Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014

TÌM...



TÌM



Ta đi tìm sự hợp đồng
Ta đi tìm cái chung lòng, chung tay
Đời như chong chóng tít quay
Ta như con trẻ đang say hết mình !

Phố Quê 15/10/2014 T.D

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

CHUYỆN CỦA BẠN TÔI ! ĐỌC VUI RA PHẾT !

Thứ Năm, ngày 09 tháng 10 năm 2014

ĐỌC LẠI MÌNH (5) (tức O THƠ KÝ)

Ngày 13/01/2013, tức là ngày mồng 2 tháng 12 năm Nhâm Thìn, mình “được” tái cử chức tổ trưởng dân phố. Nói “tái cử” là vì trước đây  mình đã giữ cái chức này rồi: từ 1989 đến 1994. Một trăm phần trăm cử tri dự họp đã “bầu” cho mình. Họ lại còn nài nỉ mình cố gắng giúp xóm thêm một khóa nữa. Phần thì vì “nể bà con”, phần vì thực tế mình cũng thấy xóm đang bí người thật. Thế là mình nhận. Nhận thì nhận đấy nhưng cũng chẳng vui gì. Còn khó chịu bực mình nữa là đằng khác. Đã thế về nhà còn bị vợ đay thêm: “Khốn... nhưng mà cũng hám!”. Càng tức đẫy. Nhưng  ở lâu trong cái tức rồi nó cũng quen đi, thành bình thường.
Vài tuần sau, chuẩn bị đón tết, các khoản thịt, gạo, rượu, bánh…thì đã thành nếp vợ con lo hết. Mình không dây. Mình chỉ lo sao tìm cho được một “nụ cười xuân”. Trong đầu óc mình thoáng lục lại những chuyện vui trong năm ? Thì trời ơi, lạ chưa, chính cái sự kiện bực mình “tái cử chức tổ trưởng dân phố” mấy tuần trước nó hiện ra đầu tiên trong dạng thức một câu thơ:
“MÌNH VỪA THĂNG CHỨC LÊN QUAN XÓM”
Đang là phó thường dân, chẳng mất vốn mất lãi gì, thoắt một cái nhảy lên chức “quan xóm”. Hí hửng chưa ? Và cũng mỉa mai thay! Chính câu thơ nay đã làm mình hứng khởi. Mình tiếp tục lục tìm, liệt kê những chuyện vui ? Đây rồi: 5 tháng trước thằng cháu địch tôn Đỗ Minh Hiển chào đời. Bây giờ cứ thấy ông là nó cười toét miệng. Quen mà. Nhưng đây là cái tin vui thật. Con gái lấy chồng, con giai lấy vợ nhưng chúng cứ thi nhau đẻ toàn con gái. Ngoài miệng tuy không nói ra, sợ các con buồn. Nhưng trong bụng thì mong lắm. Tháng 6/2010, mình đã giãi bày cái lòng mong ngóng này  trong bài sau:
      Ghi chép đầu tháng 6
Tháng sáu, lại ngày tết thiếu nhi
Làm ông không lẽ chẳng câu gì
Loi choi Hồng Thủy lanh chanh bế
Lũn cũn Minh Hà lẫm chẫm đi
Nội ngoại hai bên ngong ngóng đợi
Vịt giời bốn đứa tứ tung phi
“Đít nhôm” “đít sắt” thì chưa thấy
Chưa thấy “mậm gừng” nhú tị ti !
Từ khi viết bài thơ này cho đến khi thằng cháu đích tôn chào đời mình còn phải chờ đợi đúng 26 tháng nữa. Hôm ấy cũng vừa lắp xong cổng mới  thì hôm sau sinh thằng bé. Mình vội viết ngay bài :
        Tin mừng
Vừa làm xong cổng mới
Đã có ngay tin mừng
Ngày mồng bảy tháng bảy*
Sinh được thằng đích tôn
Tuổi thìn và mệnh thủy
Lại đúng mùa mưa tuôn
Sông hồ đầy ắp nước
Cháu rồng tha hồ phun
      (* ngày 7/7/ Nhâm Thìn tức ngày 23/8/2012)
Rồi 10 tháng trước thì bà vợ nhận quyết định về hưu. Đây cũng lại là một tin vui thật nữa…Cái năm Nhâm Thìn quả là nhiều may mắn. Mùa xuân này mà không vui thì mới lạ. Thế là cái lõi bài thơ đã hình thành. Bây giờ chỉ còn việc tìm vần, tìm chữ, chắp lại và bắt chúng phải diễn lại các ý đã sẵn có ở trong đầu ấy thôi. Với một bàn tay đã quen ghép vần như mình thì cái chuyện này không còn là khó nữa. (Mình chưa bao giờ dám nhận mình là nhà thơ, nhưng mình dám nhận mình là “nhà ghép vần”). Và bài thơ đã hình thành cụ thể như sau:
             Xuân vui
Vừa mới Thìn xong đã Tỵ rồi
Năm nay xuân đến vậy mà vui
Mình vừa thăng chức lên quan xóm
Hắn mới về hưu xuống mụ bồi
Một cháu đích tôn cười toét miệng
Hai chàng cận vệ chạy cong đuôi
Giá như thêm được O THƠ KÝ
Quan xóm như mình cũng oách thôi
                                     Xuân 2013
Hai chàng cận vệ chính là hai chú chó. Bởi Nguyên Lượng nhà mình rất hay chơi với chó, nên chiều con giai bà Thu rất hay nuôi chó. Năm đó bà ấy lại nuôi những hai con chó đực to đùng. Có lần một người đẹp đến nhà, vì lâu năm không đến nên cứ tự nhiên mở cổng dắt xe vào. Không ngờ cả hai con chó cùng xồ ra cắn làm người đẹp hoảng quá kêu rú lên. Lần ấy mình đã phải bất đắc dĩ đóng vai “anh hùng cứu mỹ nhân” rồi.
Còn cái chuyện O THƠ KÝ là do cái mốt thời đại mách bảo. Bởi bây giờ các sếp nhà ta, cả sếp quốc doanh lẫn sếp tư doanh, đa phần đều có O THƠ KÝ xinh đẹp đi kèm. Gợi ra cái ý này là câu thơ muốn “mỉa nhẹ” cái thói tục hiện tại. Nhưng chỉ dám “mỉa nhẹ” thôi vì cái tật này mình cũng bị lây nhiễm. Mà nói cho đúng thì cánh mày râu, tuy không phải là tất cả, nhưng đa phần anh nào cũng muốn, ngoài vợ cái con cột ra, có thêm một cô bồ trẻ thì quá tuyệt vời. Cái đó không phải là “Nhân dục” đâu. Đấy mới là “Thiên lý” đấy. Bởi tự nhiên sinh ra là cánh mày râu đã mang sẵn cái tính ấy rồi  thì chẳng là “thiên lý” thì sao ? Nhưng hai năm nay, mình có kiếm được O THƠ KÝ nào đâu. Với mình, cái O THƠ KÝ ấy mãi là người trong mộng. Thì đùng một cái trong chuyến THU DU NAM SÁCH hôm qua nàng xuất hiện. Nàng tự nguyện làm O THƠ KÝ cho mình, lại được cả SONG THU phê duyệt nữa. Thế mới tuyệt vời chứ ? Dưới đây là hình ảnh bà Song Thu chụp chung với nàng:
  Nàng là cô gái Sơn Tây chính hiệu. Nhưng không hề thấy “Yếm thủng tầy giần, răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo”. Nàng nhỏ nhắn, trắng trẻo, thông minh, hoạt bát và rất tự tin trong giao tiếp. Có một O THƠ KÝ như thế này thì ông QUAN XÓM nhà mình QUÁ OÁCH !   
10/10/2014
Đỗ Đình Tuân 

