyện.
Thế nhưng, theo lời ông Thuận, có lẽ bởi cuộc sống nghèo khổ như vậy nên thiên nhiên đã ưu ái ban cho Mường Lèo một môi trường sống thật trong lành. Cây cối tốt tươi và núi non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, và nhất là “mó nước thần” nằm ở giữa bản Niềng.
Đời sống người dân còn khó khăn, nhưng thiên nhiên đã ban tặng Mường Lèo không khí trong lành, trù phú.
Ông Thuận bảo, không ai biết mó nước chảy từ đâu, cũng không ai hay nó có từ bao giờ, từ đời ông, đời cha của ông đã thấy rồi. Chỉ biết rằng, mó nước rỉ ra từ khe núi, chảy thành dòng quanh con suối uốn lượn ôm men theo bản Niềng và điều đặc biệt là nóng hôi hổi như ấm nước sôi dở.
tắm tiên
 
Có người phỏng đoán hẳn nằm sâu trong núi rừng kia là miệng núi lửa, cũng có người bảo đấy là dòng nước tuôn chảy từ miệng con mãng xà phun lửa trong truyền thuyết… Chẳng ai dám chắc về nguồn gốc của nó nên người ta gọi chung mó nước đặc biệt ấy là “mó nước thần”.
Theo ông Thuận, sở dĩ dân bản tôn đây như dòng nước quý bởi họ truyền tai nhau rằng, thứ nước nóng hôi hổi nằm trong mó nước kia có thể chữa được bách bệnh.
“Người ta cho rằng, người ốm đau, người mang bệnh nặng chỉ cần ngâm mình dưới dòng nước là bệnh tình đã giảm đi nhiều phần. Thậm chí, các xã khác cũng lặn lội sang bản Niềng xin nước nóng về để chữa bệnh.
Chẳng biết thực hư tác dụng thế nào, nhưng chắc chắn rằng, các bệnh ngoài da thì cứ ngâm nước nóng ở đây là khỏi biến. Vì thế, giai bản Niềng cũng vạm vỡ hơn, khỏe hơn, gái bản Niềng cũng hây hây và đẹp hơn bản khác...
“Xưa, bao quanh mó nước này là rừng già. Người lên khai hoang mới phá đi làm nương, làm rẫy. Năm 1982, tôi vẫn còn chứng kiến cảnh hươu, nai, khỉ, trâu, bò… từng bầy từng đàn xuống mó uống nước. Mà lạ, con vật nào đã uống nước ở mó này thì nghiện như người ta say thuốc phiện. Chúng chẳng đi xa mà chỉ lảng vảng quanh mó nước và đêm đêm tìm xuống, đứng quanh mó nước để chơi đùa…
Nhưng khi con người phá trụi cả khu rừng bao quanh mó nước, động vật vì thế cũng mất dần. Hoặc bị săn bắn, hoặc bỏ đi nơi khác… Nghĩ lại tôi vẫn thấy tiếc vô cùng”, ông Thuận thở dài.
tắm tiên
 
Mục sở thị sơn nữ tắm tiên
Và cũng chính nhờ mó nước thần kỳ mà chúng tôi được mục sở thị cảnh sơn nữ tắm tiên, cảnh mà nhiều người ngỡ chỉ còn thấy trong ký ức.
Khi mặt trời vừa khuất dần sau đỉnh núi, những sơn nữ trở về từ nương rẫy quây quần bên mó nước nóng. Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người.
Các sơn nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích.
Ông Thuận bảo, hàng trăm năm nay, cùng với nhiều tập tục lâu đời khác, người dân bản Niềng coi như một nét văn hóa. Trai, gái trong bản, sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ trầm mình dưới dòng nước, gột rửa những mệt nhọc, ưu phiền, con người như được tiếp thêm nguồn sinh lực mới...
Những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài...
Sau một buổi đi nương mệt nhọc, dưới tiết trời băng giá của vùng Tây Bắc, các sơn nữ người Thái ở Bản Liềng (còn gọi là bản Niềng thuộc xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) lại ríu rít rủ nhau ra ngâm mình dưới dòng Púng Hon ấm áp. Ẩn hiện giữa đám hơi nước mờ tỏ, bóng dáng những sơn nữ tắm suối xen lẫn tiếng nói cười rộn ràng tạo nên khung cảnh hư thực tựa chốn bồng lai.
tắm tiên
 
