Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

THƯA THỦ TƯỚNG...ĐANG Ở TRUỒNG !

Thưa Thủ tướng, chúng nó đang ở truồng!…


Mai Thanh Hải
521818_184189348371459_1111265784_nNói tụi lít nhít học sinh vùng cao biên giới (mà mình cứ quen mồm gọi là chúng nó) đói cơm, nhiều cán bộ cả Trung ương lẫn địa phương sẽ giãy nảy lên, bảo “nói bậy”, bởi tụi đi học, từ bé đến lớn đều được chế độ của Nhà nước.
Cái sự thiếu tý cơm hay cơm ăn với muối, với nước, với măng… có chăng là do “cơ chế chính sách”, “việc triển khai thực hiện”, khiến tiền về chậm, các cháu biết thịt thà – mì chính qua buổi “truy lĩnh” cuối năm mà thôi.
Và như thế, đừng trách Nhà nước!.
Ừ! Mà mình có trách đâu. Chính phủ mình đã lo hết thảy mọi thứ, từ các cháu cho đến người nghèo, cũng cứ danh sách – đầu người mà rót tiền, ấy chứ…
Nói chuyện ăn rồi, phải nói chuyện chuyện mặc, bởi cụm từ “ăn mặc” luôn đi cùng với nhau.
Đi miền núi mãi rồi, cũng quen với cách rách rưới – phong phanh của bọn trẻ. Nhưng cứ mùa đông, lên miền núi, nhìn chúng vẫn vậy chịu rét, mới giật mình lẩn thẩn: “Hình như, cũng chưa có 1 quy định nào về việc hỗ trợ cái mặc cho trẻ con, nhất là học sinh!”.
Hỏi cán bộ địa phương và giáo viên, ai cũng cười: “Cái bụng còn chưa no, lo gì cái da!”, khiến mình lại buồn nẫu…Nẫu nhất khi nhìn bọn lít nhít Mầm non cởi truồng lồng lộng, chim cò cứ phơi phới tung tăng. Nhiều người liệt ra cả đống nguyên nhân, như: Đồng bào quen vậy rồi; để thế cho… nó mát; chống tè dầm…
Nhưng với mình, nói thật là họa có điên, giời lạnh đến vài độ C mà vẫn để con phong phanh không quần không áo, để nhìn chúng tím tái – run rẩy?.. Chỉ có thể là thiếu thốn, đến mức không có tiền để mua đồ ấm cho con, không xin đâu được đồ cũ cho con, mới đành để thế…
309803_184189065038154_661556455_nDẫu biết, con trẻ vùng cao quen chịu khổ và cũng có sức đề kháng cao, nhưng rút cục chúng vẫn là đứa trẻ, là con người chứ chả phải siêu nhân – chiến binh chịu rét, nhịn đói làm tỷ điều siêu phàm vượt bậc…
Cứ qua quýt, lấp liếm theo cái kiểu “Ối Giời! Chúng nó quen rồi”, “Sức đề kháng tốt lắm. Đứa nào không chịu được, bị loại ngay từ khi mới sinh. Đứa nào sống, chấp mọi điều kiện”… nhưng thật ra, phải cắn răng lại mà chịu đựng đấy.
Chính thế, lên mấy Đồn Biên phòng vùng cao, mang quần áo cũ trẻ em lên, anh em Đội Vận động quần chúng quý lắm.
Chả là mỗi chuyến đi công tác xuống địa bàn, đồng bào rét quá, toàn bế con chặn bộ đội giữa đường, xin cái mũ cái áo của anh em. Không cho thì không đành mà cho thì rét lắm, suốt quãng đường vài ngày lăn lóc bản này bản khác, rừng này rừng khác…
Nếu có ít quần áo trẻ em trong ba lô, lúc ấy giở ra, thì còn gì bằng?..
Đại tá Phùng Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cứ đau đáu cảnh: Xe Uoat chở ông lên triển khai công tác đầu năm trên đơn vị, tụi trẻ con thấy xe ôtô cứ níu lấy, chìa tay xin áo; Lên Đồn, lại chứng kiến cảnh bà con run rẩy kéo đến cổng Đồn Biên phòng, kêu ời ời: “Đồn ơi! Rét lắm!”… và chính vì thế, bây giờ cứ sắp đến mùa rét, Đại tá Phùng Tuấn lại ký điện gửi có đơn vị, yêu cầu vận động chiến sĩ hết nghĩa vụ nhường lại, cán bộ mới phát quân trang thu gom, tất cả quần áo – chăn đệm – tất giầy.. tặng đồng bào, trước mùa rét…
Nhưng vẫn không đủ.
22017_184189168371477_1042658337_n Cái Chương trình “Áo ấm biên cương” be bé của tụi mình, mỗi lần triển khai ở địa bàn nào đấy, ngoài số quần áo – khăn ủng đúng theo số lượng học sinh (mà nhà trường, Biên phòng, chính quyền thống nhất, báo về), lúc nào cũng lủng lẳng 1 bao hàng gọi là dự trữ, cũng toàn quần áo, để quàng thêm cho những đứa trẻ rách áo, cởi truồng đứng bơ vơ bên đường hoặc không có trong danh sách, đứng ngoài thèm khát nhìn các bạn được nhận quần áo mới…
Nhìn chúng nó cởi truồng giữa mùa đông, xót xa lắm. Có cảm giác như vùng đất ấy, con người ấy trở lại thời hồng hoang, chỉ vỏ cây – áo lá che thân.
Và quan trọng hơn, cảm giác như nòi giống cứ bị lụi bại đi bởi chim cò tím tái, thông thống giữa gió lạnh, từ bên kia biên giới kèn kẹt thổi sang…
Lo được cái ăn rồi, nhưng căn cơ gì mà không lo thêm cái mặc, cho chính tương lai của đất liền, của vùng biên ải…
Không biết Thủ tướng của mình, đã bao giờ được chứng kiến những cảnh này chưa?..
*****
Hình ảnh ghi lại từ những chuyến đi của Thành viên Chương trình “Áo ấm biên cương” và trên một số trang xã hội của đồng nghiệp: xomnhiepanh.com; otofun.net; phuot.net…