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

THƠ TẾU

THƠ TẾU TÁO

VỢ TÔI RẤT THOÁNG,
DẶN RẰNG :
(thơ tếu )

 
















Tiền lương nộp đủ
Tối ngủ ở nhà
Sớm, trưa, chiều...sẽ để ra
Tự do nhảy nhót, hát ca-ra-ô-kề
Bao giờ kèn thổi tò te...
Con đàn, cháu đống kéo về...
Càng vui !
Liệu ai 
được...sướng hơn tui ?

Phố Quê 27/8/2014 T.D

TIỀN...

Tiền là nước mắt, mồ hôi
Là xương, là máu của người đổ ra...
Tiền là nhân cách chính ta
Khôn ngoan là biết tiêu pha đồng tiền !


Tiền khôn kết được bạn hiền
Tiền dại chuốc lấy ưu phiền, tội danh
Đồng tiền rất bẩn, rất tanh
Là tiền móc túi dân lành mua...ngai !
Phố Quê 16/8/2014
THANH DẠ

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

KHUYÊN CON, NHỦ CHÁU


KHUYÊN CON,NHỦ CHÁU



Có tiền thì giúp Ngư Dân
Để người giữ lấy gốc phần Biển Đông
Chớ ham ăn diện cuồng ngông
Nước suy, nhà kiệt...cho lòng thêm đau !

Phố Quê 14/6/2014 T.D

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

THƠ TRÊN TRANG BẠN (FACEBOOK)

( Phạm Thanh Quang )
TRĂNG CỦA RIÊNG ANH
 
Em là trăng của riêng anh
Sáng thầm trong một mối tình trái ngang!..
Theo "cầu giải yếm" anh sang

Gặp em gặp cả "mùa vàng" trong thơ
Đời vui thêm những đợi chờ
Buồn khi lỡ hẹn - hững hờ áo cơm
Nào đâu tuổi có còn son
Khi yêu bỗng hóa trẻ con dỗi hờn!?..
Nhớ từng hơi thở không tròn
Lúc yêu trời cũng chỉ con bằng "vung"!..
Đường đời dẫu chẳng bước cùng
Lén la, lén lút một vùng - cỏ hoa
Gối chăn gợi bước chân xa
Đi về thấp thỏm bước qua - lệ đời!..
Vụng thầm riêng một góc trời
Đêm đêm đôi mắt ánh ngời - trăng xa!

 
26.5.2014

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

THƠ TRÊN TRANG BẠN

( Phạm Thanh Quang )
HƯƠNG TÌNH MUỘN



 
Bồi hồi như sau giấc mơ
Chút hương tình muộn mây mưa tôi cầm
Em là người của trăm năm
Lặng im một thuở bỗng dưng giạt dào!..
Tôi quen mơ hái trăng sao
Em như nai nhỏ lạc vào rừng hoa!..
Thế rồi gần, thế rồi xa
Thế rồi thổn thức - bước quan lệ đời!
Em thành ngọn lửa trong tôi
Âm thầm cháy sáng khoảng trơi lãng du!..

PTQ

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

THƠ TRÊN TRANG BẠN (FACEBOOK)

Mượn tình




Mượn anh một tối làm chồng
Ngàn đêm dồn nén bềnh bồng đêm nay
Men tình chưa ngấm đã say
Kệ cho trái ớt tê cay vườn người
Ngày mai anh lại xa rồi
Thôi thì dâng hiến cuộc đời cho nhau
Cuồng điên đến cỏ cũng nhàu
Trăng đành đạch giãy trên tàu chuối xanh
Con em, giọt máu của anh
Nâng niu em giữ để dành mai sau.