Xứ sở thần tiên
Từ trung tâm thị trấn Sốp Cộp, vật lộn với hơn 70 km đường rừng, băng qua cả chục con dốc dựng đứng, khi người đã mệt nhoài, toàn thân nhuộm kín màu đất đỏ, chúng tôi cũng tới được nơi cần đến.
Đêm đại ngàn thâm u tĩnh mịch lạ thường, băng qua cây cầu treo vắt vẻo trên dòng suối, Bản Liềng huyền bí với những ngôi nhà sàn gỗ cao to lừng lững đã hiện ra trước mắt. Thấy chúng tôi lưng khoác ba lô, ngực đeo máy ảnh, đám trẻ con trong bản co cụm tròn xoe mắt nhìn ngó với ánh mắt đầy vẻ tò mò nghi hoặc.
Được giới thiệu từ trước, chúng tôi tìm đến nhà ông Lèo Văn Thuận - Bí thư Đảng ủy xã Mường Lèo. Biết chúng tôi là nhà báo lặn lội đến đây để tìm hiểu về dòng suối nước nóng Púng Hon và sự huyền bí văn hóa nguyên sơ của bà con dân bản, ông Thuận mừng lắm, rồi vội mời lên nhà làm cơm khoản đãi. Sau 2 chén rượu “cứng chân” - (dân tộc vùng Tây Bắc có quy định trước bữa cơm phải uống cạn 2 chén rượu, biểu tượng cho đôi chân cứng - PV), ông Thuận say sưa kể về huyền thoại của dòng Púng Hon.
Truyền thuyết kể rằng, thuở xa xưa Mường Lèo là vùng đất bạt ngàn rừng già, với những cây gỗ quý cả ngàn năm tuổi. Con người và muông thú cùng chung sống hòa thuận dưới cánh rừng đại ngàn năm này qua năm khác. Cai quản cả vùng Mường Lèo rộng lớn là Phìa Tạo.
tắm tiên
 
Một ngày nọ, Nàng Huổi - con gái độc nhất của Phìa Tạo không may mắc phải một chứng bệnh lạ, da dẻ sần sùi, lở lói. Trước khi mắc bệnh, Nàng Huổi vốn là cô sơn nữ vô cùng xinh đẹp, thông minh khiến bao trai bản phải ngẩn ngơ dõi theo mỗi bước đi của nàng.
Thấy con gái mắc bệnh, Phìa Tạo lo lắng vô cùng, đã cho người đi khắp vùng mời các thầy lang tới trị bệnh và treo giải thưởng hàng chục con trâu mộng cho ai chữa khỏi bệnh nhưng vẫn chẳng ăn thua.
Một lần, trong giấc ngủ, Phìa Tạo thấy mình đang lang thang phía cuối bản bỗng gặp một ông lão râu tóc bạc phơ chỉ tay vào một đống đá và nói: “Ngươi hãy đào sâu xuống đống đá này sẽ tìm được thuốc trị bệnh cho con gái ngươi”. Nói xong ông lão vụt biến mất.
Tỉnh giấc, Phìa Tạo vội cho người lật đá đào sâu xuống đất. Lạ thay, khi vừa đào được chừng một thước, rộng vài thước, một dòng nước nóng bỗng tuôn trào khắp mặt đất. Quá vui mừng, Phìa Tạo bèn ra lệnh quây màn cho Nàng Huổi tắm.
Không ngờ, khi nàng vừa ngâm mình xuống nước, ghẻ chóc tự nhiên tan biến hết, da dẻ trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn xưa. Kể từ đó, dòng suối được gọi tên là Púng Hon (theo tiếng Thái cổ Púng là dòng, Hon là nước nóng - PV).
tắm tiên
 