MỘT VẾ ĐỐI KHÓ

LẠI MỘT VẾ ĐỐI KHÓ

         Không hiểu ông Tạ Anh Ngôi móc ở đâu ra được một vế đối ngắn mà hóc hiểm đến thế ? Nếu không phải là sưu tầm thì cũng phải trăn trở với kinh nghiệm từng trải của cuộc sống riêng tư !
         Đây,nó đây : ĐẼO ĐÁ NÊN NGƯỜI CHO ĐÁ ĐẼO
         Cái khó lần này không phải ở chỗ các chữ đều có phụ âm đầu giống nhau (phụ âm T như trong vế ra của Song Thu – một phụ âm có nhiều nhất trong tiếng Việt,khiến mọi người khó tìm một câu có phụ âm khác để đối lại).Mà cái khó nằm ở 2 chữ đầu và 2 chữ cuối . Nó vừa biến đổi từ động từ (ĐẼO ĐÁ) thành danh từ (ĐÁ ĐẼO);mà còn mang một nghĩa ngầm nếu NÓI LÁI lại : ĐẼO ĐÁ = ĐÃ Đ...và ĐÁ ĐẼO = Đ… ĐÃ !
         Cũng như lần trước, khi tìm câu để đối Song Thu mất một buổi tối,lần này LÃO nổi cáu mất một đêm,Rồi cũng có một câu đối lại khá chỉnh .Và nghĩ rằng đến chính Tạ Anh Ngôi cũng không có (như Song Thu lần trước),bởi XUẤT ĐỐI DỊ,ĐỐI ĐỐI NAN mà .             
         Đó là : LEO LẦU KHIẾN BỌ BÁM LẦU LEO*
        
         Làng Hóp 24h24’   ngày 29-01-2013 LÃO THANH
*giọng miền Trung : Lèo=Lẹo

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

TẠI SAO VIỆT NAM MẠNH ? TẠI SAO VIỆT NAM YẾU ?


Tướng Lê Văn Cương: “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”

(Dân trí) - “Nhiều người trong nước đang ngụy biện rằng, Trung Quốc lớn quá, Việt Nam không thể làm gì hơn được. Điều đó là hoàn toàn sai lầm." - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an nhận định trong cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí.
 >>  Vụ kiện "đường lưỡi bò" và hệ lụy tới Việt Nam
 >>  Biển Đông: Ẩn ý sau việc Philippines kiện Trung Quốc
 >>  Philippines có mạo hiểm khi viện tới LHQ?

Ông có bất ngờ trước việc Philippines xúc tiến khởi kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên hiệp quốc?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi không bất ngờ về việc này. Tranh chấp biển đảo, biên giới lãnh thổ thông thường trên thế giới có 3 cách giải quyết. Cách thứ nhất là thương lượng, nhân nhượng nhằm đi đến kết cục hóa giải được mâu thuẫn. Trong trường hợp Philippines, Manila có đủ niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ không nhân nhượng và thương thảo sẽ không có hiệu quả. Họ quyết định chọn phương thức thứ 2, mang ra tòa án quốc tế hy vọng vào cán công lý sẽ giúp đỡ.

Trường hợp Philippines với Trung Quốc rơi vào tranh chấp chênh lệnh nhiều mặt. Phải tranh chấp với một bên lớn hơn nhiều lần, trong hoàn cảnh Philippines, lựa chọn như vậy là hoàn toàn đúng.

Còn phương thức thứ 3 là sử dụng vũ lực để giải quyết thì thời điểm hiện nay, đây chưa phải giải pháp thích hợp.

Dĩ nhiên, dù có đưa ra tòa án quốc tế thì Manila vẫn không thể từ bỏ quan hệ song phương với Trung Quốc và không loại trừ phương thức thương thảo.

Nhiều người dân đang tự đặt câu hỏi: Tại sao bấy lâu  nay Việt Nam không làm như Philippines?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người đứng đầu giỏi, công tâm mới tập hợp được người giỏi.
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mối quan hệ Việt-Trung khác biệt với mối quan hệ Philippines-Trung Quốc.  (Ảnh: Phương Thảo)
 
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cũng biết nhiều người quan tâm và đặt vấn đề như vậy. Họ có thể sốt ruột nhưng trong vấn đề chủ quyền, cần phải tỉnh táo, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không từ bỏ phương thức kiện ra tòa án quốc tế nhưng tôi cho rằng, lúc này chưa phải thời điểm thích hợp. Lý do là vì, mối quan hệ Việt – Trung có 3 khác biệt.

Thứ nhất, Việt Nam là láng giềng trực tiếp với Trung Quốc, hai quốc gia có đường biên giới đất liền 1435 km, điều này Philippines không có. Dù một triệu hay một tỷ năm nữa, người hàng xóm đó với chúng ta vẫn là “núi liền núi, sông liền sông”.

Người ta có thể thay đổi bạn bè nhưng láng giềng thì không. Điều này không bao giờ được phép lãng quên trong quan hệ Việt - Trung.

Thứ 2, trong lịch sử, rõ ràng Trung Quốc và Philippines cũng không có ân oán gì cả, còn Việt Nam và Trung Quốc thì có hơn 1000 năm quan hệ song phương với bao trắc trở. Đặt dấu mốc năm 1859 khi Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, trở về trước đó dân tộc Việt Nam chủ yếu đương đầu với tham vọng xâm chiếm cương thổ của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Trong cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp 1945- 1954, rồi sau đó là kháng chiến trường kỳ chống Mỹ đến năm 1975, chúng ta được Đảng và nhân dân Trung Quốc ủng hộ rất tuyệt vời, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, an ninh, văn hóa… Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên ân tình này.  Điều đó, quan hệ Trung Quốc – Philippines không bao giờ có được.

Thứ 3, Việt Nam và Trung Quốc nằm trong hệ thống chính trị gần gũi nhau. Và đương nhiên, điều này cũng khác với Philippines.

Với 3 điểm khác này, mặc dầu Philippines lựa chọn như vậy nhưng Việt Nam chưa thể làm điều đó, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Ta vẫn tối đa vận dụng khai thác mối quan hệ song phương để giải quyết khác biệt. Nhưng cùng với đó, việc chuẩn bị thật tốt cho phương thức mà Philippines đang áp dụng, cũng là điều dễ hiểu.

Vậy theo ông, điều mà Philippines đang rốt ráo làm sẽ mang lại cho Việt Nam bài học, kinh nghiệm gì?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi xin khẳng định, cũng chẳng cần Manila kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế thì chúng ta mới có bài học, hay chuẩn bị hồ sơ cho khả năng phải kiện. Trong hơn 1000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã được tôi luyện qua rất nhiều bài học trong quan hệ với “người hàng xóm” Trung Quốc.

Tôi khẳng định, phương án này luôn được chúng ta chuẩn bị chu đáo.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Có nhiều đồng bào hỏi tôi rằng, trong mối quan hệ Trung – Việt hiện nay, 16 chữ "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" nên hiểu và vận dụng như thế nào? Tôi trả lời rằng, có 2 điều chúng ta luôn nói công khai: thứ nhất, Việt Nam không bao giờ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc. Và thứ hai, Việt Nam không kéo bè kéo cánh, liên kết với bất kỳ quốc gia nào để chống Trung Quốc.

Theo 2 điều này, chúng ta có quyền làm mọi việc chúng ta cần phải làm để giữ gìn phẩm giá dân tộc, công lý, bảo vệ cho được đất đai hương hỏa của cha ông. Chúng ta phải làm để nhà cầm quyền Trung Quốc thấy rằng đó là cương thổ của một quốc gia có chủ quyền; họ phải thấy rõ, Trung Quốc là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc thì càng phải làm gương.