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

SỐC VỚI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA


Sốc với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa



TT - Ai cũng sốc, ngỡ ngàng khi nghe Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14-4.
Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chương trình, sách giáo khoa hiện nay có một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực, chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành - Ảnh: Như Hùng

Ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội)
Ông Nguyễn Vinh Hiển (Thứ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo)
“Toàn khẩu hiệu”, “thiếu khả thi”, “không giúp nhận diện được hình hài nền giáo dục VN mười năm tới”... Đó là những nhận xét của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi nghe Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trình bày dự thảo.
Nặng dạy chữ, nhẹ dạy người
 
 
Khi xây dựng đề án, bộ dự trù kinh phí 34.275 tỉ đồng, bao gồm: thực hiện công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và gồm cả kinh phí tuyên truyền về đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đó là chưa kể tiền xây dựng cơ sở vật chất,thiết bị ở những trường còn thiếu

 NGUYỄN VINH HIỂN
(Thứ trưởng Bộ GD-ĐT)
 
Theo ông Hiển, trong những yếu kém, bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện nay có “một số nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”. Một số chủ đề còn nặng, khó, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số và học sinh vùng khó khăn...; nội dung chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để góp phần thực hiện có hiệu quả việc phân luồng sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông”.
Chưa hết, “đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục không bắt kịp yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông, chưa khắc phục được lối dạy học “truyền thụ một chiều”, chưa vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Phương thức đánh giá chất lượng giáo dục còn lạc hậu...”.
Vẫn theo trình bày của ông Hiển, “xu thế chung của chương trình giáo dục hiện đại là tích hợp và phân hóa cao; một mặt để hình thành năng lực vận dụng tổng hợp, mặt khác giúp học sinh phát triển những năng lực chuyên biệt; hạn chế số lượng môn học bắt buộc; ưu tiên cho tự chọn nội dung học tập nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân người học. Chương trình và sách giáo khoa hiện đại luôn yêu cầu vận dụng sáng tạo các tri thức đã học vào phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các tình huống gần gũi, có thật trong thực tế nhằm giúp học sinh sống cùng cuộc sống của xã hội, đối mặt được với những thách thức có thật trong cuộc đời...”.
Lo về tính khả thi
“Để thực hiện đề án này cần bao nhiêu tiền?” - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai hỏi. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: “Tôi lo nhất là tính khả thi của đề án, trong đó có hai việc lớn: một là nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa; hai là cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để triển khai. Đến năm 2016 là bắt đầu rồi (dự kiến đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới - PV), tôi đề nghị các đồng chí cho biết là có làm được không? Đừng để đến lúc đó thực hiện không được lại đổ lỗi cho chất lượng đội ngũ không tốt, cơ sở vật chất không đáp ứng...”.
Đáp lại, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Về cơ bản thì tại các địa phương đã có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện. Những trường chưa đầy đủ cơ sở vật chất thì Nhà nước phải đầu tư thêm, đặc biệt là thiết bị công nghệ thông tin. Lần này sẽ bồi dưỡng tập trung cho đội ngũ giáo viên, cập nhật và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu. Giải thích của ông Hiển không làm các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yên tâm. “Người dân đọc dự thảo nghị quyết này sẽ không hình dung được mười năm tới nền giáo dục của nước ta như thế nào” - bà Trương Thị Mai nhận xét. Theo bà, chủ trương đa dạng hóa sách giáo khoa, có một khung chương trình chuẩn để nhiều người cùng viết sách đã đề cập từ năm 2000 đến nay vẫn chưa thực hiện được. Về trang thiết bị cũng vậy, lúc đó cũng quyết tâm lắm nhưng đi giám sát nhiều trường thấy xếp vào kho hết.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ “lo lắng về tính khả thi bởi nghị quyết thiếu những vấn đề cụ thể, mà chỉ nặng tính định hướng. Ví dụ chúng ta dành 20% chi ngân sách cho giáo dục, bây giờ dành tiền làm sách giáo khoa thì sẽ ảnh hưởng gì đến những việc khác”. Ông Giàu nêu mục tiêu nghị quyết trung ương đặt ra là năm 2030 nền giáo dục VN đạt trình độ tiên tiến khu vực, tức là chỉ còn 15-16 năm nữa.
Bình luận về số tiền, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng “34.000 tỉ đồng nói rằng nhiều thì cũng nhiều mà nói là ít thì cũng ít”. Với những trải nghiệm của mình khi tiếp xúc với các học giả nước ngoài, ông Dũng mong muốn đổi mới “cần biến tất cả những gì rất phức tạp hiện nay đang dạy cho các em thành những thứ rất đơn giản, để các em có thời gian học về nhân cách, về những thứ khác mà các em quan tâm và thích thú”.
Dự kiến dự thảo nghị quyết và đề án được Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp tháng 5 này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương chuẩn bị lại để đảm bảo chất lượng trình Quốc hội.
Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề. Dự luật này nhắm đến việc nâng cao chất lượng hệ thống trường dạy nghề, góp phần phân luồng trong giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng chừng ấy cũng chưa đủ để thay đổi tình trạng “đại học hóa”, “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở VN hiện nay mà còn cần nhiều chính sách, cơ chế cũng như thay đổi quan niệm xã hội.
LÊ KIÊN
* Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Các đồng chí toàn dùng khẩu hiệu... Các đồng chí mới nói được là chương trình, sách giáo khoa phải đổi mới. Nói vậy thì đúng rồi. Nhưng vấn đề là đổi mới thế nào, phải thế nào để đáp ứng mục tiêu đó thì tôi không thấy rõ”.

* Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước: “Quốc hội nếu ban hành nghị quyết thế này thì chỉ trích yếu một phần nghị quyết của trung ương, vì nghị quyết trung ương đã khá toàn diện. Vậy trong này cái gì là cái mới? Từ năm 2000 đến nay tranh luận rất nhiều về sách giáo khoa, về chương trình. Vậy đến nay kết luận được những gì, đột phá là những gì? Tôi thấy hoang mang”.

* Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: “Loay hoay từ năm 2000 đến giờ, cứ nói đổi mới nhưng không biết đi đến đâu rồi. Tôi đề nghị với đề án này phải lấy ý kiến đông đảo chuyên gia và cần thiết thì lấy ý kiến nhân dân”.
* GS HOÀNG TỤY:

Tôi thật sự sốc

Tôi thật sự sốc khi nghe tin Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đến số tiền 34.000 tỉ đồng để thực hiện việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới sau năm 2015. Tôi hi vọng nghe nhầm con số, chứ 34.000 tỉ đồng là trên dưới 1,5 tỉ USD, một số tiền khổng lồ, vượt quá nghìn lần con số tôi có thể nghĩ tới.

Chỉ cần chi tiết từng khoản tiền dùng cho từng mục công việc cụ thể sẽ thấy ngay sự bất hợp lý ở đâu và đến mức nào. Cách đây mấy tháng báo Tuổi Trẻ đã đăng một kiến nghị của tôi về vấn đề biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới, nếu theo cách ấy thì tôi tin chỉ cần một khoản đầu tư vừa phải, mà chỉ có thế mới có thể đảm bảo chất lượng chắc chắn. Trong việc này cũng như nhiều việc khác, tiêu nhiều tiền mà không hợp lý thì càng bôi bác chứ chẳng ích lợi gì.

Một số tiền lớn đến vậy chỉ để biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới và các việc thực hiện nó thì thật không chỉ khó chấp nhận trong điều kiện kinh tế còn quá khó khăn của ta, mà ngay đến các nước giàu có trên thế giới cũng không ai tiêu xài vô lý như vậy. Trong khi tiền lương của thầy cô giáo còn chưa đủ sống thì cần hết sức cân nhắc mọi khoản tiêu pha hợp lý hơn mới có thể tranh thủ sự đồng thuận của xã hội.

* PGS VĂN NHƯ CƯƠNG:

Chỉ cần một phần nghìn là đủ

Tôi cho rằng kinh phí để biên soạn một bộ sách giáo khoa phổ thông có thể ước tính chỉ bằng 1/1.000 số tiền trên thôi. Nếu tôi được giao chủ biên viết sách giáo khoa một môn học, giả dụ môn toán của một lớp, tôi chi trả cho người biên soạn 1 triệu đồng/tiết thì số tiền chi trả cho cả cuốn sách khoảng 100 triệu đồng. Một lớp có khoảng 13 môn học (như hiện nay) thì số tiền chi trả cho biên soạn sách giáo khoa tất cả các môn của một lớp khoảng 1,3 tỉ đồng. Cứ cho là hiện nay có những yếu tố cần nâng kinh phí lên, vậy tôi cứ tạm tính kinh phí chi cho một bộ sách giáo khoa là 2,5-3 tỉ đồng, 12 bộ cần khoảng 34-36 tỉ đồng. Như vậy số tiền chi cho biên soạn sách giáo khoa của bậc phổ thông chỉ tốn khoảng 1/1.000 số tiền mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT công bố.

Nếu cộng thêm nữa những chi phí phát sinh do “yêu cầu cao hơn”, chi phí cho một bộ sách giáo khoa phổ thông làm tròn là 100 tỉ đồng thì con số này cũng chỉ bằng 3/1.000 số đã công bố. Tôi chỉ đưa ra con số này để tham khảo, suy nghĩ thôi. Vì có thể Bộ GD-ĐT sẽ giải thích trên 34.000 tỉ đồng không chỉ chi cho biên soạn sách giáo khoa mà còn chi tập huấn giáo viên, thẩm định chương trình - sách giáo khoa, nâng cấp cơ sở vật chất, tổ chức thí điểm...

VĨNH HÀ ghi

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

TỘI ÁC CỦA ĐÁM ĐÔNG


Đánh chết trộm chó: Tội ác của đám đông

'Khi đám đông muốn thế thiên hành đạo, thì đám đông cũng phải tuân theo lẽ công bằng. Như vậy thì mới là cách hành xử của con người có lương tri'.