Cận cảnh sơn nữ tắm tiên
Bản Liềng vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ từ hàng trăm năm trước và được bao bọc bởi dãy núi đá vôi trùng điệp. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thái, bản nằm giáp với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào. Cả bản hiện có 84 hộ dân với gần 500 nhân khẩu, sinh sống bằng việc canh tác ngô, lúa trên nương và chăn nuôi gia súc.
Theo ông Thuận, từ ngàn đời nay, bà con Bản Liềng được sống trong môi trường rừng núi thiên nhiên trong lành, được uống nước sạch, thức ăn của núi rừng nên luôn tuân thủ một điều hết sức quan trọng, đó là: Làng bản, con cháu đoàn kết, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định!
Nói về dòng Púng Hon, không giấu nổi vẻ tự hào, ông Lèo Văn Thuận say sưa kể tiếp: “Cách dòng Púng Hon chỉ vài chục bước chân là dòng suối nước lạnh – nguồn nước sạch của cả bản. Trước đây vào mỗi buổi sớm mai, hươu nai trên rừng vẫn tìm đến uống nước”.
5 giờ chiều, ông Lèo Văn Thuận đưa chúng tôi tới để tận mắt khám phá vẻ đẹp nguyên sơ của dòng Púng Hon. Chiều đông đại ngàn trời tối nhanh kéo theo những cơn gió lạnh ghê mình. Mất khoảng 15 phút đi bộ bỗng thấy ấm áp lạ thường, ông Thuận chỉ tay nói, sau rặng tre mai trước mặt là dòng Púng Hon đó, nơi đây quanh năm gió rét không xâm phạm tới được.
Trước mắt tôi, những cô gái người Thái mặc váy đen bắt đầu lội dần xuống nước, những chiếc váy từ từ được vén dần theo độ sâu của cơ thể với mặt nước. Xung quanh khu suối tắm của sơn nữ chỉ có chiếc liếp tre che chắn sơ sài. Khi các sơn nữ ngồi hẳn xuống ngâm mình cũng là lúc chiếc váy được cuốn cao lên đầu ôm gọn lấy mái tóc mây búi cao khoe chiếc gáy trắng ngần một cách vô cùng khéo léo. Ẩn hiện giữa làn hơi nước mờ tỏ là thân hình các cô gái Thái với cơ thể đầy đặn, bờ vai trắng mịn hiện ra trước mắt chúng tôi.
Báu vật trời ban
Ý thức được việc thiên nhiên ưu ái ban tặng cho dòng nước nóng nên người Thái ở Bản Liềng rất chú trọng giữ vệ sinh cho dòng suối, quanh khu vực dòng suối tuyệt không thấy một chút rác bẩn nào. Không giấu nổi vẻ tự hào, ông Thuận nói rằng, phụ nữ Bản Liềng mỗi khi ra đây tắm đều mong được đẹp như Nàng Huổi khi xưa nên họ trân trọng và giữ gìn dòng nước ghê lắm.
Nếu buổi chiều suối Púng Hon thuộc về các thiếu nữ thì sớm mai, nơi đây thuộc về những người già. Sáng nào cũng thế, bất kể xuân hay hạ, thu hay đông, những người có tuổi ở Bản Liềng đều tụ tập về đây. Ông Lèo Văn Chai - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lèo, năm nay hơn 80 tuổi, nhưng trông còn trẻ lắm.
Ông bảo, nước nóng ở Púng Hon cho người già ở bản nước da hồng hào, khiến con ma bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể. Bởi thế, như một vị thuốc trời ban, bất kể ai thấy xương khớp mỏi đau, đều ra đây ngâm nước. Hơi nước ngai ngái, nóng hôi hổi xông vào huyết quản khiến mệt mỏi tan biến, thay vào đó là sự sảng khoái, khoáng đạt nhẹ nhàng.
Ông cho biết, người Bản Liềng ít bệnh lắm, chứ không yếu rớt như người miền xuôi. Có sự diệu kỳ đó, có lẽ là nhờ suối nước trời ban này "Trong những ngày đông giá rét ở đại ngàn, sơn nữ khỏa thân tắm suối nước nóng là nét văn hóa có từ hàng trăm năm nay ở Bản Liềng. Tắm suối không chỉ để gột rửa bụi bẩn, ngâm mình trong dòng nước ấm cho thư thái mà còn là thời gian để họ chuyện trò tâm sự, sẻ chia mọi điều trong cuộc sống."
Thật hiếm có nơi nào còn lưu giữ được phong tục tắm tiên, nét đẹp tuyệt tác của núi rừng như ở Bản Liềng. Thật buồn nếu một ngày nào đó dòng Púng Hon trở nên bơ vơ vì không còn bóng dáng “tiên nữ”…

Theo Danviet