Khi họ làm sai, chúng ta phải phản đối với lý lẽ sắc sảo, chứng lý rõ ràng như tôi nói ở trên, để cả thế giới biết. 

Và 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dầu, hướng tới tương lai” là sách lược nhưng tuyệt đối không được để ai lợi dụng 16 chữ ấy để xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. 16 chữ ấy là “ứng vạn biến”, “dĩ bất biến” là chủ quyền, không kẻ nào được phép bán rẻ chủ quyền quốc gia.

Tuyệt đối không được để “ứng vạn biến” thay thế cho những điều thuộc về “dĩ bất biến”.

Trong bối cảnh đó, nhiều người đang lo ngại, những phát biểu cứng rắn từ các giới chức quân sự “diều hâu” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ Việt – Trung?

Trước thái độ hung hăng hiếu chiến của một số người Trung Quốc, chúng ta phải bình tĩnh. Trong số hơn 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc, tuyệt đại đa số là người tốt, nhân hậu. Những người này không có lợi ích gì trong việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam cũng như gây hấn với các nước khác.

Và tôi tin rằng, trong hơn 3 triệu quân nhân Trung Quốc, tuyệt đại đa số trong số đó cũng không muốn gây sự với Việt Nam bởi bản thân họ không được lợi gì cả. Ngay trong lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thì không phải tất cả họ đều muốn gây sự với Việt Nam. Chúng ta không vơ đũa cả nắm.

Trong công tác đầu tranh, chúng ta phải đấu tranh bằng nhiều cách: con đường ngoại giao và tận dụng mọi cái có thể tận dụng được.

Nếu họ có các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì phải triệu Đại sứ của họ lên để phản đối, gửi Công hàm và tuyên bố cho cả thế giới biết. Việt Nam không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống lại Trung Quốc nhưng trách nhiệm của Nhà nước ta là phải nói để cho dân biết, thế giới biết.

Một đại thi hào Trung Quốc đã từng nói đại ý rằng: “Triều đình phong kiến (Trung Quốc – PV) một vạn năm nay, người ta tàn bạo như con hồ ly nhưng nhát gan như con thỏ rừng trước kẻ mạnh”.

Hàng nghìn năm nay, Trung Quốc là quốc gia mềm nắn rắn buông: nước nào không vững vàng thì Trung Quốc tiến, còn nước nào vững thì Trung Quốc cũng không dám tiến. Trung Quốc có thói quen bắt nạt các nước yếu và đó là sở trường của họ.

Ông đánh giá gì trước bình luận: Trung Quốc như một chú hổ vừa thức dậy sau khi giấc ngủ dài, nay sẵn sàng giương móng vuốt?

Đó là sai lầm và những ai tin vào sức mạnh của thứ móng vuốt đó sẽ phải trả giá về điều này. Thời buổi này, không phải muốn làm gì thì làm.

Sắp tới đây, nếu họ mà giương cung ra, họ sẽ chuốc phải thất bại thảm hại.
 
Thời gian gần đây, một số học giả đưa ra chủ đề tranh luận “Việt Nam lớn hay nhỏ?” Ông đánh giá gì về điều này?

Đưa ra bàn luận như vậy là dở. Tại sao lại đưa ra vấn đề này, nếu chỉ nhìn vấn đề như thế thì làm sao giải thích được trường hợp của Israel. Đất nước với chưa đến 9 triệu dân này, nằm trong lòng 170 triệu người dân Ả Rập nhưng bao năm vẫn vững vàng sau bao sóng gió.

Điều cần phải bàn là “Tại sao Việt Nam mạnh? Tại sao Việt Nam yếu?”.

Nhiều người trong nước đang ngụy biện rằng, Trung Quốc lớn quá, Việt Nam không thể làm gì hơn được. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Trong lịch sử, từ năm 179 trước Công nguyên, khi An Dương Vương thất bại trước Triệu Đà, đến giờ đã hơn 2200 năm, không có lúc nào Trung  Quốc yếu hơn Việt Nam.

Thậm chí, thời nhà Minh Trung Quốc, tương quan chênh lệch với Việt Nam lên tới 100 lần. Từ thời điểm đó, tướng Trịnh Hòa – Trung Quốc đã dong thuyền tới châu Mỹ. Nhưng họ vẫn đại bại trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

90 triệu dân Việt đã luôn chứng tỏ sức mạnh của mình trước giông bão lịch sử. Đúng như Đức Thánh Trần, trước lúc lâm chung có nói với vua Trần: “Khoan thư sức dân, trên dưới đồng lòng anh em hòa mục”. Và Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó máu thịt với dân, nhà nước mạnh, quan chức công chức đều là công bộc của dân… đó là khi Tổ quốc ta mạnh nhất, sẽ không kẻ nào dám xâm phạm bờ cõi.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TQ:BỒ NHÍ TỤ TẬP ĐẤU TỐ QUAN THAM

TQ: Bồ nhí tụ tập đấu tố tham quan
Quang cảnh “Bồ nhí đấu tố quan tham”.