Xét xử vụ trộm chó bị người dân đánh chết
Các bị cáo trong vụ đánh chết người trộm chó ở Quảng Trị trước tòa - Ảnh: Nguyễn Phúc
Một tên trộm chó dĩ nhiên đáng ghét nhưng cũng chưa phải là một kẻ gây ra tội lỗi đến mức phải lấy mạng mình ra đền để công lý thực thi báo oán. Nếu đó là một băng cướp giết người như ngóe thì có thể biện hộ cho việc đám đông xúm vào giết hắn. Nhưng khi hắn chỉ là một tên trộm chó, mà đám đông giết hắn thì đám đông đã hành xử trái với đạo trời. 
Chúng ta nên nhớ rằng, việc hành xử bất luận theo phương cách gì cũng cần phải lấy sự công bằng của trời đất làm căn bản. Người ta không giết người, không chặt tay ai để cướp của, thì đám đông nhân danh cái gì để đoạt mạng người ta? Khi đám đông muốn “thế thiên hành đạo”, thì đám đông phải cũng phải tuân theo lẽ công bằng! Như vậy thì mới là cách hành xử của con người có lương tri! 
Vào thời xa xưa khi chưa có pháp luật, chưa có tòa án, loài người còn ăn lông ở lỗ thì người ta xử bằng nguyên tắc “công bằng cơ học”. Nếu phạm nhân giết đứa trẻ thì đám đông giết chết phạm nhân, nhưng phạm nhân chỉ làm gãy tay đứa trẻ thì đám đông chỉ bẻ gãy tay phạm nhân mà thôi. Dần dần loài người văn minh hơn, có luật lệ, người ta xử theo các điều luật, nhưng vẫn luôn tuân theo nguyên tắc công bằng. 
Đó là chuyện thời xưa. Còn chuyện thời nay, giữa thế kỷ 21, cả một đám đông cuồng nộ giết chết một người chỉ phạm tội trộm chó, rồi thì hàng loạt ý kiến của nhiều người khác đang tỉnh táo lại bênh vực cho hành động này. Tôi cho rằng đây là điều cần báo động về mặt lương tri. 
Chúng ta cần nhớ rằng những bộ luật hà khắc nhất trong lịch sử cũng không xử tử hình bằng cách ném đá, đánh đấm cho đến chết với phạm nhân ăn trộm. Vậy mà chúng ta, những người mang danh là văn minh, là nhân từ, lại đi “xử” tử hình những tên trộm chó bằng các “cách thức trung cổ”! Như vậy có phải chúng ta tàn ác hơn người xưa không? Có phải chúng ta là những người tàn ác nhất thế giới hay không? 
Đây chính là sự băng hoại về mặt lương tri của một nhóm cộng đồng người Việt chúng ta. 
Cướp bia, cướp tiền của người bị nạn, đánh chết kẻ trộm chó. Rồi thì khi pháp luật xử lý, cả một nhóm cộng đồng gửi đơn thư làm áp lực lên chính quyền. Và nhiều người khác ủng hộ. 
Vấn đề không chỉ gói gọn trong năm bảy chục lá đơn, mà là cái tính ác trong con người Việt vốn nhân từ và bao dung đang trỗi dậy ngày một kinh khủng. Không chỉ sự nhân từ, lòng bao dung đội nón ra đi, đến ngay cả lẽ công bằng của đạo trời đất cũng không còn nữa!
Trần Đình Thu (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

XƯỚNG HỌA TRÊN TRANG BẠN

Với Vân Thủy Xichlo Dap.Vũ Song.Dieu Nguyen Thanh.Lê Hiếu. Hương Huong Nguyen.Lan Hường. Xuân Nï Võ.. Ngoc Le. Nguyễn Kháng.

GHEN
Chẳng lẽ ngày nào cũng đón đưa
Còn yêu người đó nói đâu thừa
Nghe hoài đã bảo không ưa nhé
Thấy mãi mà khuyên chẳng chịu chừa
Giận đấy coi chừng răng sẽ rụng
Thôi nè hổng thích giả đò thưa
Tình xưa nghĩa cũ còn không hả ?
Chấm dứt luôn à nhớ rõ chưa

Dieu Nguyen Thanh
GHEN VỢ
Lỡ hẹn thấy buồn chẳng muốn đưa
Vì sao phải bận chút duyên thừa
Em còn dang díu người xưa đó
Anh sẽ hờn ghen quánh chẳng chừa
Lúc nổi tam bành lôi mái tóc
Khi lồng cơn giận đét mông thưa
Từ nay phải dứt tình năm cũ
Mấy chưởng ra đòn biết sợ chưa?

Minh Hau Nguyen
Hỏng lẽ cái gì cũng phải đưa
Tra tra hỏi hỏi, nói thêm thừa
Quan tâm thì cố chăm sóc nhé
Cự mãi mà Cưng hỏng chịu chừa !

Tơ tình mỏng mảnh bung hoài đứt
Chỉ thắm mong manh chớ dệt thưa
Giải thích cho nhiều đâm cãi lộn
Lần này là đủ, Cưng nhớ chưa ! .

Hoang Chieu
ĐƯỜNG CÙNG

Viêm màng thủng túi lấy gì đưa
Biết móc đâu ra hỏi cũng thừa
Lương bốn năm đồng nan đủ kiệm
Thưởng vài ba cọc khó khôn chừa
Còn tiền còn bạc ngoan ghê nhỉ
Đã túng đã nghèo cóc dạ thưa
Hết gạo thôi liều thân đánh đĩ
Danh thì ba vạn bán ai mua ?

Bảo Như
Họa nhé, Hường xưa!
GHEN THIỆT!
Lời nói thiệt lòng không đón đưa.
Yêu không ghen á! Nói hơi thừa.
Ghen mà không ghét ... Thiệt, tuy hiếm!
Không hận dù buồn ... Khổ, chẳng chừa!
"PHU XƯỚNG PHỤ TÙY", Khổng Tử viết!
"Vợ chồng bình đẳng", em xin thưa!
Tình xưa nghĩa cũ riêng người giữ ...
Bền vững nơi mình ... Hì! Chắc chưa?
BN 01-3-2014

Huong Huong Nguyen
GIẬN
Hào hoa chau chuốt mắt đong đưa
Đẹp gớm quần zean áo bó nà
Dạ rũ khóc buồn rồi luỵ đã
Lòng ghen hờn giận bởi yêu cha
Mong sao thắng lại đừng hoang nữa
Ước nguyện hồi tâm với vợ nhà
Bẩy thiếp năm thê sớm viếng tổ
Nhất phu nhất phụ thọ nghe chưa
HH, ~~~~~

Hằng Nghiêm
CƯA CẨM
Cô mình đã có kẻ nào chưa
Khuya lắm rồi và phố vắng thưa
Xe bus mà chờ e chẳng có
Tắc xi nếu gọi cũng bằng thừa
Cô em đừng đợi ưng lòng nhé
Tôi sẽ đưa về đã hiểu chưa
Suốt kiếp bên cô như vệ sĩ
Chân thành làm kẻ đón và đưa