TQ: Bồ nhí tụ tập đấu tố tham quan

Chủ nhật, 27/01/2013, 12:30 PM (GMT+7)
Mới đây, trước cửa ga tàu điện ngầm Thư Thành (Thâm Quyến, Trung Quốc) xuất hiện đám đông bồ nhí, thân hình bốc lửa ăn mặc mát mẻ, tay cầm còng số 8 và roi da, đấu tố tham quan. Trong khi đó, ngày 25/1, thêm một quan Trung Quốc ngã ngựa vì bồ nhí.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Thêm quan ngã ngựa vì bồ nhí
Ngày 25/1, thêm một quan tham cấp cao bị tố giác vì có lối sống sa đọa. Kẻ bị tố cáo là Bão Học Toàn, cựu Chủ nhiệm Trung tâm Xổ số phúc lợi Bộ Dân chính (cán bộ tương đương cấp Sở), trong 3 tháng đã lợi dụng quyền hành để “giao dịch quyền - sắc, giao dịch quyền - tiền”.
Hắn bị tố có quan hệ thân xác bất chính cùng lúc với 7 phụ nữ, trong số họ có cả người em họ của Bão, có vợ cấp dưới, con dâu của sếp cấp trên và nhận hối lộ số tiền rất lớn. Lần này, chứng cứ đưa lên mạng không phải là các đoạn video clip phòng the mà là ảnh chụp những tin nhắn “nhạy cảm”.
TQ: Bồ nhí tụ tập đấu tố tham quan, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, bo nhi dau to tham quan, tham quan trung quoc, dau to quan tham, nga ngua vi bo nhi, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Quang cảnh “Bồ nhí đấu tố quan tham”.
Người đưa hình ảnh Bão Học Toàn và các tin nhắn lên mạng là một ông chồng bị Bão “cắm sừng”. Ông ta viết: “Tôi chính là người bị cắm sừng. Vị trí công tác của tôi do vợ dùng thân xác đánh đổi mà có. Có lúc tôi muốn đâm đầu vào tường mà chết, sống thế này còn có ý nghĩa gì? Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mình phải tố giác ông ta để mọi người thấy được lũ quan chức bây giờ thối nát đến mức nào”.
Ông đưa ra chứng cứ: Ngày 18/5/2012, Bão Học Toàn đã đặt phòng số 3 tầng 64 khách sạn Quốc Mạo Bắc Kinh với giá 4.000 tệ (khoảng hơn 9 triệu VNĐ)/đêm để mây mưa với cô Diêu X là vợ Nhiệm XX, cấp dưới của y. Kèm theo là ảnh chụp các tin nhắn qua lại với những lời lẽ tình tứ giữa 2 người từ ngày 16 đến 18/5.
TQ: Bồ nhí tụ tập đấu tố tham quan, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, bo nhi dau to tham quan, tham quan trung quoc, dau to quan tham, nga ngua vi bo nhi, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Bão Học Toàn
Lưu Y là con dâu của Lý Bản Công, nguyên Ủy viên ban cán sự đảng Bộ Dân chính, Phó Chủ nhiệm thường vụ Hội người cao tuổi, hiện là Hội phó Tổng hội từ thiện Trung Quốc - từng là cấp trên trực tiếp của Bão.
Ông Lý đã gửi gắm con dâu về chỗ Bão Học Toàn làm việc mà không biết là đã “gửi trứng cho ác”.
Bão đã lợi dụng mọi cơ hội để gặp gỡ riêng, chung đụng với Lưu Y mà chồng và bố chồng cô ta không hề hay biết.
Tin nhắn của Bão và Lưu có những đoạn như: “Tối qua, lẽ ra anh phải ngấu nghiến em...”, “Thế thì bây giờ về đó đi”, “Tiếc là không đủ thời gian...”...?
Các bồ nhí đấu tố quan tham
Chiều 22/1, trước cửa ga tàu điện ngầm Thư Thành (Thâm Quyến) xuất hiện một đám đông huyên náo. Đó là một nhóm cô bồ nhí thân hình bốc lửa ăn mặc mát mẻ, đeo kính râm, tay cầm còng số 8 và roi da, nước hoa thơm phức.
Các cô mang theo các tấm biểu ngữ: “Bị bao nuôi là nhục nhã, tóm quan tham là vinh quang, rửa sạch mặt mũi, quay lại làm người, sử dụng mỹ nhân kế, chơi đòn hồi mã thương”, “Bồ nhí cũng là con em dân, bồ nhí cũng phục vụ nhân dân”, “Cảnh cáo các ông bố nuôi: hãy cẩn thận khi thư giãn!”. Trên các tấm biểu ngữ còn ghi rõ các số điện thoại để tiện
liên hệ.

Các cô còn dẫn giải ra trước đám đông một người đàn ông trước ngực đeo tấm biển ghi mấy chữ “Kẻ thù của nhân dân”, bộ dạng nom rất thảm hại. Những người đứng xem liên tiếp vỗ tay và hò reo cổ vũ.
Được biết đây là địa điểm cách đây không lâu, các thành viên tổ công tác tuyên truyền trừng trị hàng giả, đã tổ chức đấu tố các cô bồ nhí của quan tham.
Nay các cô bồ nhí đã tự tập hợp nhau lại lập thành “Đội đặc công bồ nhí chống quan tham” để tham gia vào cuộc chiến chống quan tham nhằm gột rửa tiếng xấu cho mình.
Hành động của họ đã được các dân mạng Trung Quốc hưởng ứng mạnh mẽ. Rất nhiều người viết lời bình, động viên khuyến khích, nhắc nhở các cô bồ nhí hãy đừng bỏ lỡ cơ hội làm lại
cuộc đời
.
Theo Thu Thủy ( Tiền Phong/CRI và Tianya)

ẢNH HIẾM VỀ LÍNH MỸ TRONG CHIẾN TRANH VIÊT-NAM (TỪ 1966)

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN
Một lính Mỹ thiệt mạng trong trận chiến năm 1966 đang được đồng đội khiêng xác

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN

Chủ nhật, 27/01/2013, 08:45 AM (GMT+7)
Phóng viên ảnh Larry Burrows đã theo chân lính Mỹ trên chiến trường miền nam Việt Nam để ghi lại một phần khốc liệt của cuộc chiến.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Tháng 10/1966, trên một ngọn đồi lầy lội bùn phía nam vùng phi quân sự ở Việt Nam, phóng viên Larry Burrows  chụp bộ ảnh mang tên “Reaching Out” (tạm dịch: Vươn ra) mà sau nhiều thế hệ vẫn còn nguyên giá trị.
Tạp chí LIFE không xuất bản những bức ảnh này nhiều năm sau khi chụp, mà chỉ xuất bản một số bức ảnh khác của Burrows chụp trong cùng dịp này. Mãi 5 năm sau, vào tháng 2/1971, LIFE xuất bản Reaching Out lần đầu tiên, trong một bài báo tưởng nhớ Larry Burrows, người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Lào vào ngày 10 cùng tháng.
 Ngày 19/2/1971, Ralph Graves, Biên tập tạp chí LIFE, viết một đoạn tưởng nhớ rất xúc động dành cho phóng viên ảnh chiến trường tài năng, dũng cảm. Cách đó một tuần, ông đã thông báo với hàng triệu độc giả của LIFE rằng, chiếc trực thăng chở Burrows và một số phóng viên ảnh khác, như Henri Huet của hãng tin AP, Kent Potter của United Press International, và Keisaburo Shimamoto ở tạp chí Newsweek, bị bắn rơi ở Lào. “Rất ít hy vọng họ vẫn sống sót”, Graves nói.
Nhân kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris để kết thúc sự can dự của Mỹ ở Việt Nam và cũng gần ngày mất của Burrows, LIFE tái xuất bản những bức ảnh lịch sử này.
Dưới đây là một số bức trong bộ ảnh của Larry Burrows:

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Một lính Hải quân Mỹ trong chiến dịch Prairie, gần khu vực phi quân sự, tháng 10/1966

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Bức ảnh được công bố lần đầu tiên bởi tạp chí LIFE. Đội lính hải quân Mỹ đang ăn khẩu phần trong thời gian diễn ra cuộc chiến gần khu vực phi quân sự vào tháng 10/1966

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Bốn lính hải quân Mỹ đang khiêng xác một đồng đội tử nạn gần Đồi 484 vào tháng 10/1966

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Được hỗ trợ bởi xe tăng và máy bay chiến đấu, Tiểu đoàn 2 tiến về khu rừng phía trước, Việt Nam, tháng 10/1966