Xichlo Dap
CHÁN
Thôi thì chớ đón cũng đừng đưa
Nói mãi rồi ra lại đổ thừa
Tánh cũ lăng nhăng lời hẹn hứa
Tâm tà lắc lẻo tật không chừa
Mười hôm hết chín sai tròn bữa
Sáu đận thì năm nhủ nhắn thưa
Nghĩ chuyện nơi đâu dành chất chứa
Đôi ngày lặn mất chán hay chưa

Thang Duong
OK! Mình chia tay :)))
Một kiếp nhân sinh - thoi vụt đưa
Vấn vương chi nữa mảnh duyên thừa
Giăng câu khắp chốn khuyên không bỏ
Thả lưới muôn nơi nhắc chẳng chừa
Tình mới vơ thêm nghe lại đến
Duyên xưa chẳng bớt gọi là thưa
Nhắn người bắt cá hai tay ấy

Nguyen Trungkien
DỖI

Đâu còn,những buổi được Anh đưa
Ước chỉ vậy thôi !cũng đã thừa
Lời hứa hôm nào ,đâu có nhớ
Câu thề lúc đó , cũng không chừa
Suốt ngày vui vẻ mời lên mạng
Cả tối buồn rầu, gọi chẳng thưa !
Có lẽ chúng mình không hợp nữa
Em về nhà Mẹ , đã chừa chưa ?
Xôi hỏng bỏng không đã biết chưa?

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

TỶ PHÚ ĐÔ-LA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

TuanVietNam ››

Việt Nam có tỉ phú đô-la: Vui hay buồn?