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Trung sĩ Jeremiah Purdie (ở giữa, đầu băng trắng) đi về phía người đồng đội bị thương sau cuộc chiến ác liệt ở gần khu phi quân sự, tháng 10/1966

Ảnh hiếm về lính Mỹ trong chiến tranh VN, Tin tức quốc tế, Tin tức trong ngày, chien tranh, hai quan, linh my, tap chi life, larry burrows, anh ve chien tranh, chien tranh viet nam, phong vien chien truong, phong vien anh, linh my tại viet nam

Một lính Hải quân Mỹ trong trận chiến năm 1966

Trúc Quỳnh (theo LIFE) (Khampha.vn)

NHẠC SỸ PHẠM DUY VỪA QUA ĐỜI

Chủ nhật, tháng một 27

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều nay, 27.1.2013




Nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Thiên Hương

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều nay, 27.1.2013

 Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi. Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã xác nhận thông tin trên.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội.
Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.
Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng (đến nay khoảng 60 bài)…
Mới đây nhất là 8 ca khúc trong 10 bài của tập Đạo ca vừa được cấp phép biểu diễn. Song, tâm nguyện cuối đời của ông, từng được ông chia sẻ trên giường bệnh, là "phát hành cuốn phim tài liệu Phạm Duy - nhạc và đời" đến nay vẫn chưa thành...
Cha của nhạc sĩ Phạm Duy là nhà văn Phạm Duy Tốn. Vợ của ông là ca sĩ Thái Hằng nhưng bà đã qua đời vào năm 1999. Các con của ông cũng là những ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như con trưởng là ca sĩ Duy Quang (vừa qua đời vào tháng 12.2012), ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường...

Nhạc sĩ Phạm Duy giao lưu trong chương trình Tạ ơn đời mừng sinh nhật ông vào ngày 5.10.2012 
- Ảnh: Thiên Hương
Đến cuối đời vẫn miệt mài sáng tác
Cách đây không lâu, khi tìm gặp nhạc sĩ Phạm Duy vào đúng dịp sinh nhật của ông (ngày 5.10.2012), vị nhạc sĩ lão làng này khiến chúng tôi khá bất ngờ vì sức khỏe dẻo dai và sự minh mẫn của ông.
Nhạc sĩ cho biết 30 năm ở ngoại quốc tưởng chừng đã khiến ông cạn kiệt nguồn cảm hứng. Thế nhưng từ khi trở về Việt Nam, ông “như sống lại” với những ý tưởng và cảm hứng dào dạt để cho “ra lò” gần 40 tác phẩm mới.
Ông khoe đã hoàn thành 10 bài Hương ca, 10 bài phổ nhạc từ thơ Bích Khê mang tên Dị khúc đồng thời hoàn tất Truyện Kiều với 37 khúc, dài gần 3 tiếng đồng hồ. Những tác phẩm này đều đang trong quá trình xin cấp phép để phát hành rộng rãi.
Ngoài ra, khi đó nhạc sĩ Phạm Duy cũng cho biết đang thực hiện một quyển sách tập hợp các kinh nghiệm mà ông học hỏi được trong suốt 30 năm ở xứ người, cũng như toàn bộ những tinh hoa ông chắt lọc được trong hành trình đến với âm nhạc.
Đồng thời, ông còn dự định phát hành quyển sách mang tên Vang vọng một thời viết về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của các ca khúc.
“Tôi mắc bệnh… nghiện làm việc dù sức khỏe đã không còn được như xưa. Lúc trước tôi ngồi 5 tiếng trước máy vi tính, giờ thì chỉ 2 tiếng thì phải nghỉ tí rồi mới làm tiếp được”, nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự khi gặp chúng tôi vào dịp sinh nhật của ông năm vừa rồi.
Vào khoảng tháng 11.2012, nhiều nguồn tin cho biết sức khỏe nhạc sĩ Phạm Duy đã suy giảm rất nhiều. Khi đó, Thanh Niên Online đã lập tức liên lạc với ông. Qua điện thoại, người nhạc sĩ già vẫn tỉnh táo và trả lời rành rọt rằng: “Tôi bị bệnh tim tái phát, nằm viện được gần một tuần thì xin bác sĩ về nhà vì nằm viện tốn kém quá…”.
Khi ấy chỉ vừa xuất viện được ít ngày, vẫn phải nhờ đến xe lăn để di chuyển nhưng nhạc sĩ Phạm Duy đã liền bắt tay vào công việc soạn nhạc. Trong mail gửi cho bạn bè thân hữu, ông viết: “Moa đã ra viện. Lại làm việc như thường”.
Từng “hỏi gở” nhạc sĩ Phạm Duy về sự ra đi, khi ấy ông cười bảo: “Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện tôi sẽ chết vì tôi sẽ không bao giờ chết được cả. Tôi có chết đi chăng nữa thì nhạc của tôi vẫn sẽ hiện hồn trên môi những người ca hát. Vậy thì làm sao tôi chết được? Còn cái chết xác thịt thì ai cũng phải chết thôi. Tôi sống đến giờ cũng hơi lâu rồi...”.


“Hoàng Cầm dạy cho tôi tình yêu quê hương đất nước. Tôi còn học được ở Hoàng Cầm một tinh thần vững vàng, dù cuộc đời người thi sĩ ấy nhiều lắm những trắc trở và khổ cực”. (Phạm Duy). Trong ảnh: Nhà thơ Hoàng Cầm và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: nhân vật cung cấp
Theo  TNO
Mời  các tác giả, độc giả  nhắp chuột vào LINK  để đọc: 

  QUY ƯỚC GỬI BÀI CỘNG TÁC VÀ GÓP Ý trên Tạp chí TIẾNG QUÊ HƯƠNG.trước khi gởi bài/comment  trên  tạp chí để tránh những rắc rối không đáng có và tạo điều kiện cho BBT chỉnh sửa bài, lên trang.