Xuất thân từ tỉnh nghèo Hà Tĩnh, và đi học ngành địa chất không liên quan gì tới kinh doanh, con đường của ông Vượng từ mỳ tôm tới bất động sản là chất liệu của giấc mơ mới của người Việt.
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu?
Đầu tháng 3 vừa rồi, báo chí đăng tin ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vingroup, tiếp tục được tạp chí quốc tế Forbes "vinh danh" trong danh sách tỉ phú đô-la toàn cầu của mình.
Năm ngoái, ông Vượng, lần đầu tiên, và là người Việt duy nhất, lọt vào danh sách này, và năm nay, ông vẫn vững vàng bảo vệ vị trí của mình, tuy rằng chỉ khiêm nhường nằm trong nhóm phần ba cuối bảng của 1645 người giàu có nhất hành tinh này.
Chữ "vinh danh" mà báo chí dùng, cũng như các comment trên mạng về "người con ưu tú" làm "rạng danh đất nước" cho thấy có một niềm tự hào không nhỏ của người Việt về việc này. Có thể hiểu được lý do của niềm tự hào này. Nhiều người hẳn vẫn còn bị ám ảnh bởi khẩu hiệu "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" của những năm '80 bao cấp của thế kỷ trước. Trong khi theo đuổi một viễn tưởng về một xã hội bình đẳng, thoả mãn mọi ham muốn và nhu cầu của con người, trên thực tế người ta đã tạo ra một xã hội mà trong đó, giáo sư, nông dân, bác sĩ, công nhân, và nghệ sĩ đều nghèo như nhau.
Xuất thân từ tỉnh nghèo Hà Tĩnh, và đi học ngành địa chất không liên quan gì tới kinh doanh, con đường của ông Vượng từ mỳ tôm tới bất động sản là chất liệu của giấc mơ mới của người Việt, một minh chứng là người ta đã được phép giầu và có thể giầu. Sau nhiều năm xấu hổ vì bị coi là nghèo, hèn và kém cỏi, làm lòng tự trọng bị xây xước nghiêm trọng, người ta muốn tìm những dấu hiệu để an ủi cho bản thân về giá trị của mình: một cúp vô địch bóng đá khu vực (đã có), một hoa hậu tầm quốc tế (chưa có), hay một tỉ phú đô-la (cuối cùng thì cũng có).
Nhưng chúng ta hãy tự hỏi thực ra có gì để tự hào trong chuyện này? Trung Quốc có tới 152 tỉ phú, xếp thứ hai trong danh sách về con số tuyệt đối, chỉ sau Mỹ. Nga cũng đóng góp 111 tỉ phú, một tỉ lệ trên đầu người cao hơn nhiều nước Tây Âu phát triển khác. Có thực sự hai quốc gia này là những nước trọng người tài, có thượng tôn pháp luật, hệ thống quản trị quốc gia minh bạch và sạch sẽ, tức là những nền tảng cơ bản để người dân có thể làm giầu một cách chính đáng? Nigeria có 4 tỉ phú, Ai cập có 8, Kazahkstan có 5. Đây là những mô hình chúng ta muốn noi theo? Liệu số lượng tỉ phú có thể làm thước đo thành công cho sự phát triển của một quốc gia?
Tôi không nghĩ vậy.
tỷ phú, Phạm Nhật Vượng, phân hóa giàu nghèo
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên bìa tạp chí Forbes Việt Nam, Ảnh: Forbes
Tài sản 85 cá nhân bằng một nửa dân số toàn cầu
Nếu có một điều mà câu chuyện tỉ phú này có thể nói với chúng ta thì đó là ngày nay sự phân hoá giầu nghèo ở nhiều quốc gia đã lên tới mức bất an. Nhưng trước khi đi tiếp, chúng ta hãy dừng lại một chút để chuẩn bị tinh thần. 1 tỉ là một con số trừu tượng, có thể hình dung ra nó như thế nào? Người ta có thể làm gì với 1 tỉ đô-la?
Thu nhập trung bình của người Việt hiện nay là gần 2 000 USD một năm. Nhưng ta không lấy con số này, mà hãy lấy hẳn một người ở thành phố lớn, được học hành, đào tạo tốt, và có thu nhập cao gấp 10 lần mức trung bình của toàn quốc, tức là 20 000 USD một năm (mức này đã bằng tới hai phần ba mức thu nhập trung bình của người Mỹ).
Cứ cho là con người giỏi giang và may mắn này có thể tiết kiệm được toàn bộ số tiền này, mà không phải tiêu xài gì cả. Vậy anh ta sẽ phải làm việc trong bao nhiêu năm để tích luỹ được 1 tỉ USD? Câu trả lời là 50 000 năm. Hay là hơn 1 200 thế hệ, nếu mỗi thế hệ có 40 năm để lao động.
Đây là một ví dụ nữa, sau khi bạn đã phục hồi khỏi cơn choáng. Hình dung ra một khách sạn xa xỉ, chúng ta vẫn nghĩ tới mức giá vài trăm đô-la một đêm. Ít người biết rằng ở những nơi như Burj Al Arab, khách sạn có hình cánh buồm ở Dubai, thu nhập 20 000 USD mỗi năm của người nói trên chỉ đủ để trả tiền phòng cho một đêm. Thế còn với 1 tỉ USD, bạn có thể ngủ bao nhiêu đêm ở đây? 144 năm và mấy tháng lẻ.
Chênh lệch giầu nghèo đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Trên thực tế, trong nhóm những quốc gia có chênh lệch khủng khiếp nhất có đủ các loại: giầu như Mỹ, thu nhập trung bình như Brazil, hay khốn khổ như Zimbabwe.
Ở Mỹ, năm 2011, gần một nửa dân số không có tài sản gì cả (tức là họ có mức nợ cao hơn sở hữu của cải của mình), trong khi đó, 1% những người giàu nhất sở hữu trên 35% tổng tài sản của quốc gia này. Ở Việt Nam, nếu lấy số liệu của công ty Wealth-X / UBS làm cơ sở thì năm ngoái, 195 người siêu giàu ("siêu giầu" được công ty này định nghĩa là có trên 30 triệu USD) sở hữu tổng cộng 20 tỷ USD, bằng hơn nửa GDP của toàn bộ TP Hồ Chí Minh, và bằng 12% tổng sản lượng quốc gia.
Đầu năm nay, Oxfam, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo và phát triển của Anh, công bố một con số gây sốc: 85 cá nhân giầu nhất thế giới, nghĩa là một nhóm người vừa đủ nhét vừa vào trong một xe bus hai tầng, có tài sản bằng một nửa dân số toàn cầu.
Cũng theo Oxfam, riêng phần gia tăng của cải trong năm qua của 100 tỉ phú giầu nhất thế giới đã đủ để xoá xổ sự nghèo đói trên toàn bộ hành tinh này tới bốn lần.
Trước tình hình này, "Báo cáo rủi ro toàn cầu" của Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos năm 2013 đã đưa bất bình đẳng trong thu nhập vào danh sách những rủi ro toàn cầu nguy cấp nhất.
Theo một khảo sát của Gallup, hai phần ba người dân Mỹ bất bình về tình trạng phân bổ của cải hiện nay ở nước họ. Trong một diễn văn đầu năm nay, tổng thống Obama cho rằng chênh lệch thu nhập còn đe doạ nền kinh tế Mỹ hơn cả vấn đề thâm hụt ngân sách. Mùa hè năm ngoái, "The Guardian", một tờ báo lớn của Anh, tổ chức một toạ đàm trực tuyến với các chuyên gia hàng đầu và chạy tít "Liệu chúng ta có nên tìm cách xoá bỏ giầu có quá mức, thay vì xoá bỏ nghèo đói cùng cực?"
Nhưng vì sao giàu có quá mức (khái niệm tiếng Anh được dùng hiện nay là "extreme wealth"), kể cả khi nó được tạo ra một cách hợp pháp, lại trở thành mối nguy trong con mắt của những nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế quốc tế? Xã hội sẽ phải trả giá gì cho mức phân hoá giàu nghèo cực đoan?
Phần hai của bài sẽ đề cập tới vấn đề này.
Tỷ phú phải chăng dây thép gai dẫn điện quanh dinh thự, và thuê hàng đại đội vệ sĩ đưa con đi học, thì lúc đó đêm đêm ngủ trên cái giường, dẫu 6 tỉ hay 60 tỉ, liệu có sung sướng?
Đặng Hoàng Giang
(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

NGẨN NGƠ

Sáng nay ngủ dậy vào phây
Thấy có bạn mới bên Tây bên Tàu
Xin tag hình ảnh đã nhàu
Lại có bạn mới một bầu thơ rơi

Mưa rơi ngàn hạt xuống đời

Ngàn hạt nhắn gửi một trời thương Vân
Mưa về hoa bướm lên cân
Tim ngây thơ lắm thể nào cũng rung

Anh ơi chớ nên ngại ngùng
Lại đây em hỏi có cùng giấc mơ
Tim em lẫn trốn trong thơ
Hỏi anh đã biết ngẩn ngơ chưa nào?


Hoa Hồng Vân

Cảm ơn anh Thanh Dạ Nguyễn đã kết bạn facebook với em.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

CƯỜI CHÚT CHO ĐỠ MỆT ĐẦU

Loa! Loa! Loa! Loa! Ai chua lay chong luu y!!!