SỐNG CHẬM


Tuổi bẩy mốt ; Ta nhẩn nha sống chậm
Để mong ngày cán đích Một Trăm Năm
Bỗng giật thót - Đã một thời sống gấp
"Miếng Da Lừa"* còn lại được bao lăm ?

lang hop 14h11'   28-01-2013 T.D
*Hình tượng sinh mệnh con người trong
tiểu thuyết của Ô-NÔ-RÊ ĐỜ BAN-ZẮC

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

NỮ TRIỆU PHÚ 9X VIỆT NAM

REE: Nữ triệu phú 9x mua thêm cổ phiếu

 
Ái nữ xinh đẹp, tài năng Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Mai Thanh vừa công bố mua thêm một triệu cổ phiếu REE, qua đó sở hữu gần 1,3% vốn điều lệ doanh nghiệp này.
>> Nữ doanh nhân Việt vào danh sách CEO xuất sắc châu Á

>> Quản lý vàng miếng nhìn từ Trung Quốc, Ấn Độ

 
Trước khi thực hiện giao dịch, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã nắm 2,16 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, tương đương trị giá hơn 40 tỷ đồng. Theo thông tin công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, con gái của Chủ tịch Hội đồng quản trị - Nguyễn Thị Mai Thanh dự kiến sẽ thực hiện giao dịch trong khoảng 23/1 - 21/2 để mua thêm một triệu cổ phiếu REE theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận để cơ cấu đầu tư.
Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh, con gái bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Cơ điện lạnh.
Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh sinh năm 1991, là con gái ruột của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cơ điện lạnh. Hồi tháng 7/2011, cô bán toàn bộ 1,77 triệu cổ phiếu STB (Ngân hàng Sacombank). Với trị giá cổ phiếu như hiện tại (hơn 40 tỷ đồng), Nhất Hạnh được xem là một trong số ít những nhân vật thuộc thế hệ 9x có số tài sản khổng lồ.
Gia đình bà Mai Thanh. Ảnh: NCĐT
Không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh, trong học tập, Nhất Hạnh còn thể hiện tài năng nổi trội khi trở thành một trong những thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS cao nhất Việt Nam. Tổng điểm trung bình của Nhất Hạnh đạt 8,5, trong đó có kỹ năng đọc và viết lên tới 9,0, lúc đó cô mới 18 tuổi. Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh còn học thêm tiếng Tây Ban Nha khi còn ở bậc phổ thông.
Mẹ của Nhất Hạnh, bà Nguyễn Thị Mai Thanh năm nay 61 tuổi, được xem là linh hồn của Công ty Cơ điện lạnh, đồng thời được VnExpress.net bầu chọn là một trong . Ngoài Nhất Hạnh, bà còn một con trai lớn là Nguyễn Ngọc Thái Bình, sinh năm 1982, cũng gia nhập Cơ điện lạnh từ năm 2009, nắm giữ chức Giám đốc tài chính kiêm Thành viên Hội đồng quản trị.
Theo thông tin công bố, hiện vợ chồng bà Mai Thanh cùng 2 con sở hữu khoảng 27,65 triệu cổ phiếu, tương đương 11,3% vốn điều lệ Cơ điện lạnh, ứng với giá trị trên 500 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/1, thị giá REE tăng 700 đồng, lên 18.600 đồng một cổ phiếu.
Tường Vi

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

LỜI THỀ CỦA TỔNG THỐNG




LỜI THỀ TỔNG THỐNG
(tặng tổng thống Mỹ OBAMA)

LỜI THỀ TỔNG THỐNG TRƯỚC TOÀN DÂN
NẶNG TỰA NON XA VỚI BIỂN GẦN
THẾ GIỚI HÒA BÌNH , DÂN MỸ PHÚC
BỐN NĂM TRỜI NỮA LẠI ĐEM CÂN !

LANGHOP 13H15’   22-01-2013 THANHDA

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

HÌNH ẢNH HÀI HƯỚC TRONG LỄ NHẬM CHỨC TỔNG THỐNG MỸ

Hình ảnh hài hước trong lễ nhậm chức tổng thống Mỹ

Lễ nhậm chức tổng thống Mỹ là sự kiện nghiêm trang, nhiều nghi thức, nhưng cũng không thiếu những lễ diễu hành và vũ hội, cùng các khoảnh khắc hài hước, ngộ nghĩnh.
> Thủ đô Mỹ sẵn sàng chờ Obama nhậm chức
> Lễ tuyên thệ của Obama

1941: It's hard to blame Fala the Scottie pup for jumping into President Franklin Roosevelt's car as he headed to Capitol Hill for his third inauguration. What dog doesn't like to go for a ride? The original caption says Fala is "looking disconcerted as the President informs him that there is no place for little dogs in such momentous affairs."
Năm 1941, chú chó con Fala the Scottie bất ngờ nhảy lên xe của Tổng thống Franklin Roosevelt khi ông đang chuẩn bị lên đường đến Đồi Capitol làm lễ nhậm chức lần thứ ba. Chú thích ban đầu của bức ảnh ghi "Fala trông chưng hửng khi tổng thống thông báo với chú rằng sẽ không có chỗ cho những chú chó con trong những sự kiện quan trọng như thế này". Ảnh: AP
1953: During Dwight Eisenhower's inaugural parade, the president found himself being lassoed by cowboy Montie Montana. After Montana died in 1998, Variety reported that the roping legend had "asked the President's permission first, but Secret Service agents still weren't amused."
Năm 1953, trong lễ diễu hành mừng lễ nhậm chức, cao bồi Montie Montana quăng dây thừng vào Tổng thống Dwight Eisenhower. Sau khi Montana qua đời năm 1998, báo Variety cho biết huyền thoại cao bồi này "đã xin phép tổng thống trước, nhưng các nhân viên mật vụ vẫn không lấy điều đó làm vui vẻ". Ảnh: AP
1957: Four years later, Eisenhower (far right) "doffed his homburg and bowed" to Miss Burma, the Republican elephant mascot from Ohio.
Năm 1957, tức 4 năm sau đó, Eisenhower (phải cùng) "cởi mũ, cúi chào" Miss Burma, một chú voi linh vật của người đảng Cộng hòa từ bang Ohio. Ảnh: AP
In a less choreographed moment that same year, Vice President Richard Nixon laughed as a stray dog joined the parade.
Trong một khoảnh khắc không hề chuẩn bị trước cùng năm đó, một chú chó đi lạc vào lễ diễu hành khiến Phó Tổng thống Richard Nixon phải bật cười. Ảnh: AP
1961: When President John F. Kennedy was inaugurated, dogs were again part of the show. This time, Alaskan huskies pulled Maine's float along Constitution Avenue.
Năm 1961, khi Tổng thống John F. Kennedy nhậm chức, những chú chó lại trở thành một phần của sự kiện. Lần này, những chú Husky Alaska được dùng để kéo xe dọc đại lộ Hiến pháp ở Washington DC. Ảnh: AP
1977: What better tribute to Jimmy Carter, who had been a peanut farmer before he was a president, than a giant peanut balloon?
Có cách nào tốt hơn để bày tỏ lòng tôn kính với Jimmy Carter, bằng một quả bóng hình củ lạc khổng lồ, khi ông từng là một nông dân trồng lạc trước khi trở thành tổng thống Mỹ thứ 39 năm 1977? Ảnh: AP
1985: It was an "oops!" moment for first lady Nancy Reagan when she forgot to introduce President Ronald Reagan during an inaugural event. It was too cold for an outdoor parade that year, so instead participants had been invited to the Capital Centre in Landover, Md.
Khoảnh khắc thất thần của Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan, khi bà quên giới thiệu Tổng thống Ronald Reagan trong một sự kiện nhậm chức năm 1985. Năm đó, trời quá lạnh để tổ chức diễu hành ngoài trời, nên người tham dự được mời đến sân thể thao Capital Centre ở Landover, bang Maryland. Ảnh: AP
2001: A topless protester braved the Washington, D.C., winter during President George W. Bush's inaugural parade.
Một người biểu tình ngực trần vẫy tay trong giá rét nhân lễ diễu hành mừng ngày nhậm chức của Tổng thống George W. Bush năm 2001. Ảnh: AP
2005: What's so odd about President Bush giving the "Hook 'em, 'horns" salute of the University of Texas Longhorns during his inaugural parade? Nothing, unless you were in Norway, where people thought his gesture was a salute to Satan.
Tổng thống Bush ra dấu hiệu kiểu sừng bò của Đại học Texas trong lễ diễu hành mừng lễ nhậm chức năm 2005. Nếu ở Na Uy, ký hiệu này nghĩa là lời chào với Quỷ Sa tăng. Ảnh: AP
2009: Incoming White House Chief of Staff Rahm Emanuel makes a face before President Barack Obama's first inauguration. The person behind him does not look amused.
Chánh văn phòng mới của Nhà Trắng, Rahm Emanuel làm điệu bộ hài hước trước thềm lễ nhậm chức năm 2009 của Tổng thống Barack Obama. Cô gái đứng bên cạnh có vẻ chẳng thấy nó đáng cười. Ảnh: AFP
Trọng Giáp

LỄ TUYÊN THỆ CỦA OBAMA

Lễ tuyên thệ của Obama

Ông Barack Obama và Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống và phó tổng thống quy mô nhỏ tại Nhà Trắng và Viện Hải quân trước khi có lễ tuyên thệ trước công chúng trong ngày hôm nay.
> Mỹ sẵn sàng cho lễ nhậm chức tổng thống
> Tập dượt cho lễ nhậm chức của Obama

Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Obama diễn ra trong Phòng Xanh của Nhà Trắng vào 11h55 sáng 20/1 theo giờ địa phương. John Robets, chánh án tòa tối cao, chủ trì nghi lễ theo quy định của Hiến pháp.
Với tay phải giơ cao, ông Obama đọc lời tuyên thệ để chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai với sự chứng kiến của đệ nhất phu nhân Michelle, hai cô con gái Sasha và Malia, cùng một số phóng viên.
Trước đó vài giờ Phó Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tại Viện Hải quân với sự chứng kiến của khoảng 120 người, bao gồm các thành viên trong gia đình và bạn bè.
Thẩm phán tòa tối cao Sonia Sotomayor, chủ trì lễ tuyên thệ. Ông Biden đặt tay lên cuốn Kinh thánh mà dòng họ của ông sử dụng từ năm 1893.
Ngay sau đó, ông Biden cùng Tổng thống Obama dâng hoa tại nghĩa trang Quốc gia Arlington để tưởng nhớ những người lính đã tử trận vì nước Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama bắt tay cùng Phó tổng thống Biden khi xuất hiện tại buổi lễ chúc mừng lễ nhậm chức tổng thống lần thứ 57 tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia tại Washington, DC sau lễ tuyên thệ ngày 20/1.
Ông Obama phát biểu trong tiệc chiêu đãi mừng lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai.
Ông Obama và phu nhân Michelle Obama vẫy chào quan khách đến dự tiệc mừng tại Bảo tàng Quốc gia.
Vũ Hà (Ảnh: AFP)

SINH VIÊN MỸ GỐC VIỆT LÀM "SỬ TRUYỀN MIỆNG"

Sinh viên Mỹ gốc Việt làm 'sử truyền miệng'

Trong một lớp sử ở đại học California, các sinh viên người thì ngủ gật, người thì không làm bài tập. Không khí lớp học thật uể oải. Nhưng giáo sư Thuy Vo Dang đã có cách: cô yêu cầu sinh viên về nhà hỏi chuyện bố mẹ họ - những người Mỹ gốc Việt.

Giáo sư Thuy Vo Dang muốn sinh viên kết nối những câu chuyện cá nhân với lịch sử qua dự án kể chuyện của cô. Ảnh: UCI
Giáo sư Thuy Vo Dang trao đổi về một câu chuyện ngắn mà cô giao cho các học trò của mình về một người tị nạn trẻ gốc Việt ở Mỹ và những nỗ lực hòa nhập của cậu. Dang đưa ra câu hỏi nhưng các sinh viên của cô chỉ im lặng, có thể vì câu chuyện dường như còn xa lạ với nhiều người trong số họ. Tất cả các em đều sinh ra tại Mỹ.
Thế rồi Dang nghĩ ra cách để đánh thức lớp học của cô. Dang giao cho sinh viên tìm hiểu về những câu chuyện của người thân, bởi trong lớp có nhiều em gốc gác Việt Nam.
Dự án "Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt" ra đời. Các sinh viên tham gia sẽ mời ông bà cha mẹ của họ kể về cuộc sống ở quê hương Việt Nam trước khi họ di cư, về quá trình làm quen và thích nghi với cuộc sống ở Mỹ như thế nào. Tại Việt Nam, chuyện của tiền nhân thường được truyền lại từ đời này qua đời khác bằng những bài hát và điệu múa. Còn bây giờ ở Mỹ, nó được kể thông qua những câu chuyện.
Anh sinh viên năm thứ hai Vince Vu sinh ra ở Mỹ nhưng bố mẹ cậu đến đây năm 1975, trong làn sóng di cư đầu tiên từ Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Vu luôn muốn hỏi chuyện bố và lớp học này là động lực giúp cậu thực hiện điều đó.
"Ban đầu thì có vẻ dễ, vì bố mẹ em già rồi và em nghĩ họ cũng muốn tâm sự câu chuyện của mình", Vu nói. "Giai đoạn khó khăn là khi bắt họ nhớ lại những chi tiết cụ thể".
Vu đã cố hết sức để hỏi cha mình từng chi tiết, nhưng cậu không phải là người duy nhất muốn thế hệ đi trước mở lòng, dù họ đã sống ở Mỹ hàng chục năm nay. Thậm chí giáo sư Dang nhận thấy rất khó để bảo cha cô trò chuyện thẳng thắn về cuộc đời ông.
"Không gian gia đình, đó là nơi chúng ta nhìn thấy sự im lặng và nỗi ám ảnh ghê gớm về cuộc chiến tranh", Dang nói.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều đó. Các nhà nghiên cứu của UC cho hay, người Việt đến Mỹ tị nạn chính trị có tỷ lệ mắc bệnh về tâm thần cao hơn người Mỹ da trắng. Gần trường đại học là Little Saigon, trung tâm sinh sống của người Mỹ gốc Việt. Họ đạt được những thành công trong kinh doanh và học tập, nhưng sự trầm cảm, lo lắng và miễn cưỡng nhận trợ giúp y tế rất phổ biến trong thế hệ đã có tuổi.
"Họ muốn quên những thứ cũ để xây dựng một cuộc sống mới", Dang nói. "Và điều quan trọng là không gian sinh sống mới mà họ tạo ra thực sự không thích hợp để kể lại những câu chuyện cũ như thế".
Nhưng sau một thời gian im lặng, cuối cùng họ cũng lên tiếng và mong muốn được chia sẻ với con cái mình.
Viola Van, một sinh viên của dự án Trải nghiệm người Mỹ gốc Việt, đang chụp hình cùng bố của cô, ông Hugo. Ảnh: AP
Đầu mùa xuân này, cậu sinh viên Andrew Lam đã phỏng vấn ông Christopher Phan, 40 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố địa phương và là cựu sĩ quan hải quân. Ông Phan kể rằng ông đến Mỹ khi chỉ "mới 9 hay 10 tuổi gì đó".
Ông nhớ như in những khoảnh khắc đầu tiên ở Mỹ. Ký ức ấy khắc sâu vào mùa đông băng giá. "Chúng tôi đón trận bão tuyết đầu tiên trong đời", ông nói. "Chú chưa bao giờ nhìn thấy tuyết trước đó. Ấn tượng quả thực là mạnh mẽ".
Sau khi nghe kể chuyện, Lam lấy sổ ra ghi chép. "Ông ấy cười suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi", Lam viết. "Và hơn cả một cuộc phỏng vấn, đó dường như là một cuộc trò chuyện giữa những người bạn".
Khi Lam hỏi Phan ông nhớ điều gì ở Việt Nam, ông nghĩ rằng đó là trái sầu riêng.
"Chú không biết cháu có biết trái này không, Andrew, nhưng có người thấy nó rất thơm, có người lại ghét cái mùi hăng của nó. Chú thì rất mê sầu riêng và nếu được thì có thể ăn tới 5, 6 trái liền".
Trong câu chuyện của mình, ông Phan cũng nhớ lại những ngày còn bé đi bắt dế ở quê nhà và thời gian ông làm luật sư hải quân ở Fallujah, Iraq. Ông cũng kể về chiến tranh ở Việt Nam và con đường ông trở thành người Mỹ gốc Việt.
Kho chuyện đang lớn dần lên, từ câu chuyện của bà cụ tuổi 90 đến người đầu bếp nhà hàng, họ kể lại quá trinh di cư, tìm hiểu và hòa nhập vào cuộc sống và văn hóa Mỹ như thế nào.
Anh Ngọc (theo PRI)