Em sinh ra số long đong
Cho nên đã lay 5 chong vẫn zin
Gap anh Tuyen giao đầu tiên
Noi nghe hay qua em lien yeu ngay

Anh xem tai lieu suot ngay
Thao thao bat tuyet, tra bai thi khog
Nem em quyet dinh bo chong

Theo anh Ke hoach vua hồng vừa chuyen

Anh vach ra nhung uu tien
Nhu la mui nhon dat len hang đầu
Còn lam thi chẳng thấy đâu
Để em vò vỡ đêm thâu đợi chờ

Bỏ an em lai bơ vơ
Lan sau gap duoc nha tho lay lung
Đọc tho ma thấy rưng rưng
Thiet tha cay dang em mung biet bao

The la hai dua lay nhau
Gan anh em thay mot mau gio trang
Tho thi duoc, "ấy" thi không
Cho nen em lai bo chong thu bs

Co anh can bo dieu tra
Yeu em say dam thiet tha man nong
Nen em chap nhan lam chong
Keo gan nhau mai thay long van vuong

Lay ve anh giữ hiện trường
Để nguyen nhu the tien duong dieu tra
Buc minh em quyet di xa
Chia tay anh ay keo ma kho than

The rôi vao dip đầu xuân
Gap anh to chuc den gan noi yeu
Biet minh song gio da nhieu
Bon lan tan vo nay lieu lay anh

Tuong rang guong vo lai lanh
Ai ngo to chuc cac anh ngâm hoài
Ngâm rày roi lai ngâm mai
Còn xin y kien, chờ hoai chan chê

Tức minh em bỏ em về
Thôi thi ở vậy mơt bề cho yên
Ngờ đâu còn mot phep tien
Gap anh tai xế a lien doi yeu

Một liều 37 cung lieu
Lay luon kẻo để tuoi nh thi gay
Hoa ra em lai gap may
Anh tài hoat dong hang say, deu deu

Voi anh noi it lam nhieu
Nhấn ga đúng lúc đáng yêu vô cung
The la em da thoa lòng
Khong con mang tieng nhieu lan van zin!!!!


(Suu tam)

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

CHÁY LỚN TẠI CHỢ PHỐ HIẾN

Cháy lớn tại chợ Phố Hiến

Rạng sáng 20/3, đám cháy tại chợ Phố Hiến (Hưng Yên) vẫn chưa được dập tắt. Lửa thiêu rụi hai tầng chợ nơi có hàng trăm kios hàng hóa.



Ông Nguyễn Văn Hùng một trong số những người đầu tiên phát hiện ra vụ cháy cho biết, khoảng 21h, ông đi tập thể dục ngang qua chợ thì thấy mùi khét phát từ tầng 1, nơi tập trung của các kios bán quần áo.



Không lâu sau, lửa bốc cao kèm một vài tiếng nổ nhỏ và lan lên tầng 2. Ông Hùng lập tức gọi cứu hỏa. 




Hàng nghìn người dân và chủ hàng có mặt tại hiện trường để theo dõi công tác chữa cháy của lực lượng chức năng.


Lúc đầu, khoảng 4-5 xe tham gia chữa cháy. Sau đó, gần 20 xe của địa phương và các tỉnh lân cận được huy động.




Rạng sáng 20/3 ngọn lửa vẫn chưa được khống chế.



Khói đen bốc cao khắp các gian hàng cùng khu vực nhà dân lân cận.



Nhiều tiểu thương khóc ngất khi biết kios của mình bị lửa thiêu rụi.


Anh Tuấn, một tiểu thương có sạp hàng trong chợ cho biết, khu chợ này hoạt động từ tháng 12 năm trước chủ yếu phục vụ dịp Tết. Mỗi gian hàng rộng khoảng hơn 10 m2, và có số hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng. 




Được xây mới và hoạt động từ đầu tháng 12/2013, chợ Phố Hiến có diện tích 4.800 m2 với 2 tầng kiên cố. Các mặt hàng được bán chủ yếu là vải sợi, băng đĩa, quần áo, mũ nón...

Bá Đô - Tuấn Nguyễn - Ánh Tuyết

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG THPT MẠC-ĐĨNH-CHI NAM-SÁCH HẢI-DƯƠNG

NGÀY TRUYỀN THỐNG LẦN THỨ NHẤT CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MẠC-ĐĨNH-CHI NAM-SÁCH HẢI-DƯƠNG 
Hôm nay ngày 8/3/2014 tức 8/2/GIÁP NGỌ, cũng là ngày kỷ niệm lần thứ 668 ngày mất của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (cụ mất ngày 10/2/AL), trường THPT MẠC-ĐĨNH-CHI HẢI-DƯƠNG,vinh dự được mang tên người từ 1982 đã long trọng làm lễ tưởng niệm Cụ Mạc và lấy ngày này làm NGÀY TRUYỀN THỐNG của trường . Chương trình có những phần chính như sau :
·        Văn nghệ chào mừng
·        Dâng hương và đọc văn tế
·        Diễn văn Chào mừng ngày truyền thống
·        Các đại biểu tặng hoa & phát biểu chào mừng
·        Liên hoan tiệc đứng cho 1000 CNGVCNV & HS
Sau đây là vài hình ảnh về buổi lễ này
CỰU LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG & CÁC QUAN KHÁCH


CÁC GIÁO VIÊN ĐƯƠNG NHIỆM

ĐIỆU MÚA DƯỚI MƯA XUÂN

GIÁO CHỨC & QUAN KHÁCH & CÁC THẾ HỆ HS CHUẨN BỊ DÂNG HƯƠNG TƯỢNG ĐÀI CỤ MẠC






HT TIỀN NHIỆM NÓI VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỤ MẠC ĐĨNH CHI

HT CŨ & HỘI TRƯỞNG PHHS CŨ

LIÊN HOAN MỪNG NGÀY TRUYỀN THỐNG


CHỤP ẢNH LƯU NIỆM