DOANH NHÂN VIỆT GIÀU NHẤT Ở MỸ

Cuộc đời doanh nhân Việt giàu nhất ở Mỹ

Ông là Trần Đình Trường, doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân một số khách sạn tại New York và được coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim.

Trần Đình Trường (sinh năm 1932), quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh, sau di cư vào Nam. Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân hãng Vishipco Line với đoàn tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.
Khách sạn Lafayette của ông Trường, được liệt kê trong Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ từ ngày 19 tháng 8 năm 2010.
Nhà từ thiện
Ông sang Mỹ năm 1975 và bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter giá rẻ (gần Quảng trường Thời đại (New York) với 25 tầng và 700 phòng), ở Manhattan và khách sạn sang trọng Lafayette ở Buffalo, New York.
Ông và vợ là Nguyễn Kim Sang còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Cộng đồng người Việt tại tiểu bang New York: "Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự..."
Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim, và năm 2003, Liên hiệp người Mỹ gốc Á (Asian American Federation) vinh danh ông vì hành động này. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng (trị giá lúc mua khoảng 3,2 triệu Mỹ kim). Tháng 8 năm 2005, ông tự đến Houston để cứu trợ nạn nhân Bão Katrina 100.000 USD.

Trong tháng 5 năm 2004, doanh nhân Trường đã được trao Giải Đuốc Vàng ở Washington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.
Ông kết hôn với bà Nguyễn Kim Sang và có nhiều người con, trong số đó đang làm ăn tại Mỹ như Trần Thanh Nam, Trần Thanh Bắc. Em của ông là Trần Đình Chín và các con ông Chín là Trần Đình Thành, Trần Đình Hùng, Trần Đình Sơn hiện là chủ nhân khách sạn Quality Inn Downtown (ở Baltimore) cũng như đầu tư tại Việt Nam.
Tiền không đổi được tình yêu và hạnh phúc
Trong một lần trả lời phỏng vấn một nhà báo hải ngoại, vợ ông Trường nói: "Vợ chồng chúng tôi đã hy sinh và cố gắng thật nhiều, cũng như chúng tôi đã trải qua với nhau những năm tháng thăng trầm của cuộc sống để thành đạt như ngày hôm nay!".
"Tiền bạc không bao giờ đánh đổi được tình yêu và hạnh phúc của mình. Vợ chồng tôi không bao giờ tự mãn là mình đã giàu có như những người bản xứ. Tại thành phố New York này, chúng tôi muốn người Mỹ hiểu rằng: dù chúng tôi nghèo hơn các anh, nhưng chúng tôi là những người sống với trái tim yêu nước, đầy tình người và với đầy sự tự trọng của những con người chân chính", bà Sang bày tỏ.
Ở Việt Nam, nhà báo Dương Kỳ Anh, cựu tổng biên tập báo Tiền Phong, người đồng hương của ông Trường, đã từng viết nhiều bài báo ấn tượng về doanh nhân này.
Có tin họ Dương chuẩn bị ra mắt cuốn sách về doanh nhân Việt Nam, trong đó có bài về ông Trần Đình Trường.
Cố gắng
Trả lời phỏng vấn sau biến cố 9/11/2001 tại New York, ông Trường cho biết: "...theo hiểu biết của tôi, tất cả chỉ tựu trung vào hai chữ “cố gắng”. Cố gắng làm việc thì tất yếu dẫn tới thành công. Tầng lớp nào, nghề nghiệp nào cũng vậy thôi. Nếu cố gắng làm việc thì sẽ thành công trong tầng lớp đó, nghề nghiệp đó. Vừa cố gắng làm việc vừa học hỏi để tiến bộ. Đó là vấn đề rất quan trọng".
Ông Trần Đình Trường 
Ông Trần Đình Trường 
Sau thời gian dài bị bạo bệnh vì đột quỵ, ông qua đời ngày 6 tháng 5 năm 2012 tại New York.
Hiện nay, Trần Group Management LLC (Tập đoàn quản trị Trần) của gia đình ông đang quản trị và cho thuê hệ thống các khách sạn của ông ở vùng đông bắc Hoa Kỳ, như Quality Inn Downtown, Best Western (Baltimore), Lafayette Buffalo NY, đang xây dựng khách sạn Crown 250 phòng ở Baltimore, và đang xúc tiến xây dựng khách sạn 200 phòng trên đường Market ở Philadelphia.
Ngoài ra, tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, và đang quản lý Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) ở Baltimore "nhằm hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện trên nước Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ".
 
Theo Người đưa tin